【kq europa】HSBC: Biến đổi khí hậu đe dọa ngành du lịch ven biển
HSBC: Biến đổi khí hậu đe dọa ngành du lịch ven biển
Nước biển dâng cao,ếnđổikhíhậuđedọangànhdulịchvenbiểkq europa nhiệt độ tăng đột biến... là những yếu tố thử thách mức độ trụ vững của ngành du lịch ven biển.
Du lịch ven biển đang phải đối mặt với một tương lai khó khăn khi các tác động khí hậu, bao gồm nước biển dâng cao, thử thách mức độ trụ vững của ngành này. Kết luận này được đưa ra trong báo cáo “ESG Summer Series - Kỳ nghỉ nóng nực: Ngành du lịchtrong bối cảnh khí hậu biến đổi” mới công bố của Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC.
Quá nóng để đi du lịch
Đóng góp gần 6% cho GDP toàn cầu và tạo việc làm cho gần 290 triệu người trong năm 2021 (theo Hội đồng Du lịch & Lữ hành Thế giới), nhưng ngành du lịch và lữ hành đang phải đối mặt với vô số thách thức đến từ nhiệt độ cực đoan.
Những đợt nắng nóng không ngừng gây ra những rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm mất nước và say nắng, khiến khách du lịch không thể ra ngoài khám phá, cản trở các hoạt động sôi động thường thấy của ngành.
Các nền kinh tế nhỏ và kém phồn vinh hơn có thể phải vật lộn để đối phó với nhu cầu làm mát ngày càng tăng khi khách du lịch tìm cách trốn khỏi mức nhiệt độ nóng như thiêu như đốt. Nhu cầu ngày càng cao đối với các khu vực gắn điều hòa cũng có khả năng khiến mức tiêu thụ năng lượng tăng mạnh, tạo áp lực cho lưới điện địa phương và tăng lượng phát thải.
Thời tiết oi ả đang ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch của người dân. Tháng trước, Ủy ban Du lịch châu Âu (ETC) đã có báo cáo về sự sụt giảm dự định đi du lịch ở châu Âu so với những năm trước. Ngoài ra, mức độ phổ biến của các điểm đến ở Địa Trung Hải đã giảm 10% so với năm ngoái. Các điểm đến như Bulgaria và Đan Mạch đang ngày càng trở nên phổ biến do nền nhiệt ôn hòa hơn.
Mặc dù không có bằng chứng chắc chắn về cách khách du lịch phản ứng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhưng nhiều điểm du lịch nổi tiếng có thể sẽ mất đi sức hấp dẫn, tạo cơ hội tỏa sáng cho một số điểm đến ít được biết đến hơn. Sự thay đổi trong tâm lý của khách du lịch có thể sẽ có tác động đáng kể đến các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thu nhập từ du lịch.
Du lịch ven biển đối mặt với mối đe dọa tiềm tàng
Phát thải gia tăng và biến đổi khí hậu tạo thêm những thách thức khác đối với ngành du lịch bên cạnh các vấn đề về nền nhiệt tăng trước mắt. Trong đó, tác động đối với các khu du lịch ven biển là một điển hình. Các bãi biển luôn là điểm đến du lịch quan trọng, chiếm gần 50% lượng khách du lịch toàn cầu. Tuy nhiên, du lịch ven biển đang phải đối mặt với một mối đe dọa tiềm tàng do biến đổi khí hậu.
Ngành này vốn là xương sống đối với một số nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới, nhưng cũng là những nơi dễ bị ảnh hưởng nhất trước biến đổi khí hậu. Trong khi các hiện tượng thời tiết cực đoan, chẳng hạn như lốc xoáy và lũ lụt, đã gây ra những rủi ro tức thì, thì mực nước biển dâng cao và quá trình axit hóa đại dương cũng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo. Ngoài ra, các tác động thứ cấp, chẳng hạn như mức độ dồi dào của nước và và sự lây lan của dịch bệnh, cũng ngày càng dấy lên quan ngại trong các cộng đồng ven biển cũng như khách du lịch.
Từ những khu nghỉ mát ven biển đẹp hút hồn đến những thị trấn bên bờ biển long lanh như tranh vẽ, nhiều điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng chẳng hạn như Maldives có nguy cơ bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao. Nguy cơ này đang ngày càng trở nên rõ ràng - năm 2019, Indonesia đã công bố kế hoạch di dời thủ đô khỏi Jakarta để đối phó với mối đe dọa do mực nước biển dâng cao.
Theo NASA, mực nước biển toàn cầu đã tăng 98,5mm kể từ năm 1993. Hơn nữa, tốc độ trung bình đang tăng nhanh, tăng gấp ba lần từ 1,3mm/năm trong giai đoạn 1901 đến 1971 lên 3,7mm/năm trong giai đoạn 2006 đến 2018. Trong khi mức độ dâng cao của mực nước biển phụ thuộc vào lượng khí thải và sự hấp thụ nhiệt của các đại dương, 1 tỷ người có thể bị ảnh hưởng vào năm 2050.
Báo cáo HSBC cho biết: “Đến năm 2100, các sự kiện cực đoan liên quan đến mực nước biển trước đây mỗi thế kỷ chỉ xảy ra một lần giờ đây có thể xuất hiện ít nhất mỗi năm một lần tại nhiều vùng biển. Ngay cả khi đi theo lộ trình phát thải CO2 thấp, trung bình thế giới vẫn có khả năng mất đi 53% bãi biển có cát. Điều này sẽ kéo theo sự sụt giảm 30% số phòng khách sạn và 38% doanh thu du lịch vào năm 2100”.
Biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu càng trở nên quan trọng
Đại dịch Covid-19đã cho thấy ngành du lịch dễ bị ảnh hưởng đến nhường nào. Các quốc gia kém phát triển phụ thuộc nhiều vào du lịch đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể, bao gồm cả tình trạng bất ổn xã hội khi lượng khách du lịch giảm đi do tác động của khí hậu nóng lên.
Các biện pháp thích ứng, các công cụ dự báo và cảnh báo sớm được cải thiện cũng như quản lý rủi ro thiên tai sẽ đóng vai trò quan trọng trong cách ngành du lịch ứng phó với những rủi ro trong tương lai. Cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như kè chắn sóng và kết cấu đê chắn sóng, và khu vực bảo tồn các hệ thống tự nhiên như rừng ngập mặn, là những biện pháp bảo vệ bờ biển quan trọng.
Các chiến lược về nơi ở, như nâng nền nhà ở và cơ sở hạ tầng chính yếu có thể giúp giảm tác động của lũ lụt. Một số khu vực đã và đang áp dụng các biện pháp dựa vào hệ sinh thái để ứng phó với biến đổi khí hậu. Các rạn san hô nhân tạo ngày càng được sử dụng nhiều hơn để hỗ trợ phục hồi rạn san hô ở các quốc gia như Antigua và Grenada. Tại Vanuatu, các doanh nghiệp du lịch đã tham gia thành lập các khu bảo tồn biển để giải quyết các rủi ro liên quan đến khí hậu…
“Khi tác động của biến đổi khí hậu tiếp tục gia tăng, các biện pháp thích ứng sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong việc bảo vệ các khu vực dễ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng cần phải thừa nhận sự bền vững lâu dài phụ thuộc vào cách tiếp cận trên diện rộng, kết hợp các chiến lược thích ứng với nỗ lực toàn cầu nhằm giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính”, báo cáo nhấn mạnh.
- ·Nắng nóng: Sử dụng điều hòa ô tô sao cho tiết kiệm năng lượng
- ·Cuốn sách của Tổng Bí thư là cẩm nang về đấu tranh phòng chống tham nhũng
- ·Hơn 1.400 tỷ đồng nạo vét luồng Cái Mép
- ·Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- ·WHO cảnh báo thuốc giả tràn ngập thị trường các nước đang phát triển vì Covid
- ·Điều chưa từng có tiền lệ khi Quân đội Việt Nam cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ
- ·Giám đốc trung tâm đăng kiểm 'ngã ngựa' từng quả quyết luôn ‘đúng quy định’
- ·Nguyên nhân tiểu thương và nhân viên quản lý chợ ở Bình Phước hắt cá vào nhau
- ·Sun Group sẽ xây dựng bệnh viện dã chiến thứ ba tại Hải Dương
- ·Tham mưu Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật
- ·Việt Nam đứng đầu thế giới về kiếm tiền từ video YouTube xấu độc
- ·Đề nghị phạt nguội xe máy vượt đèn đỏ, đi ngược chiều
- ·Phó giám đốc đăng kiểm: 'Anh em bị khởi tố đi làm trong trạng thái căng thẳng'
- ·Trưởng phòng công chứng bị người đàn ông đá vào mặt: Tôi bị hành hung nhiều lần
- ·Thủ tướng yêu cầu nước sạch cung cấp cho người dân phải có chất lượng tốt nhất
- ·Tài xế xe 16 chỗ vi phạm nồng độ cồn, cảnh sát dùng ô tô đặc chủng đưa khách về
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 3 lần mức kịch khung, vật ngã CSGT
- ·Tướng quân đội kể về quyết định 'cân não' khi cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ
- ·Đơn giản, bốn mùa sông vẫn chảy
- ·Cung Việt Xô thành trung tâm tiệc cưới: Không làm dịch vụ lấy đâu tiền trả lương