【kết quả nữ bayern munich】Hàng Việt Nam đối mặt với 249 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại
Chủ động trong phòng vệ thương mại để giữ lợi thế xuất khẩu Nhiều nhóm hàng xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra,àngViệtNamđốimặtvớivụviệcđiềutraphòngvệthươngmạkết quả nữ bayern munich áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Cảnh báo sớm giảm rủi ro trong phòng vệ thương mại |
24 thị trường đã điều tra phòng vệ thương mại với hàng hóa từ Việt Nam. Ảnh: ST |
Sự gia tăng về lượng và quy mô đã tạo ra sức ép cạnh tranh
Bộ Công Thương thông tin, tính đến hết tháng 4/2024, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 249 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) từ 24 thị trường.
Các mặt hàng bị điều tra tương đối đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, như tủ gỗ, gỗ dán, pin năng lượng mặt trời, tôm, cá tra-basa, máy xịt rửa áp lực cao… đến các mặt hàng có kim ngạch nhỏ hơn như đệm mút, máy cắt cỏ, giấy bọc thuốc lá, hạt nhựa EPS, mật ong...
Ngoài ra, cơ quan điều tra nước ngoài cũng thường xuyên rà soát các vụ việc PVTM với quy trình và các yêu cầu điều tra có mức độ phức tạp tương tự các vụ việc điều tra mới.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các nước gia tăng điều tra PVTM đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây, Bộ Công Thương lý giải, Việt Nam vẫn tiếp tục tận dụng hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do để mở rộng và gia tăng quy mô xuất khẩu hàng hóa. Sự gia tăng về lượng và quy mô này đã tạo ra sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa sản xuất nội địa của nước nhập khẩu. Do đó, các nước nhập khẩu nhận được nhiều yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp PVTM để bảo vệ sản xuất nội địa.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam đã và đang tái cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp. Hàng hóa Việt Nam đã thâm nhập được vào nhiều thị trường đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm.
Hơn nữa, Việt Nam đã dần phát triển nhằm tự chủ một số nền công nghiệp nền tảng để giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài. Do đó, vô hình trung hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua được các hàng rào kỹ thuật và biện pháp PVTM trở thành một trong số ít các công cụ còn lại mà nước nhập khẩu có thể sử dụng với mục đích hạn chế nhập khẩu.
Ngoài ra, việc tham gia vào các chuỗi cung ứng khu vực khiến Việt Nam trở thành quốc gia thường xuyên bị điều tra chung với một số nước khác như: Trung Quốc, Indonesia… là các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn, thường xuyên bị điều tra PVTM hoặc bị nghi ngờ chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh thuế PVTM đối với các nước này.
Trong năm 2023, Việt Nam phải ứng phó với nhiều vụ việc chống lẩn tránh thuế đến từ Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ; đặc biệt EU đã tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế với thép của Việt Nam sau một thời gian dài không tiến hành các vụ việc trực tiếp nhằm vào Việt Nam.
Gia tăng cảnh báo sớm
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng cho rằng, một số nước có xu hướng lạm dụng biện pháp PVTM để bảo hộ ngành sản xuất trong nước quá mức cần thiết. Trong khi đó nhận thức của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong lĩnh vực PVTM còn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực có hạn; vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong các vụ điều tra PVTM còn mờ nhạt, chưa phát huy được sức mạnh tập thể của doanh nghiệp.
Trước bối cảnh đó, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục gia tăng các hoạt động cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra PVTM để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch xử lý; trao đổi kịp thời với hiệp hội, doanh nghiệp để cung cấp thông tin cập nhật giúp doanh nghiệp nắm được diễn biến vụ việc. Đồng thời tư vấn pháp lý, quy trình thủ tục điều tra, quy định/thông lệ điều tra của nước khởi kiện và đưa ra các khuyến nghị, định hướng xử lý cụ thể cho doanh nghiệp...
Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý các vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài đã đem lại những kết quả tích cực, nhiều vụ việc Việt Nam thành công trong việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá hay Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu.
(责任编辑:World Cup)
- ·Dấu ấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt với công cuộc khai hóa vùng Đồng Tháp Mười
- ·Plan issued to implement NA resolution on joining UN peacekeeping operations
- ·Quan tâm chăm sóc sức khỏe cán bộ Tỉnh ủy quản lý
- ·Huyện Châu Thành: Kiểm tra công tác phòng, chống dịch trong trường học
- ·'Cùng nhau đón Tết'
- ·Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang chính thức hoạt động từ ngày 15
- ·Chăn nuôi heo, gà trên nền đệm lót sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường
- ·Cách ly tập trung một người về từ Trung Quốc chưa qua khai báo y tế ở cửa khẩu
- ·Thân hình em gầy gò gánh cái bụng to quá khổ…
- ·Huyện Vị Thủy: Trang bị nhiệt kế điện tử cho tất cả trường học
- ·Cám cảnh 2 cụ già 90 tuổi nuôi đứa cháu mồ côi
- ·VN stands ready to engage with ASEAN members on Myanmar situation: Spokesperson
- ·40 học sinh tham gia “Trại hè trải nghiệm và sáng tạo”
- ·Hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 10
- ·Thạnh Hóa bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và lâu dài
- ·Số người nhiễm HIV chuyển sang AIDS là 1.016 trường hợp
- ·WHO mong muốn các nước phải hành động nhanh để kiểm soát Covid
- ·Cây xanh trường học phải thêm xanh
- ·Kết hôn với con gái của chị họ được không?
- ·Khẩn trương ứng dụng các mô hình đào tạo hiệu quả, phù hợp