【soi cau 247 .net】Bộ Công Thương nói gì về nhập khẩu xăng dầu giá rẻ từ Malaysia?
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Để giảm giá xăng dầu phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp | |
Bình ổn giá xăng dầu,ộCôngThươngnóigìvềnhậpkhẩuxăngdầugiárẻtừsoi cau 247 .net quyết liệt đẩy nhanh cổ phần hóa | |
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh, tối đa vượt 31.500 đồng/lít |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Theo thông tin được nhiều cơ quan báo chí đăng tải, ngày 2/6, tại hội thảo “Xúc tiến xuất khẩu với thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức, ông Trần Việt Thái, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Malaysia cho biết: Thương vụ Việt Nam tại Malaysia sẵn sàng hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp Việt nhập khẩu xăng dầu của Malaysia để ổn định thị trường trong nước.
Theo ông Thái, giá xăng tại Việt Nam đã là 31.573 đồng/lít, trong khi xăng RON 95 tại Malaysia được Chính phủ hỗ trợ giá cho người dân là 13.000 đồng/lít.
Về vấn đề này, đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết: trong cơ cấu giá xăng hiện nay của Việt Nam, các loại thuế, phí chiếm khoảng 30-32% (tương đương 10.000-11.000 đồng/lít). Như vậy, nếu không có thuế phí thì giá xăng của Việt Nam sẽ khoảng 20.000 đồng/lít (tương đương 0,86 USD/lít).
Malaysia là nước sản xuất xăng dầu lớn và xuất khẩu xăng dầu. Tại Malaysia, Nhà nước không đánh các loại thuế đối với xăng dầu tiêu thụ trong nước, đồng thời Chính phủ có chính sách trợ giá đối với xăng dầu tiêu thụ trong nước cho người dân.
Hiện nay, Chính phủ Malaysia đang trợ giá 1,65 RM tương đương 0,4 USD cho mỗi lít xăng RON95 và 1,85 RM tương đương 0,45 USD cho mỗi lít dầu diesel.
Như vậy, nếu không được Chính phủ trợ giá, giá xăng dầu của Malaysia sẽ tương đương giá xăng dầu tại Việt Nam nếu Việt Nam không đánh các loại thuế (nếu không được trợ giá và vẫn không áp các loại thuế, giá xăng RON95 tại Malaysia hiện sẽ là 0,87 USD/lít, trong khi giá tại Việt Nam nếu bỏ các loại thuế phí là khoảng 0,86 USD/lít).
Chính sách trợ giá của Malaysia chỉ áp dụng cho người bản địa, ngay cả người nước ngoài tại Malaysia cũng phải mua xăng không được trợ giá nên xăng dầu xuất khẩu của Malaysia cũng được bán theo giá thị trường chung của khu vực.
“Chẳng hạn, tại Singapore, nước xuất khẩu xăng dầu lớn tại khu vực châu Á, giá xăng dầu cũng đang ở mức khá cao. Giá xăng RON95 của Singapore hiện ở mức 2,315 USD/lít (tương đương khoảng 54.000 đồng/lít)”, đại diện Vụ Thị trường trong nước nói.
Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp vẫn nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Malaysia với mức giá tương đương như nhập khẩu từ các thị trường châu Á như Singapore.
Hiện, Bộ Công Thương đang đề nghị Đại sứ Việt Nam tại Malaysia có thông tin báo cáo giải trình rõ thêm về những nội dung đã phát ngôn trên báo chí.
Xung quanh câu chuyện giá xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội cho biết: tăng giá xăng dầu làm tăng chi phí sản xuất, gây ảnh hưởng, thậm chí có thể làm đổ vỡ chương trình phục hồi kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất cao cho nên hàng hóa làm ra chủ yếu xuất khẩu. Nếu ép giá đầu vào thì giá thành sản phẩm không phản ánh đúng giá trị, vô hình trung gây ảnh hưởng tới nền kinh tế đất nước.
Bên cạnh đó, Việt Nam là đối tác thương mại của rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, nếu ép giá đầu vào quá thấp có thể ảnh hưởng đến góc độ phòng vệ thương mại khi một số thị trường có chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp…
Mặt khác, khi giá xăng dầu trong nước thấp hơn giá thế giới sẽ xảy ra buôn lậu xăng dầu qua biên giới, do đó phải cân nhắc và tính toán rất kỹ.
“Vì vậy, một mặt Việt Nam vẫn phải cố gắng dùng các công cụ kể cả thuế, phí, quỹ bình ổn, kiểm tra, kiểm soát thị trường để giảm giá xăng dầu. Trong trường hợp giá xăng dầu tăng quá cao, cần dùng chính sách an sinh xã hội hỗ trợ cho người dân, nhất là những đối tượng yếu thế”, ông Nguyễn Hồng Diên nói.
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội): nếu can thiệp bằng những biện pháp hành chính hoặc biện pháp trợ cấp để ép giá xăng dầu xuống thấp, Việt Nam hoàn toàn có thể rơi vào trạng thái kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp. Tuy nhiên, nếu dùng các biện pháp thị trường một cách sòng phẳng để giá xăng dầu xuống thấp thì không có cơ sở nào để các nước kiện Việt Nam về vấn đề này.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- ·Không nên vội phán xét, 'tấn công' Hồ Văn Cường
- ·Bia Đức làm từ nước thải: sáng kiến độc đáo kết hợp khoa học và truyền thống
- ·Đề nghị xử lý nghiêm vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- ·Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- ·Tổng thống Pháp thăm chính thức Đức sau 24 năm
- ·Đầu tư nguồn lực thúc đẩy tiêu thụ tro xỉ, bảo vệ môi trường
- ·Còn 3 tỉnh bao phủ mũi 2 vắc
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·3 công ty sẽ IPO tại HNX
- ·Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
- ·Lợi ích lớn khi thanh toán không dùng tiền mặt cùng Petrolimex
- ·Khả Ngân 'hỏi cưới' Thanh Sơn trong hậu trường phim '11 tháng 5 ngày'
- ·Cuộc sống ‘Ảnh hậu’ Lý Tiểu Lộ sau scandal ngoại tình, bị showbiz tẩy chay
- ·Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
- ·Ukraine ký hiệp ước an ninh với Bỉ, nhận hàng loạt vũ khí hiện đại
- ·Số người thiệt mạng ở vụ lũ lụt lịch sử ở miền Nam Brazil tăng lên 136
- ·Tăng ứng dụng CNTT để phục vụ người nộp thuế tốt hơn
- ·Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng
- ·Mỹ thừa nhận Nga đã có bước tiến đáng kể ở khu vực Kharkov