【gimcheon sangmu vs】Doanh nghiệp đối mặt với rủi ro kép khi chuyển đổi xanh, chuyển đổi số
Chuyển đổi số,ệpđốimặtvớirủiroképkhichuyểnđổixanhchuyểnđổisốgimcheon sangmu vs chuyển đổi xanh- nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Giải pháp chuyển đổi số thành công cho doanh nghiệp ngành gỗ |
Các chuyên gia chia sẻ tại diễn đàn |
Đó là nội dung đáng chú ý được nêu ra tại Diễn đàn Hội nhập Kinh tế Quốc tế TPHCM năm 2024 (IEIF) với chủ đề “Thúc đẩy các mô hình kinh tế mới hướng tới phát triển bền vững” do Viện Nghiên cứu Phát triển, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Quốc tế TPHCM phối hợp với Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) tổ chức ngày 16/8.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Lâm Ngọc Tuấn, Giám đốc HTX Tuấn Ngọc cho biết, HTX đang áp dụng nhiều giải pháp nhằm tiết kiệm điện, nước, phân bón và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư các công nghệ xanh, HTX cũng gặp khó khăn về chi phí đầu tư ban đầu rất cao, phải thường xuyên bảo trì bảo dưỡng các thiết bị công nghệ; bên cạnh đó là vấn đề trang bị kiến thức và kỹ năng kiểm soát công nghệ cho nông dân và cán bộ HTX.
Trong khi đó, các chính sách vay vốn ưu đãi và gói hỗ trợ tài chính từ chính phủ và tổ chức phi chính phủ vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các HTX. Theo ông Tuấn, thị trường tiêu thụ nông sản xanh trong nước cũng chưa phát triển mạnh, nhu cầu chưa ổn định cũng khiến HTX khó duy trì và phát triển sản xuất.
Từ góc độ chuyên gia về pháp lý, LS. Nguyễn Trung Nam, Luật sư Thành viên Cao cấp Công ty Luật TNHH Dentons Luật Việt, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế VIAC chỉ ra rằng, sự quan tâm sâu sắc của cả cộng đồng đối với vấn đề phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay dẫn đến nhiều thay đổi đáng kể trong các quy định có liên quan.
Điển hình như trong bối cảnh bùng nổ của nền kinh tế số, các doanh nghiệp có nguy cơ đối mặt với nhiều rủi ro về vấn đề chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ và bảo mật dữ liệu. Trong khi đó, chuyển đổi xanh đặt nặng vào những cam kết tuân thủ về tiêu chuẩn môi trường, yếu tố xanh, lao động... Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với cả hai loại rủi ro khi chuyển đổi đồng thời cả xanh - số và nguy cơ leo thang thành nhiều tranh chấp phức tạp.
Về mặt lý thuyết, theo PGS, TS Bùi Quang Tuấn, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, mô hình tăng trưởng dựa vào tài nguyên, đất đai và lao động giá rẻ là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng. Ngược lại, mô hình tăng trưởng dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, năng suất chất lượng, hiệu quả, chuyển đổi số, đảm bảo phát triển bền vững và bao trùm là mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.
Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng hiện nay của Việt Nam chưa xanh và không đóng góp nhiều cho phát triển bền vững. Kinh tế xanh còn đang ở dạng tiềm năng và thể chế tuy có được cải thiện nhưng còn nhiều điểm nghẽn, thiếu đột phá.
Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển cũng chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập đang ảnh hưởng tới mục tiêu chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tại TPHCM.
Theo đó, thời gian qua, TPHCM đã ban hành nhiều chương trình, đề án liên quan để triển khai các mô hình kinh tế mới để phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn,… hướng tới chuyển đổi “xanh” và “số”. TPHCM còn có Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển, mở ra nhiều cơ hội và động lực cho hành trình chuyển đổi kép.
Nhưng để đảm bảo tốc độ và hiệu quả trong quá trình chuyển đổi, vẫn một số hạn chế và bất cập cần được nhìn nhận và giải quyết như: chính sách còn thiếu cụ thể và chưa đồng bộ, cơ chế thực thi chưa hiệu quả, còn chồng chéo, thiếu nhất quán; nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu hụt, thiếu kỹ năng số, kỹ năng quản lý và kỹ năng chuyên môn sâu.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin và hạ tầng năng lượng, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển các mô hình kinh tế mới; nhận thức của một bộ phận người dân và doanh nghiệp về các mô hình kinh tế mới còn hạn chế, chưa thực sự sẵn sàng thay đổi và thích ứng…
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Nguyên nhân rụng tóc quá nhiều và cách khắc phục
- ·Bộ Xây dựng: Kiểm điểm người đứng đầu nếu để chậm tiến độ, giải ngân vốn ODA
- ·Sáng 22/9 Hà Nội có 1 ca Covid
- ·Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- ·Mỹ trì hoãn cấp phép vắc xin Covid
- ·Đổi mới thể chế là động lực nền móng cho tăng trưởng kinh tế
- ·Hàn Quốc sẽ kiểm tra cơ sở chế biến tôm của Việt Nam
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·Cụ ông liệt nửa người, từng tiên lượng tử vong khỏi Covid
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·CPTPP “mở toang” cơ hội xuất khẩu dệt may vào Australia
- ·Quảng Ninh xuất hiện 7 ca nhiễm Covid
- ·Tác động lên não của Covid
- ·Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
- ·Hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
- ·Cách đo chỉ số SpO2 cho trẻ mắc Covid
- ·Trẻ em béo phì, bệnh nền tiêm vắc xin Covid
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Phân bổ thêm cho TP.HCM gần 1,1 triệu liều vắc xin AstraZeneca và Pfizer