会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bd net】Hỗ trợ pháp lý để doanh nghiệp hết mù mờ!

【bd net】Hỗ trợ pháp lý để doanh nghiệp hết mù mờ

时间:2024-12-24 00:26:36 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:947次

ho tro phap ly de doanh nghiep het mu mo

Hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa để DN nâng cao sức cạnh tranh (ảnh minh họa). Ảnh: ST

Mù mờ về kiến thức pháp luật

Quy tắc tối thiểu đối với một luật sư khi soạn thảo hợp đồng là thẩm quyền của người ký hợp đồng nhưng với phần lớn DN điều này không được biết đến cho đến khi DN gặp phải sự cố. Chuyện kể của đại diện một công ty rằng, trước khi hiểu ra nguyên nhân của việc vỡ hợp đồng, giám đốc của DN này vẫn ký hợp đồng cùng đối tác với chữ ký của phó giám đốc mà không được ủy quyền.

Khi giao thương không còn suôn sẻ, đối tác đã chạy nợ, DN mới được luật sư tư vấn cho biết rằng, chữ ký của phó giám đốc công ty đối tác không có giá trị pháp lý bởi người đại diện pháp luật là giám đốc và chỉ khi phó giám đốc có giấy ủy quyền thì hợp đồng mới có giá trị. Qua sự việc này, DN cũng hiểu thêm một thông tin quan trọng nữa là trong nhiều trường hợp, chủ tịch hội đồng quản trị mới là người đại diện pháp luật chứ không phải mặc định giám đốc hay tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam Lê Văn Anh, từ khi thực hiện theo Luật DN 2005, số lượng DN tăng nhanh nhưng chất lượng hoạt động lại không tinh, sức cạnh tranh kém.

Thực trạng này là do DN được thành lập từ nhiều nguồn khác nhau như hộ gia đình, chủ trang trại, thương nhân thu gom hàng… nên hầu như trình độ quản lý và kiến thức pháp luật của chủ DN hạn chế. “Trong khi yếu tố con người là quan trọng và Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế, các thiết chế thương mại đa phương mà nhiều DN vẫn làm ăn chụp giật, không am hiểu pháp luật trong quá trình kinh doanh sẽ gây nên những hậu quả khôn lường” - ông Lê Văn Anh cho biết.

Rõ ràng là những DN vừa và nhỏ trong khu vực kinh tế tư nhân cần có nhiều hiểu biết hơn về chính sách pháp luật và cần được cập nhật thường xuyên các văn bản quy phạm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặc biệt là cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương như ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, công văn hướng dẫn của các sở ban ngành.

Ở góc độ của một người vừa làm công tác nghiên cứu vừa trực tiếp tham gia vào các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý cho DN, TS. Phan Thị Thanh Thủy, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng nhận định, bên cạnh nguyên nhân khách quan là sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước còn hạn chế thì một bộ phận không nhỏ DN chưa quan tâm và đầu tư đúng mức về tầm quan trọng của thông tin pháp lý.

TS. Phan Thị Thanh Thủy ví dụ một DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng có những sáng kiến mẫu mã mới về sản phẩm mà không đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ bị ăn cắp kiểu dáng, thương hiệu. Cảnh báo DN về vấn đề này, PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, quy định của hiệp định này cho phép DN ở bất cứ thành viên nào thuộc TPP có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu đối với sản phẩm và có hiệu lực ngay.

Do đó nguy cơ mất sản phẩm cho mình sáng chế ra là khá lớn đối với DN Việt Nam khi mà DN vẫn giữ cách làm việc như hiện nay.

Chủ DN phải học pháp luật kinh doanh?

Để nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của DN, các chuyên gia luật và kinh tế khuyến nghị các ủy ban nhân dân tỉnh và sở Tư pháp cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho DN đến từng cấp từng ngành. Các cơ quan Nhà nước phải xác định việc hỗ trợ pháp lý cho DN là một trong những nhiệm vụ tuy khó khăn nhưng phải làm thường xuyên, liên tục, lâu dài và đạt hiệu quả.

Cụ thể, cần nâng cao vai trò, chất lượng tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho DN của các văn phòng tư vấn, tiến hành rà soát văn bản, lập danh mục và kiến nghị sửa đổi các luật, nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan đến DN không còn phù hợp hoặc chống chéo để có kế hoạch sửa đổi, bổ sung, thay thế. Tuy nhiên, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật, đối với các DN vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm, kịp thời theo đúng các quy định của pháp luật.

Đứng ở góc độ quy định từ văn bản pháp luật, ông Lê Anh Văn cho rằng đã đến lúc cần phải quy định về điều kiện để trở thành giám đốc hoặc người đại diện theo pháp luật của DN, người thành lập DN phải được đào tạo một khóa bồi dưỡng về quản trị DN hoặc pháp luật về DN.

Ông Lê Anh Văn khẳng định, việc này không phải là cản trở quyền tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức mà là để DN tham gia kinh doanh với một nền tảng không còn mù mờ về kiến thức quản trị DN. Vị chuyên gia về hỗ trợ pháp lý cho DN còn ví von, khi tham gia giao thông, người chủ phương tiện phải thi đạt chứng chỉ nhất định, huống hồ chủ DN lại là người điều khiển một tập thể, tổ chức mà lại mù mờ về quản trị, pháp luật kinh doanh.

Do đó, ông Lê Anh Văn đề nghị tổng kết lại quá trình bồi dưỡng nguồn nhân lực của DN trong thời gian qua và trong bối cảnh yêu cầu hội nhập đã đến lúc quy định những người tham gia vào đội ngũ doanh nhân Việt Nam về văn hóa kinh doanh và kiến thức quản trị điều hành DN.

An Tư

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Cận cảnh lô hàng 10 tấn ngà voi và vẩy tê tê tuồn về Việt Nam tiêu thụ
  • Truyền thông quốc tế: Xe điện VinFast khác biệt với pin sạc siêu nhanh
  • 6 thói quen giữ nội thất ô tô luôn sạch
  • Dân chơi Đà Lạt độ xế cổ Chevrolet Impala 'nhún nhảy'
  • Năm 2020, khởi nghiệp sáng tạo có thêm nhiều động lực để phát triển mạnh mẽ
  • Ôtô giá dưới 550 triệu đồng phục vụ gia đình, chọn xe nào?
  • Bên trong nghĩa địa xe hơi lớn nhất thế giới
  • Lượng ô tô nhập khẩu duy trì ở mức cao
推荐内容
  • Sắp diễn ra Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam
  • Thêm 5 ô tô giảm giá cao nhất hơn 150 triệu cuối tháng 8
  • Honda SH 350i và những đối thủ 300cc ở phân khúc dưới 150 triệu đồng
  • Thất bại thảm hại của hãng xe Mỹ với động cơ tăng áp đầu tiên
  • Tin áp thấp nhiệt đới mới nhất sáng 12/8: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sắp có mưa cực lớn
  • Gara đóng cửa vì dịch, xe hỏng biết mang đi sửa ở đâu?