【nhận định west ham vs】Những điểm đến du xuân kỳ thú mùa lễ hội
Các điểm đến đi lễ đầu năm
Chùa Hương,ữngđiểmđếnduxuânkỳthúmùalễhộnhận định west ham vs chùa Bái Đính, Yên Tử, chùa Hương... là những điểm đến tâm linh hấp dẫn cho du khách mỗi khi đi thăm quan thắng cảnh, lễ phật cầu may không chỉ dịp đầu năm mà còn suốt các thời điểm trong năm.
* Khu di tích danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thương Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc, đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068 m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt.
Yên Tử - một điểm đến hấp dẫn của du khách đầu xuân. Ảnh: M H
Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng âm lịch và kéo dài đến cuối tháng 3 âm lịch. Sau phần nghi lễ long trọng của lễ hội tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với chùa Đồng ở trên đỉnh núi. Du khách đến hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. Thú vui "như hội" là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Ðồng.
* Côn Sơn và Kiếp Bạc - Là hai tích lịch sử nổi tiếng của huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa Côn Sơn tọa lạc trên xã Cộng Hòa, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng- Kỳ Lân cách Hà Nội khoảng 70km. Chùa là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm thời Trần được trùng tu mở rộng năm 1304 và được Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp vào hạng quốc gia.
Còn đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo là nơi thờ phụng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Cái tên Kiếp Bạc là ghép từ tên của hai vùng Vạn Yên(làng Kiếp) và Dược Sơn(làng Bạc). Vị trí của đền rất đặc biệt là nằm gần Lục Đầu Giang là nơi hội tụ của sáu con sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính của con sông Thái Bình. Đền cách Hà Nội khoảng 80km theo quốc lộ số 1 đến Bắc Ninh rẽ sang đường quốc lộ số 18 và cách chùa Côn Sơn khoảng 5km.
Từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hằng năm, ở Kiếp Bạc có diễn ra hội đền Kiếp Bạc (còn gọi là hội Tháng Tám Kiếp Bạc). Lễ hội là để tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. ào những ngày đầu tháng cho đến cuối tháng giêng hằng năm, chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc đã đón rất nhiều khách phương xa đến đây thăm viếng, tham gia lễ hội cúng chùa đền.
* Đền Trần - Nằm trên địa bàn xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc, thành phố Nam Định, đền Trần là nơi thờ 14 vị vua đời Trần. Những ngày đầu năm mới, khách thập phương kéo về đền Trần rất đông với mong muốn cầu xin một năm mới an lành, con cái học hành thành đạt.
Đền Gióng luôn được du khách quan tâm và chọn là điểm đến du xuân. Ảnh: M. H
Với người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận, đầu năm đi lễ đền Trần đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa của không ít gia đình. Vào đền thắp nhang cầu xin cho gia đình một năm mới bình an, con cái học hành tấn tới.
Từ mùng 1 đến 15 (Âm lịch), khách thập phương kéo về đền Trần rất đông. Lễ Khai ấn chính thức bắt đầu vào giờ tý (23g) đêm 14 tháng giêng Âm lịch, nhưng người dân không chỉ đợi đến đúng thời khắc đó mới đến đền Trần.
* Chùa Bái Đính - một quần thể chùa nằm trên núi Bái Đính ở Gia Viễn - Ninh Bình. Chùa với nhiều kỷ lục được xác lập bởi Trung tâm kỷ lục Việt Nam như: Khu chùa rộng nhất Việt Nam; Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á; hai quả chuông lớn nhất Đông Nam Á; chùa có nhiều tượng La Hán lớn nhất Việt Nam; Khu chùa có giếng lớn nhất Việt Nam...
Với kiến trúc hoành tráng, đồ sộ, mang đậm bản sắc truyền thống, nơi đây đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của Ninh Bình. Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 Tết, khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3.
* Đền Bà Chúa Kho - Trên vùng quê Kinh Bắc cổ kính và văn hiến có không ít những đền thờ thần mẫu linh thiêng, huyền diệu, một trong số đó là đền thờ Bà Chúa Kho ở làng Cô Mễ - một làng ven chân núi kho, nằm bên bờ sông Cầu thuộc địa phận thị xã Bắc Ninh.
Đền Bà Chúa Kho không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị mà còn là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách thập phương có mong muốn mang một chút tài lộc đầu năm về cho gia đình và người thân. Vì vậy hàng năm cứ từ mồng 10 tháng Giêng âm lịch trở ra, khách thập phương lại lũ lượt đổ về đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh để cầu tài cầu lộc, quan trọng nhất là vay tiền Bà Chúa Kho, mong cho một năm mới công việc xuôi thuận, phát tài.
* Chùa Hương - Khai hội từ mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch, lễ hội chùa Hương là lễ hội lớn nhất và diễn ra dài nhất trong năm, được tổ chức tại khu danh thắng Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chùa Hương là một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp vừa thiên nhiên, vừa nhân tạo bao gồm núi, đồi, hang, động, suối rừng, chùa tháp...
Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.
* Đền Gióng (Sóc Sơn) - Nằm trên địa bàn huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội 35km về phía Bắc, khu di tích đền Gióng dưới chân núi Vệ Linh là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được Bộ VHTT xếp hạng từ năm 1962. Nơi đây tương truyền còn in đậm dấu vó ngựa sắt của vị anh hùng Thánh Gióng, nhân vật đầy tính huyền thoại tượng trưng cho tinh thần quật cường chống ngoại xâm của dân tộc.
Hội Gióng Sóc Sơn được tổ chức hàng năm vào mồng 6 tháng Giêng, là dịp để khách thập phương trẩy hội đầu năm, dâng hương tưởng nhớ thánh Gióng – vị anh hùng thần thoại.
* Đền Hùng - Mặc dù tới ngày 10/3 mới là ngày Giỗ tổ Hùng Vương, tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu của năm mới, như thường lệ hằng năm, du khách thập phương trên khắp mọi miền đất nước đã hành hương về "Đất Tổ", bái lễ, câu an cho cả năm ở Đền Hùng.
Năm 2013, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng viễn ra vào ngày 10/3 (Âm lịch) với qui mô và sắc thái khác những năm trước. Năm 2013 là năm lẻ, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng do Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Phú Thọ chủ trì tổ chức, có sự tham gia của 9 tỉnh: Lạng Sơn, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đắc Lắc, Bình Định, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Tiền Giang.
Theo kế hoạch số 315/KH-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ ban hành ngày 25/1/2013, phần lễ và phần hội được tổ chức trong 7 ngày, từ ngày 04 – 10/3 Âm lịch (tức từ ngày 13 – 19/4/2013).
Những điểm đến danh thắng hấp dẫn
* Chợ Viềng thuộc thôn Trung Thành, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định mở chính thức vào ngày mồng 8, nhưng ngay từ chiều ngày mồng 7 tháng Giêng đã có rất nhiều người ở khắp các địa phương mang hàng hóa về bày bán.
Chợ họp về đêm, giữa cảnh tranh tối tranh sáng nên người đi chợ phải đến từ xẩm tối, và ra về khi trời cũng đã nhọ mặt người. Du khách trảy hội chợ Viềng, không thể không bỏ qua ba việc quan trọng: đi lễ Đền Phủ Giầy, đền Trình…; mua một cây hoặc một món đồ bán tại chợ; mua đồ nông cụ và một miếng thịt bò do người dân địa phương chính tay giết mổ… để lấy phước về nhà.
Chợ Viềng xuân là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng, biểu thị nền kinh tế phồn thực của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Mỗi năm du khách thập phương tới đây ngày một đông hơn, mặc dù phiên chợ đã ít nhiều mang đôi chút tính chất thương mại nhưng ý nghĩa cầu may thì vẫn còn vẹn nguyên.
Trên Tây Bắc, mùa xuân này là mùa hoa đua nở, địa điểm lý tưởng cho du xuân. Ảnh: M. H
* Hội Lim - Không phải ngẫu nhiên người ta bảo Hội Lim (ở thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh) là lễ hội đặc sắc vùng Quan họ. Không biết bởi duyên trời hay tình người Quan họ đằm thắm mà giã bạn rồi, du khách thập phương cứ vương vấn mãi câu hát “Người ở đừng về”… Và vì thế, cứ 12, 13 tháng Giêng hàng năm, không hẹn mà gặp, người người nô nức kéo về vùng Lim trẩy hội.
Cũng như các lễ hội truyền thống khác, hội Lim cũng có những hoạt động nghi lễ trang nghiêm, thành kính nhằm tôn vinh công đức các vị thần như lễ rước, lễ tế hay các trò hội dân gian mua vui, thi tài. Sáng sớm ngày 13 là lễ rước kinh từ chùa Trũng tới chùa Hồng Ân, sau những nghi thức tế lễ, đoàn rước đón nước thiêng từ chùa Hồng Ân trở về chùa Trũng. Kết thúc lễ rước, vào lễ khai hội.
* Lên cao nguyên Bà Nà
Được nhiều người ví như Đà Lạt thứ 2, cao nguyên Bà Nà có quang cảnh kỳ vỹ và khí hậu trong lành. Với cái se lạnh rất giống không khí Đà Lạt hay khí trời châu Âu, Bà Nà sẽ là điểm đến khá thú vị - nơi du khách có thể tìm thấy những khoảnh khắc thảnh thơi yên bình cho tâm hồn. Du lịch Bà Nà dịp Tết Giáp Ngọ là một trong những lựa chọn hợp lý để mọi người có thể xua tan những căng thẳng, mệt mỏi và lo toan.
* Lộc xuân trên đất Bắc
Mang trong mình những nét đẹp rất riêng của bốn mùa thay đổi, ngoài mua thu quyến rũ làm say lòng người, Hà Nội vào xuân có nét duyên thầm rất riêng. Nét duyên ấy lan tỏa từ không khí Tết cổ truyền còn được giữ nguyên vẹn ở làng quê Bắc Bộ, những cánh đào đẹp nhẹ nhàng như thiếu nữ Hà thành xinh tươi đang trên đường đi hái lộc đầu năm… Một lần đến Hà Nội để trải nghiệm không khí Tết nơi phố cổ, hăng hái chen chân hái lộc trên đất Bắc sẽ là dịp mà mọi du khách đều có thể cảm nhận rõ những tinh túy trong văn hóa Tết của người Việt.
* Tây Bắc mùa xuân
Mùa xuân trên rẻo cao có lẽ là một trong những bức tranh đẹp khiến bao người phải say mê. Khí trời lành lạnh, những dải sương mờ tan dần trong nắng để lộ những rừng cây xanh mướt, đồi nương trập trùng điểm xuyết bởi hoa đào hoa ban trắng hay không khí rộn ràng của chợ xuân Tây Bắc đầy màu sắc… là những thước phim sống động và đáng để bạn thưởng ngoạn.
* Du xuân Đảo Ngọc
Phú Quốc hay Đảo Ngọc có lẽ không xa lạ gì với du khách bốn phương. Mùa xuân trên Đảo Ngọc là một mùa xuân đáng để tận hưởng, bởi thời tiết vào khoảng thời gian này là đẹp nhất trong năm. Cỏ cây xanh tươi, biển rất xanh và nắng vàng nhẹ cùng hải sản tươi ngon… sẽ là chuyến du xuân thú vị cho bạn và gia đình.
* Đà Lạt và Nha Trang khoe sắc
Đến với Nha Trang trong những ngày Tết chắc hẳn bạn sẽ được tận hưởng nét đẹp rất riêng và thú vị của thành phố biển hiền hòa. Nằm trong không gian xuân yên bình của những bãi biển xanh thẳm, những chợ hoa nhộn nhịp không xô bồ, là một thế giới giải trí tươi vui hiện đại với những người dân xứ biển nhiệt tình, phóng khoáng. Một lần đón tết Nha Trang để bạn tận hưởng nhịp sống vừa chậm rãi, nhộn nhịp, vừa nồng ấm chân tình khi đất trời biển đảo vào xuân.
Còn Đà Lạt bao giờ cũng như một nàng thiếu nữ xuân thì luôn tươi xinh. Nét tươi xinh ấy lại thêm rạng ngời mỗi độ xuân về. Trong hơi thở nồng nàn của phố núi, những làn sương mỏng sáng chiều, làn gió nhẹ mang lại chút se lạnh của vùng cao nguyên và chút nắng trải vàng trên hàng ngàn đóa hoa rực rỡ… sẽ làm ngưng đọng lại mọi lo toan của cuộc sống, để lại cho du khách khắp nơi một cảm giác bình yên lãng mạn đến khó tả.
* Về Châu Đốc
Qua một năm dẫu có thành công hay chưa đạt được những thành quả như bản thân mong muốn, dịp Tết Nguyên Đán về luôn là một cơ hội để mỗi người có thể sửa đổi và cầu mong những điều tốt đẹp hơn sẽ đến trong năm mới. Một chuyến du xuân về Châu Đốc để bạn có thể vừa thưởng ngoạn không khí xuân náo nức, vừa có thể cầu lộc đầu năm nơi miếu Bà Chúa Xứ linh thiêng ở chân núi Sam.
Nguyễn Nam
(责任编辑:World Cup)
- ·Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- ·Huyện Đầm Dơi cần nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với bảo vệ môi trường
- ·Sau thời gian đình trệ, xuất khẩu thuỷ sản sang Nga tăng đột biến
- ·Thanh tra Chính phủ 'soi' loạt doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, 2 nhà máy lọc dầu
- ·Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- ·Đừng trả giá rẻ mạt cho thực phẩm sạch đáng tiền của nông dân
- ·Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh tiến độ dự án, đảm bảo cấp điện ổn định
- ·Đầu tư ra nước ngoài: Doanh thu tăng mạnh, chuyển về nước 1,74 tỷ USD lợi nhuận
- ·Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
- ·EVN đảm bảo điện, phòng chống cháy nổ dịp Tết Nguyên đán
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·Tổng cục Thuế tiếp tục siết chặt quản lý thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản
- ·Đã thu nộp ngân sách trên 16.300 tỷ đồng nợ đọng thuế
- ·Cục Thuế Thừa Thiên Huế: 100% người nộp thuế sử dụng hóa đơn điện tử
- ·BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- ·Thu ngân sách của ngành Thuế tăng 13% trong 4 tháng đầu năm 2022
- ·Tiếp tục đôn đốc xử lý phế liệu tồn đọng, giải phóng mặt bằng kho, bãi, cảng
- ·Phát triển công nghiệp: Nhân lực là yếu tố then chốt
- ·Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- ·Mức tiêu thụ điện ngày nghỉ lễ 30/4