【union saint gilloise】Khách chi nửa triệu bạc mua đặc sản “tôm bò trên cây” ở Lạng Sơn
Ở Lạng Sơn,áchchinửatriệubạcmuađặcsảntômbòtrêncâyởLạngSơunion saint gilloise ngoài các đặc sản nổi tiếng như vịt quay, khâu nhục, bánh áp chao, phở chua,... còn có một món ăn dân dã “hiếm có khó tìm” mà nhiều thực khách sành ăn sẵn sàng chi cả triệu bạc để thưởng thức. Đó chính là tôm rừng.
Sở dĩ có tên gọi vậy vì tôm rừng có vẻ ngoài khá giống tôm nhưng chúng không sống ở dưới nước. Loài côn trùng này được tìm thấy nhiều ở các hốc đá, hang động hay trên những thân cây trong rừng sâu ở tỉnh Lạng Sơn. Tôm rừng có kích thước nhỏ, gần bằng ngón tay út người lớn với đôi chân dài tựa như con cào cào, toàn thân màu xám nhạt.
Tôm rừng theo tiếng của người Nùng là cùng đống. “Cùng” nghĩa là tôm và “đống” nghĩa là rừng (Ảnh: Hoang dã vùng cao). |
Tôm rừng là món ăn mang đậm hương vị núi non của người Tày, Nùng ở một số vùng sơn cước. Chúng được thực khách nhận xét là ngon, lạ miệng nhưng không phải ai cũng biết ăn (Ảnh: A.C). |
Theo người dân địa phương, tôm rừng có quanh năm nhưng xuất hiện nhiều và ngon nhất là vào mùa mưa rào tháng 6, tháng 7 âm lịch. Thời điểm này, bà con dân tộc lại lên núi trồng ngô và tranh thủ vào rừng “săn” tôm rừng và mật ong.
Anh Nông Phúc (sống ở Lạng Sơn) cho biết, muốn bắt được tôm rừng phải đi vào tận các khu rừng sâu heo hút, rậm rạp. Loài tôm này rất tinh, dễ dàng lẩn trốn nên việc săn bắt vô cùng khó khăn, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm.
“Chúng tôi phải dùng vợt chuyên dụng như vợt muỗi, thao tác cẩn trọng, tránh gây tiếng động làm tôm rừng bỏ chạy. Loài này di chuyển rất nhanh, nếu chúng bị dọa sẽ chạy thoát thân vào các hốc cây và không bò ra ngoài nữa. Lúc đấy, người thợ phải lấy cành cây luồn vào trong rồi nhẹ nhàng lùa, đuổi chúng ra. Một người luồn cành cây, một người đứng ngoài chờ sẵn, thấy tôm rừng thò ra là chộp ngay. Nếu ai không quen, không biết cách thì đi cả ngày có khi cũng chẳng bắt được con nào”, anh Phúc nói.
Tôm rừng rất khó đánh bắt, người bản địa phải dùng dụng cụ chuyên dụng, canh chừng ở các hốc cây, hang động,... (Ảnh: Hoang dã vùng cao). |
Tôm rừng sau khi bắt về được sơ chế sạch bằng cách cắt chân, bỏ đầu và rút ruột (Ảnh: Kim Thoa). |
“Trước đây, mỗi lần đi săn, chúng tôi cũng kiếm được cả chục cân tôm rừng, mang về bán cho các quán ăn, nhà hàng chuyên phục vụ đặc sản vùng cao. Tuy nhiên, tôm bây giờ cũng ít, người khai thác thì đông nên ngày nào năng suất nhất, tôi cũng chỉ bắt được khoảng 2-3kg. Không chỉ người trong tỉnh mà khách ở xa cũng thích đặc sản này. Có lúc, lượng tôm rừng khan hiếm, khách trả giá cao hơn, đặt hàng trước mà cũng chẳng thể mua”, anh Phúc chia sẻ thêm.
Người đàn ông này cũng cho hay, vì quá trình săn bắt tôm rừng rất vất vả, kỳ công nên chúng được bán với giá khá cao, khoảng 300.000 - 400.000 đồng/kg. Những con tôm rừng loại to, ngon được chọn lọc riêng và có giá đắt hơn, chừng nửa triệu đồng/kg.
Tôm rừng là món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách với mùi vị lạ miệng nhưng dễ gây dị ứng, không phải ai cũng có thể thưởng thức (Ảnh: Hoang dã vùng cao). |
Món ăn phổ biến nhất từ tôm rừng là rang với lá chanh, lá mắc mật, lá gừng và ăn kèm lá lốt. Các loại lá này giúp món ăn dậy mùi thơm và hương vị đậm đà, lạ miệng (Ảnh: Hằng Huỳnh). |
Tôm rừng sau khi bắt về thường được nhặt bỏ đầu, cắt bớt chân rồi rút ruột, rửa sạch. Món làm từ tôm rừng ngon nhất là rang với lá gừng, lá mắc mật và lá chanh, nêm nếm gia vị vừa ăn. Tuy nhiên, món này cũng kén người ăn, nếu không quen dễ bị dị ứng, mẩn ngứa,...
Một số thực khách từng có dịp thưởng thức tôm rừng nhận xét, món ăn này có vị thơm và giòn, xen chút bùi, béo ngậy. Đây không chỉ là món nhậu khoái khẩu của cánh mày râu mà còn được dùng để ăn kèm với cơm cũng rất ngon.
Từ món ăn “chống đói” của người bản địa, tôm rừng giờ trở thành đặc sản được thực khách gần xa tìm mua (Ảnh: Giáp Thuyết). |
Hiện tôm rừng chủ yếu được tìm thấy ở các vùng rừng sâu ở Lạng Sơn nên khá hiếm. Tuy nhiên, chúng khá lạ miệng, mang đặc trưng hương vị núi rừng vùng cao nên được nhiều người yêu thích và tìm mua.
Phan Đậu
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 9/2016
- ·90% người dùng sai chính tả: 'Cục súc' hay 'cục xúc'?
- ·Vị vua nào sét đánh không chết, cuối đời kết cục bi thảm?
- ·'Truân chuyên' hay 'truân truyên' mới đúng chính tả?
- ·Quyền nuôi con sau khi ly hôn
- ·Loạt trường ở Hà Nội bị 'tuýt còi' do tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu
- ·Khánh Hòa miễn học phí từ mầm non đến lớp 12
- ·Hoàng tử nào trong sử Việt đầu hàng giặc ngoại xâm, tham vọng chiếm ngôi vua?
- ·Đoàn Thanh niên Bộ TT&TT hiến máu vì “Trái tim thiện tâm” đợt 2
- ·Những kỷ vật cuối cùng của 8 trẻ mất trong trận lũ quét Làng Nủ
- ·Kiểm tra chuyên ngành như mớ rừng rậm không lối ra
- ·Điểm chuẩn đợt 2 ngành sư phạm cao chót vót, 9,5 điểm/môn vẫn trượt
- ·Vụ suất cơm giáo viên chỉ có 2 miếng chả: Thanh tra toàn diện trường Ánh Dương
- ·Câu đố của học sinh tiểu học khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia 'đứng hình'
- ·Cha bỏ, mẹ bán vé số phận con mong manh
- ·Ấn tượng Hội thi Tay nghề Dầu khí lần thứ VIII
- ·Thiết kế trường Victoria Nam Sài Gòn giành giải Kiến trúc Quốc tế ở Chicago, Mỹ
- ·Câu đố của học sinh tiểu học khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia 'đứng hình'
- ·Xin giúp bé gái 5 tháng tuổi cần 55 triệu đồng mổ tim gấp
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Dở chứng' hay 'giở chứng'?