【keo bd ngoai hang anh】Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% là thách thức lớn
GDP 6 tháng đầu năm ghi nhận mức tăng 3,ụctiêutăngtrưởngGDPlàtháchthứclớkeo bd ngoai hang anh72% |
Để hỗ trợ DN, thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ DN, người dân trong năm 2023. Ảnh: H.Anh |
GDP quý 2 gần “chạm đáy” 13 năm
Ngày 29/6, Tổng cục Thống kê công bố báo cáo kinh tế - xã hội 6 tháng năm 2023. Theo đó, tăng trưởng GDP quý 2/2023 ước tính tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,34% của quý 2/2020 trong giai đoạn 2011-2023, gần thấp nhất trong 13 năm qua. Tính chung 6 tháng, tăng trưởng GDP của nền kinh tế ước chỉ đạt 3,72%. Con số này chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023. Bên cạnh đó, hầu hết chỉ số kinh tế như kim ngạch xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, vốn đầu tư FDI cũng đều giảm.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng:
Các vấn đề tồn đọng, vướng mắc tiếp tục được tập trung tháo gỡ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản bước đầu chuyển biến tích cực, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy nhanh,… đã hỗ trợ tích cực, từng bước khơi thông dòng tiền cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức lớn của thế giới, khu vực đã tiếp tục ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, thu hút đầu tư,... trong nước. Đây là vấn đề chung của các quốc gia, các nền kinh tế đang phải đối mặt, không thể có chuyển biến rõ rệt ngay trong“một sớm, một chiều”, trong khi áp lực điều hành kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng trong nước tăng cao. Bên cạnh đó, khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp trong nước sau thời gian dài của dịch Covid-19 đã đến mức tới hạn. Do đó, cần có các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ hơn; phát huy kết quả đã đạt được, tranh thủ mọi nguồn lực, cơ hội, tận dụng thời gian để phục hồi kinh tế, thực hiện các giải pháp trong trung và dài hạn như tăng trưởng xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn... (Lược ghi phát biểu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 diễn ra ngày 03/6/2023) |
Cụ thể, khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh chung của kinh tế thế giới. Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước - là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023, đóng góp 0,15% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2023 ước đạt 29,3 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước và giảm 11,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chỉ đạt 164,45 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2023 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 13,43 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm sáng hiếm hoi của tình hình kinh tế Việt Nam đến từ khu vực dịch vụ. Các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh đã góp phần duy trì tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm 2023 tăng 6,33% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,18% và 4,53% của cùng kỳ các năm 2020 và năm 2021.
Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê nhận định, kinh tế Việt Nam chịu tác động bởi diễn biến không mấy sáng sủa của nền kinh tế toàn cầu. Theo đó, kinh tế thế giới trong 6 tháng đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, chiến sự Nga-Ukraine kéo dài. Lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, song Ngân hàng Trung ương của nhiều quốc gia vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt đã tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tiêu dùng. Bình diện chung, nhiều nền kinh tế lớn (trong đó có các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam) đã tăng trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái.
Các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng nhẹ so với dự báo từ đầu năm nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2022 từ 0,2 đến 1 điểm phần trăm. Tại khu vực Đông Nam Á, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng năm 2023 của Philipines là 6%, Indonesia 4,8%, Malaysia 4,7%, Thái Lan 3,3%, Singapore 2% và Việt Nam 6,5%. Tại Việt Nam, nhiều chuyên gia dự báo mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2023 được Quốc hội, Chính phủ đề ra hồi đầu năm sẽ là một mục tiêu khá khó khăn.
3 kịch bản tăng trưởng
TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định, chính sách hỗ trợ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là một trong những nền tảng rất tốt để giúp khôi phục lòng tin của thị trường, nhà đầu tư và tiêu dùng trong nước. Với sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô thì chúng ta mới có nền tảng khiến cho lòng tin của thị trường quay lại.
Yếu tố thứ hai là sự quyết liệt vào cuộc của các cơ quan bộ, ngành từ trung ương đến địa phương để giải quyết các vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp, trước hết là những vướng mắc và khó khăn về quy trình, thủ tục các điều kiện kinh doanh.
Yếu tố thứ ba đó là sự hỗ trợ kịp thời của nhà nước trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc, ví dụ liên quan đến việc tìm kiếm các thị trường, đơn hàng mới cũng như phục hồi tiêu dùng trong nước của chúng ta. Đây cũng là một cứu cánh trong ngắn hạn để giúp cho doanh nghiệp chống chịu và có thể thích ứng, quay trở lại phục hồi sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất.
Trên cơ sở những dự báo tình hình kinh tế, Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2023 đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng GDP trong năm 2023. Tại kịch bản cơ sở, ông Việt cho rằng, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ đạt 6%, chỉ số giá tiêu dùng (PCI) bình quân của năm khoảng 4%. Kịch bản này thấp hơn mục tiêu tăng trưởng GDP của Chính phủ 0,5%; nhiều khả năng xảy ra, trong điều kiện các yếu tố bên ngoài (xung đột Nga - Ukraine, sự suy giảm kinh tế với các đối tác thương mại lớn của Việt Nam) không gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế trong nước. Chính sách tài chính - tiền tệ được điều hành linh hoạt, phù hợp. Lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định.
Với kịch bản cao, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,5%, CPI bình quân của năm khoảng 4,2%. Theo VEPR, kịch bản này ít khả năng xảy ra, nhưng cũng có thể khi kinh tế thế giới diễn biến tích cực, sự mở cửa của Trung Quốc tạo cú hích quan trọng đối với kinh tế toàn cầu.
Cuối cùng, ở kịch bản thấp, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 chỉ đạt 5,5%, CPI bình quân của năm khoảng 3,5%. Kịch bản này cũng ít có khả năng xảy ra, trừ trường hợp diễn biến xung đột địa chính trị trên thế giới trở nên phức tạp hơn.
Phó Viện trưởng VEPR phân tích, cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam là các chính sách điều hành gần đây cho thấy quyết tâm thúc đẩy kinh tế trong nước. Nhiều ngành có điều kiện tăng cường xuất nhập khẩu trong bối cảnh Trung Quốc mở cửa trở lại. Làn sóng dịch chuyển chuỗi đầu tư, và FTA tiếp tục là động lực tăng trưởng thương mại.
Các giải pháp đồng bộ sẽ hỗ trợ phục hồi tăng trưởng
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, tăng trưởng của nền kinh tế đang đối mặt nhiều khó khăn trong bối cảnh nhu cầu thị trường chưa tăng, đơn hàng nước ngoài chưa có nhiều chuyển biến rõ nét do thế giới vẫn tồn tại nhiều yếu tố, rủi ro tiềm ẩn, khó dự báo. Thưa bà, mức chi tiêu dùng của người dân năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 suy giảm đã ảnh hưởng thế nào tới tăng trưởng kinh tế? Và Chính phủ cần có giải pháp gì để thúc đẩy tổng cầu và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới? Tiêu dùng của hộ gia đình 6 tháng đầu năm 2023 tăng khá chậm (2,68%) so với cùng kỳ năm 2022 do kinh tế trong nước gặp khó khăn khiến thu nhập của người dân giảm sút. Điều này cho thấy cầu nội địa đang khá yếu. Trong bối cảnh cầu thế giới suy giảm do hậu quả tác động kép của dịch bệnh và chiến tranh giữa Nga- Ukraine gây khó khăn cho sản xuất trong nước, cầu nội địa yếu sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Để thúc đẩy tổng cầu, Chính phủ cần phải sử dụng đồng thời một loạt các biện pháp kích cầu, kết hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Cùng với đó, Bộ Tài chính thực hiện giảm, miễn, giãn hoãn thuế́; giảm các loại phí như: thuế GTGT được giảm 2% đối với những nhóm hàng hóa dịch vụ áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10% và đang đề xuất tiếp tục kéo dài cho đến hết năm 2023. Chính sách này đối với người dân sẽ được hưởng lợi trực tiếp vì làm giảm chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân. Đối với doanh nghiệp, việc giảm thuế GTGT sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Việc giảm thuế GTGT có ba tác động lớn, không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP mà còn giúp giảm áp lực lạm phát và hỗ trợ chính sách tiền tệ bớt thắt chặt hơn. Ngoài chính sách giảm thuế GTGT, Chính phủ cũng thực hiện gia hạn nộp thuế GTGT, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023 (số tiền xem xét gia hạn khoảng 110 nghìn tỷ đồng) theo Nghị định số 12/2023/NĐ-CP và xem xét, ban hành trong thời gian sớm nhất. Với một loạt các giải pháp đồng bộ về chính sách tài khóa và tiền tệ̣, cầu nội địa sẽ được cải thiện đáng kể, góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nửa cuối năm 2023. Vậy theo bà, đâu là giải pháp giúp kinh tế Việt Nam vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm? Theo kịch bản tăng trưởng đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ/CP của Chính phủ, để đạt mục tiêu cả năm tăng trưởng 6,5% thì 6 tháng đầu năm cần phải đạt được mức tăng 6,2%. Tuy vậy, kết quả GDP cho thấy, kinh tế cả nước 6 tháng chỉ ước đạt 3,72%, không đạt mức tăng đề ra, chủ yếu do các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 0,37%; xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo như linh kiện điện tử, dệt may, da giày… sụt giảm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng cùng kỳ năm 2022 do thiếu hụt đơn hàng nước ngoài đối với các mặt hàng công nghiệp chế biến chế tạo để gia công, sản xuất tại Việt Nam. Tổng cục Thống kê sẽ tiếp tục cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế cho các quý tiếp theo, tuy nhiên để tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5% là thách thức lớn trong bối cảnh nhu cầu thị trường chưa tăng, đơn hàng nước ngoài chưa có nhiều chuyển biến rõ nét do thế giới vẫn tồn tại nhiều yếu tố, rủi ro tiềm ẩn, khó dự báo. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong việc quyết tâm tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế theo mục tiêu đã đề ra, một số động lực chính như: đầu tư công đang được đẩy mạnh nhằm giải phóng nguồn lực, tạo cơ hội cho sản xuất phát triển. Nhiều ngành sẽ có cơ hội hưởng lợi trực tiếp như xây dựng, giao thông vận tải tăng trưởng, ngành sản xuất vật liệu xây dựng... Bên cạnh đó, hoạt động du lịch tăng trưởng sẽ tạo cơ hội cho nhiều ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tại chỗ; nông nghiệp và thủy sản vẫn tiếp tục ổn định; nhiều sản phẩm nông sản đang vào mùa có khả năng xuất khẩu cao. Xuất khẩu hàng nông, thủy sản tăng trưởng tốt (kim ngạch xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm tăng 64,2%; hạt điều tăng 7,7%; gạo tăng 34,7%...). Theo kết quả điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dự báo quý 3/2023 khả quan hơn quý 2/2023 với 72,6% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 3/2023 so với quý 2/2023 tốt hơn và giữ ổn định (34,3% tốt hơn, 38,3% giữ ổn định); 27,4% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn hơn. Dự báo này khả quan hơn so với nhận định quý 2 so với quý 1 với 64,2% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 2/2023 so với quý 1/2023 tốt hơn và giữ ổn định (27,5% tốt hơn và 36,7% giữ ổn định); 35,8% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn hơn. Sự phục hồi của khu vực doanh nghiệp sẽ là động lực cho tăng trưởng các tháng cuối năm. Lạm phát trong nước được kiểm soát hiệu quả cũng là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng. Ngoài ra, tăng lương cơ sở mới kể từ tháng 7 cũng sẽ là nhân tố để kích thích nhu cầu tiêu dùng do tăng thu nhập, nâng cao mức độ thụ hưởng của người lao động. Cùng với đó, chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt tiếp tục hỗ trợ như giảm thuế, phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay để kích thích tăng trưởng, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh và kích cầu tiêu dùng. Để ổn định thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong các tháng tiếp theo, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế cần tích cực thực hiện các giải pháp quyết liệt và đồng bộ để thúc đẩy tăng trưởng, vượt qua khó khăn, cụ thể là: ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Đồng thời, tiếp tục bám sát tình hình kinh tế, tài chính quốc tế; theo dõi, đánh giá tác động tích cực tới khu vực sản xuất, từ đó có những điều chỉnh chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn nữa nếu cần thiết, để hỗ trợ khu vực này đẩy mạnh hoạt động sản xuất Bên cạnh đó, Chính phủ phối hợp hài hòa các chính sách kinh tế vĩ mô, cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng; giữa lãi suất và tỷ giá; giữa cân đối ngân sách và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; giữa đầu tư công, FDI và đầu tư tư nhân trong bối cảnh đầu tư tư nhân tăng khá thấp so với 2 kênh dẫn vốn còn lại. Cùng với đó, các bộ, địa phương cần đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư công, tạo động lực tăng trưởng; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giảm thiểu thủ tục hành chính nhằm tận dụng cơ hội dịch chuyển chuỗi cung ứng, kiến tạo thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước, tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, các đơn vị sản xuất, kinh doanh cần bám sát thị trường mở rộng hoạt động tìm kiếm khách hàng mới; tăng cường kết nối chuỗi sản xuất - tiêu thụ; cân đối lượng tồn kho và tiêu thụ để bảo đảm dòng tiền cũng như chất lượng sản phẩm, bố trí sản xuất linh hoạt để duy trì hoạt động sản xuất tối ưu… Xin cám ơn bà! Xuân Thảo(ghi) |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tỷ phú Warren Buffett bán hơn 389 triệu cổ phiếu Apple trong quí II/2024
- ·Ban An toàn giao thông tỉnh: Thăm hỏi, tặng quà các gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
- ·Tăng trưởng tín dụng bất động sản đang lên
- ·Khẩu vị mới của thợ săn địa ốc
- ·Nụ cười bớt khổ của mẹ bé 6 tuổi thiếu tiền chữa bệnh
- ·Lập lại trật tự các cơ sở kinh doanh phế liệu
- ·Đừng để người đi đường khiếp sợ!
- ·Doanh nghiệp địa ốc phía Nam “đánh bắt xa bờ”
- ·Gợi ý chọn hoa chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- ·Thị trường bất động sản đang dò đáy?
- ·Qua nhà bạn trai nghỉ trưa...bị xâm hại
- ·Lập tổ công tác kiểm tra tình trạng xây dựng nhà kính trên đất lâm nghiệp
- ·Tạo lập quỹ đất, chuyện sống còn của doanh nghiệp bất động sản
- ·Bất động sản công nghiệp gắn liền dịch vụ: Xu hướng phát triển bền vững
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đưa đất nước ngày càng phát triển, hùng cường, thịnh vượng
- ·Sốt đất: Trong ảo có thực…
- ·Thừa Thiên Huế yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án du lịch nghỉ dưỡng trọng điểm
- ·Nhà giá rẻ trước nguy cơ tuyệt chủng
- ·Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2023 tăng 3,88% so cùng kỳ năm 2022
- ·Cân gian “móc túi” người tiêu dùng: Cơ quan chức năng nói gì?