【ket qua lile】Thủy sản xuất khẩu giảm mạnh tại nhiều thị trường
Mặt hàng cá ngừ đang thiếu nguyên liệu chế biến. Ảnh: T.H |
Theủysảnxuấtkhẩugiảmmạnhtạinhiềuthịtrườket qua lileo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), số liệu thống kê của Hải quan, tính đến hết tháng 2/2020, XK thủy sản của cả nước đạt trên 991 triệu USD, giảm gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, XK ảnh hưởng nhiều nhất đến thị trường Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm, khiến kim ngạch XK sang thị trường này giảm mạnh 44%. XK sang EU cũng giảm mạnh 20%, các thị trường khác như ASEAN, Hàn Quốc giảm lần lượt 4% và 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại dịch COVID 19 đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến rất nhiều lĩnh vực kinh tế như giao thông vận tải, du lịch, bán lẻ, thị trường chứng khoán, chuyển phát nhanh, logistics, do vậy hoạt động sản xuất, kinh doanh XNK thủy sản cũng không tránh khỏi ảnh hưởng ít nhất cho đến hết nửa đầu năm 2020. Không chỉ XK sang thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng mà XK sang các thị trường khác cũng bị tác động.
Việc đóng cửa các cửa khẩu do dịch COVID 19 có thể làm giảm ít nhất 20% XK thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm.
Xuất khẩu cá tra bị ảnh hưởng mạnh nhất
Trung Quốc là thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra Việt Nam, chiếm 35% XK cá tra Việt Nam nên dịch Covid -19 đã gây ảnh hưởng rất lớn. Hệ thống bán lẻ, siêu thị đình trệ, hệ thống giao nhận bị tắc nghẽn nên XK sang thị trường này bị sụt giảm mạnh 52% trong 2 tháng đầu năm. Tổng XK cá tra 2 tháng qua đạt 210 triệu USD, giảm 32%. Không chỉ giảm mạnh tại Trung Quốc mà xuất khẩu thủy sản sang Mỹ cũng giảm 27%, sang EU giảm 40%, các nước ASEAN giảm 19%.
Theo dự đoán của một số DN cá tra, sang tháng 4, XK cá tra sang Trung Quốc có thể phục hồi 50%, tháng 5 hồi phục 70% và đến tháng 6 mới có thể hồi phục hoàn toàn 100%.
Đối với thị trường châu Âu, chưa có tác động rõ ràng đối với kết quả 2 tháng đầu năm. Tuy nhiên, cá tra chủ yếu bán cho hệ thống bán lẻ chứ không phải là phân khúc dịch vụ thực phẩm, do đó thị trường là cơ hội cho ngành cá tra khôi phục lại, nhất là sau khi EVFTA có hiệu lực.
Ngoài ra, ngành cá tra có thể tận dụng thực tế năm nay, cá minh thái pollock tăng giá tăng, các nhà máy chế biến EU có thể sẽ cân nhắc thay thế một phần cá thịt trắng bằng cá tra với điều kiện Việt Nam đẩy mạnh truyền thông, quảng bá mạnh để thay đổi ấn tượng về hình ảnh con cá tra trên thị trường EU để có thể cạnh tranh với cá pollock, thay thế một phần nguyên liệu cá thịt trắng khi mà thuế nhập khẩu giảm từ 5% xuống 0%.
Ngoài ra, sản phẩm cá tra nếu được kiểm soát chất lượng tốt, đẩy mạnh chế biến hàng GTGT thì vẫn có thể có giá tốt trên thị trường châu Âu, khi kênh tiêu thụ tại một số thị trường hồi phục lại.
Tôm xuất khẩu chưa bị ảnh hưởng nhiều
VASEP cho rằng, riêng mặt hàng tôm chưa bị tác động nhiều bởi dịch Covid-19. Tính đến hết tháng 2, XK tôm vẫn tăng nhẹ 2,6% đạt 383 triệu USD, chủ yếu nhờ thị trường Nhật Bản vẫn ổn định, tăng 16%, trong khi XK sang Trung Quốc giảm 37%, sang EU giảm 15%.
Tại thị trường Mỹ, nhu cầu giao dịch tập trung cho phân khúc siêu thị, nhưng hiện nay tôm Ấn Độ và Ecuador cũng đang bán khá mạnh vào Mỹ với giá thấp hơn, do họ không XK được đi Trung Quốc, do vậy DN tôm khó thu mua được tôm nguyên liệu với giá hợp lý để cạnh tranh với Ấn Độ và Ecuador.
XK sang thị trường Trung Quốc bị tác động mạnh nhất do dịch trầm trọng. DN đang chờ đợi và hy vọng qua tháng 3, đến tháng 4 XK tôm sang Trung Quốc sẽ khôi phục trở lại và sẽ tập trung xuất chính ngạch đường biển để ổn định.
Hiện nay chưa vào vụ chính, nguyên liệu tôm bị thiếu, DN không mua được tôm nguyên liệu với giá mong muốn. Trong tình hình này, ngành tôm chờ sự hồi phục của các thị trường trọng điểm.
Trái ngược với con tôm, dịch Covid-19 cũng đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất XK của DN hải sản. Nhiều DN hải sản hiện nay chỉ hoạt động cầm chừng để duy trì công ăn việc làm cho công nhân, vì nhiều đơn hàng XK bị giảm hoặc bị hủy. XK hải sản 2 tháng giảm 7%, giảm mạnh nhất là mực, bạch tuộc, cá ngừ, chủ yếu do thiếu nguyên liệu chế biến XK.
Đối với thị trường châu Âu hiện nay dù chiếm 9% thị phần XK hải sản khai thác nhưng nhu cầu vẫn cao. Nguyên liệu cá ngừ trên thế giới đang khan hiếm do sản lượng đánh bắt không tốt, giá nguyên liệu đang tăng. Hiện tại DN phải mở rộng phạm vi tìm kiếm thêm nguyên liệu sang các nước và khu vực khác để tăng thêm nguồn nguyên liệu đầu vào.
Nhiều DN bị ảnh hưởng do nhiều hãng tàu thu hẹp lượng tàu và bỏ chuyến nên hành trình của tàu về Việt Nam hoặc đi từ Việt Nam sang các nước khác (kể cả đi Mỹ hay EU...) ảnh hưởng đến giao hàng của DN. Một số hãng tàu thông báo áp phí thay đổi cảng chuyển tải, tăng cước phí và lịch tàu cũng không ổn định.
Theo VASEP, hiện nay, nhu cầu hải sản có xu hướng giảm ở các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, chỉ có châu Âu có nhu cầu nhiều về phân khúc đồ hộp. Một số DN đang chuyển hướng sang sản xuất đồ hộp vì đón nhận được xu hướng nhu cầu của châu Âu và ưu đãi từ EVFTA.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Công ty điện lực Long An tổ chức Tháng tri ân khách hàng năm 2024 tại vùng sâu vùng xa
- ·An Giang: Phát hiện, thu giữ 5.000 gói thuốc lá lậu
- ·Hướng dẫn tiếp theo về thực hiện kiểm tra C/O mẫu D điện tử
- ·An toàn trong lĩnh vực hạt nhân phải đặt lên hàng đầu
- ·Cách WinCommerce 'hiện đại hóa' bán lẻ tại Việt Nam
- ·Kiến nghị sửa đổi nhiều nội dung về thuế Giá trị gia tăng
- ·Fenerbahce hòa Twenter ở Europa League, Mourinho háo hức đấu MU
- ·Nhận định bóng đá MU vs Brentford: Vòng 8 Ngoại hạng Anh
- ·Giá xăng dầu hôm nay 03/8/2024: Lao dốc, về mức thấp nhất kể từ đầu năm
- ·Đoàn Thanh niên Hải quan Hải Phòng: Gắn phong trào Đoàn với các chương trình thiện nguyện
- ·Đoàn Thanh niên khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh làm công tác xã hội tại xã vùng sâu
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 4/10
- ·Tăng cường thanh tra để chống thất thu thuế
- ·Kết quả Serie A Fiorentina 2
- ·Giá vàng hôm nay 28/6/2024: Vàng miếng đứng yên, vàng nhẫn tăng theo thế giới
- ·Ngành than gặp khó: Gỡ từ khâu nào?
- ·Hà Nội: Công bố danh sách các đơn vị nợ thuế tháng 8
- ·MU sắp ký Odegaard mới giá 100 triệu euro ở chuyển nhượng tháng 1
- ·Bộ Công Thương lưu ý doanh nghiệp trước những chính sách tiền tệ mới của Ai Cập
- ·Cuộc đua khốc liệt của ngành điện máy