【kết quả trận đấu giữa】Facebook, TikTok theo dõi người dùng để trục lợi
Ngày 19/9,õingườidùngđểtrụclợkết quả trận đấu giữa Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) công bố báo cáo dài 129 trang, kết luận các công ty mạng xã hội và phát trực tuyến lớn“tham gia giám sát rộng rãi người dùng với các biện pháp kiểm soát quyền riêng tư lỏng lẻo, các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên không đầy đủ”.
Báo cáo dựa trên phản hồi của 9 công ty: Amazon (sở hữu nền tảng game Twitch), Facebook (nay là Meta), YouTube, Twitter (nay là X), Snap, ByteDance (sở hữu TikTok), Discord, Reddit, WhatsApp. Các vấn đề được hỏi bao gồm: cách thức thu thập, theo dõi và sử dụng thông tin cá nhân, nhân khẩu học; cách thức xác định quảng cáo và nội dung hiển thị cho người dùng; họ có áp dụng không và áp dụng như thế nào các thuật toán hoặc phân tích dữ liệu đối với thông tin cá nhân, nhân khẩu học; hành vi của họ ảnh hưởng đến trẻ em và trẻ vị thành niên như thế nào.
Các phát hiện nhấn mạnh cách các công ty thu thập và lưu trữ lượng lớn thông tin của cả người dùng và không phải người dùng, một số còn không tuân thủ yêu cầu xóa dữ liệu.
Trong một tuyên bố, Chủ tịch FTC Lina Khan khẳng định, các công ty mạng xã hội và streaming video đã khai thác một lượng dữ liệu cá nhân khổng lồ của người Mỹ và kiếm hàng tỷ USD mỗi năm từ chúng. Các hành vi giám sát gây nguy hiểm cho quyền riêng tư của mọi người, đe dọa sự tự do, đẩy họ đến hàng loạt mối nguy hại, từ trộm cắp danh tính đến theo dõi.
Theo FTC, mô hình kinh doanh của các mạng xã hội và nền tảng streaming lớn tập trung vào thu thập hàng loạt dữ liệu người dùng, đặc biệt qua quảng cáo mục tiêu.
Bà Khan nhận xét rủi ro mà những hành vi như vậy đặt ra với an toàn của trẻ em trên mạng “đặc biệt đáng lo ngại”. Big Tech thường tuyên bố không biết có bao nhiêu trẻ đang dùng các nền tảng của họ. Song, FTC cho rằng điều đó không đúng.
Tuần này, Meta ra mắt Instagram Teen Accounts, mang đến trải nghiệm hạn chế hơn dành cho người dùng nhỏ tuổi nhằm xoa dịu những lo ngại về tác động của mạng xã hội cho trẻ em.
Báo cáo của FTC khuyến nghị một số biện pháp, bao gồm quy định liên bang, để hạn chế theo dõi và trao quyền cho người dùng đối với dữ liệu của họ. Quốc hội Mỹ cũng đang tìm cách buộc các công ty công nghệ chịu trách nhiệm về ảnh hưởng của nội dung trực tuyến với trẻ em. Hồi tháng 7, Thượng viện Mỹ thông qua dự luật lưỡng đảng có tên Kids Online Safety Act (Đạo luật An toàn trẻ em trực tuyến). Dự luật yêu cầu các doanh nghiệp củng cố quyền riêng tư của trẻ và cho bố mẹ quyền kiểm soát lớn hơn đối với nội dung mà trẻ được xem trên mạng.
YouTube phản bác báo cáo của FTC khi tuyên bố các chính sách quyền riêng tư của mình là nghiêm khắc nhất trong ngành. “Chúng tôi chưa bao giờ bán thông tin cá nhân của người dùng và chúng tôi không dùng thông tin nhạy cảm để phục vụ quảng cáo. Chúng tôi cấm cá nhân hóa quảng cáo đối với người dùng dưới 18 tuổi và chúng tôi không cá nhân hóa quảng cáo cho bất kỳ ai xem ‘nội dung sáng tạo cho trẻ em’ trên YouTube”, phát ngôn viên YouTube viết trong email phản hồi CBS News.
Báo cáo của FTC được đưa ra gần một năm sau khi chưởng lý tại 33 bang của Mỹ kiện Meta, cáo buộc công ty nhiều năm giữ chân trẻ lâu nhất có thể để thu thập dữ liệu cá nhân bán cho các nhà quảng cáo. Thời điểm đó, Meta khẳng định trẻ dưới 13 tuổi bị cấm mở tài khoản Instagram và sẽ xóa tài khoản của người dưới 13 tuổi nếu bị phát hiện. “Tuy nhiên, xác minh tuổi của người dùng trên mạng là một thách thức phức tạp của ngành”, công ty cho biết.
Ảnh hưởng các nền tảng của Meta đến giới trẻ thu hút sự chú ý từ năm 2021 khi cựu nhân viên Frances Haugen tiết lộ, các tài liệu nghiên cứu nội bộ, cho thấy Instagram làm trầm trọng hóa các suy nghĩ tự tử và rối loạn ăn uống ở một số bé gái vị thành niên.
(Theo CBS News, FTC)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- ·'Rong ruổi' hay 'dong duổi', từ nào mới đúng chính tả?
- ·Đại học Kinh tế quốc dân lần đầu tiên đạt chuẩn chất lượng FIBAA
- ·Lối sống 'thu nhập 2 tỷ, chỉ tiêu 1 triệu đồng' của thiên tài Toán gây tranh cãi
- ·Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- ·Thêm nhiều trường đại học chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025
- ·90% người viết sai chính tả: 'Trưng diện' hay 'chưng diện'?
- ·Lý do Bộ GD&ĐT đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Di dời' hay 'di rời'?
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·Lương giáo viên các cấp hiện nay thế nào?
- ·Mồ côi mẹ, nam sinh tí hon vượt nghịch cảnh vào đại học
- ·Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe
- ·Microsoft sắp phát hành bộ lập trình cho kính thực tế ảo HoloLens
- ·Câu hỏi Đường lên đỉnh Olympia hóc búa, 'cậu bé Google' cũng phải 'đứng hình'
- ·Tái diễn tuyển sinh 'chui' lớp 10 ở Hà Nội
- ·90% người Việt viết sai câu thành ngữ này, bạn thì sao?
- ·Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- ·Tên thật của 'chị Dậu' là gì?