【kết quả bóng đá bắc ireland】Kỳ tích giảm nghèo
Nguyên Chủ tịch nước,ỳtiacutechgiảkết quả bóng đá bắc ireland nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sông Bé Nguyễn Minh Triết; Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, nay là Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi và lãnh đạo huyện Hớn Quản trao các quyết định bàn giao nhà cho hộ nghèo ở xã Thanh An, huyện Hớn Quản năm 2020
Mới tái lập, với xuất phát điểm thấp và không có nhiều lợi thế, đến nay thu nhập bình quân đầu người ở Bình Phước đã đạt gần 76 triệu đồng/năm và toàn tỉnh chỉ còn 1,34% hộ nghèo theo chuẩn mới. Đặc biệt, những năm gần đây, trung bình mỗi năm toàn tỉnh giảm hơn 2.000 hộ nghèo và không còn xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 15%. Đây là một kỳ tích không thể phủ nhận của Bình Phước sau 25 năm tái lập.
Nhiệm vụ trọng tâm
Với 41 thành phần dân tộc cùng sinh sống, Bình Phước được ví như một Việt Nam thu nhỏ. Sự đa dạng về thành phần dân tộc cùng những khó khăn ban đầu sau tái lập, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền trong tỉnh phải có những quyết sách sớm, nhằm ổn định dân cư, bảo đảm sinh kế, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Sau ngày tái lập, toàn tỉnh có gần 18% hộ đói, nghèo. Năm 2000, Bình Phước cơ bản xóa được hộ đói nhưng còn nhiều hộ nghèo. Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu, ngay từ những năm đầu tái lập, Bình Phước đã tập trung ưu tiên nguồn lực thực hiện các Chương trình 134, 135, chương trình định canh, định cư, trợ giá, trợ cước và dạy nghề, giải quyết việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Hơn 10 năm sau, toàn tỉnh có 25/43 xã thoát khỏi danh sách các xã đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ DTTS nghèo giảm từ 23,6% (năm 2005) còn 16,5% (năm 2010). Năm 2020, toàn tỉnh giảm được 3.123 hộ nghèo, đạt 122% chỉ tiêu giao. Năm 2021, toàn tỉnh tiếp tục giảm được 2.000 hộ nghèo.
Đáng chú ý trong chiến lược giảm nghèo của tỉnh những năm đầu sau tái lập là việc ban hành chủ trương trồng cao su tạo quỹ an sinh xã hội và cấp đất sản xuất cho hộ nghèo. Đến nay, Bình Phước đã quy hoạch hơn 4.000 ha, vận động hơn 50 tỷ đồng để trồng cao su tạo quỹ an sinh xã hội. Trong đó, ưu tiên các hộ nghèo, hộ DTTS tham gia nhận khoán hoặc trực tiếp lao động tại vườn cao su. Ngoài quy hoạch đất trồng cao su tạo quỹ an sinh xã hội, tỉnh cũng đã thực hiện cấp đất ở, đất sản xuất cho hàng ngàn hộ nghèo, nhất là ở các huyện vùng sâu, xa, biên giới, giúp các hộ dân ổn định đời sống, vươn lên phát triển kinh tế gia đình.
Ông Điểu Khem, ấp Phước Tiến, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp sau nhiều năm sống du canh du cư, về lập nghiệp tại địa phương này từ những năm đầu sau giải phóng, kể lại: Khi mới tái lập tỉnh, đời sống nhân dân còn nghèo. Hầu hết các hộ dân ở nhà tạm, sống nay đây mai đó, không đất sản xuất, không biết trồng điều, trồng lúa nước... Tuy nhiên, sau khi tái lập tỉnh, thực hiện chương trình định canh, định cư, mỗi hộ dân được cấp 20m ngang đất, các hộ tự dựng nhà ở tạm rồi làm ăn, tích góp xây nhà kiên cố. Không chỉ cấp đất ở, các hộ dân còn được chính quyền xã, bộ đội biên phòng hướng dẫn kỹ thuật trồng điều, lúa nước cho năng suất cao và những năm gần đây là chăn nuôi dê, bò. Nhờ vậy, đến nay, khoảng 80% số hộ dân trong ấp đã có nhà ở kiên cố. Nhiều hộ có của ăn, của để, tham gia đóng góp cùng nhà nước làm đường dân sinh. Toàn ấp hiện chỉ còn 19 hộ nghèo, đa số là hộ DTTS trẻ, mới tách ra ở riêng.
Tuy mới tái lập 25 năm nhưng diện mạo Bình Phước nói chung và huyện biên giới Bù Đốp nói riêng đã thay đổi rõ rệt. Khắp nơi đường sá được kiên cố hóa; điện, nước, sóng điện thoại, chợ, trường học, trung tâm thương mại... được đầu tư đồng bộ, góp phần rất lớn cho công tác phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Điều này xuất phát từ chủ trương, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo là trên hết, trước hết của các cấp ủy, chính quyền các cấp. |
Ông NGUYỄN HÙNG HOÀNG, Trưởng ấp Phước Tiến, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp |
Cùng với các nguồn vốn xã hội hóa và chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, chỉ trong giai đoạn 2016-2020, Bình Phước đã thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo với tổng kinh phí 522.878 triệu đồng. Riêng 2 năm (2019-2020), tỉnh đã tập trung gần 137 tỷ đồng ngân sách để thực hiện giảm 2.000 hộ nghèo.
Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, nhưng Bình Phước vẫn dành nguồn lực đáng kể cho công tác giảm nghèo, với tổng nguồn vốn 111,13 tỷ đồng, trong đó vốn địa phương 80 tỷ đồng, vốn vận động 26,2 tỷ đồng và vốn tín dụng 4,9 tỷ đồng. Những nguồn lực này và kết quả giảm 2,54% hộ nghèo mỗi năm là không dễ thực hiện, nếu không có sự đoàn kết, đồng tâm hợp sức của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, mạnh thường quân, đặc biệt là sự quan tâm, tạo điều kiện của Trung ương, các tỉnh, thành bạn và tự chính hộ nghèo, cận nghèo, DTTS.
Bứt phá từ những quyết sách chiến lược
Xác định công tác giảm nghèo phải đi trước một bước, bởi thực tế đồng bào có “no cái bụng” mới an tâm bám đất, bám vườn, chính vì vậy, ngay từ những năm đầu tái lập tỉnh, Bình Phước đã thành lập Ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo của tỉnh. Các thành viên ban được kiện toàn hằng năm. Cùng với đó là việc ban hành nhiều chủ trương, quyết sách giảm nghèo mang tính chiến lược, dài hơi, phù hợp với đặc trưng riêng của tỉnh. Đó là các chính sách định canh, định cư, cấp đất ở, đất sản xuất, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, trồng cao su tạo quỹ an sinh xã hội, hỗ trợ cây - con giống… Cùng với các chương trình hỗ trợ là công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân; truyền dạy khoa học - kỹ thuật, tổ chức các mô hình trình diễn, tham quan học tập kinh nghiệm.
Quyết tâm là thế, nhưng một bộ phận đồng bào DTTS vẫn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước dẫn đến công tác giảm nghèo của tỉnh một thời gian dài chậm chuyển biến. Để tạo bước đột phá và làm thế nào để Bình Phước xứng đáng tỉnh phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là câu hỏi đặt ra với lãnh đạo tỉnh.
Để thu hút đầu tư, cải thiện đời sống dân sinh, Bình Phước xác định phải đi lên từ chính nội lực của mình. Năm 2019, Tỉnh ủy ban hành chủ trương quyết tâm mỗi năm giảm 1.000 hộ nghèo DTTS và làm 1.000km đường giao thông nông thôn. Chủ trương nhanh chóng nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh. Tùy từng địa phương đã có những cách làm sáng tạo, phù hợp, đem lại hiệu quả tích cực.
Giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm, toàn tỉnh giảm 2.211 hộ nghèo (tương đương 0,96%), đạt 192% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm từ 15,3% còn 3,95%, bình quân mỗi năm giảm 2,27%, đạt 113% kế hoạch. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình giảm nghèo 279 tỷ đồng (chưa tính vốn tín dụng), trong đó vốn Trung ương gần 123 tỷ đồng, vốn địa phương 97 tỷ đồng và nguồn vận động 59 tỷ đồng. |
Bà Huỳnh Thị Thùy Trang, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chia sẻ, với chủ trương này, Bình Phước đã tạo được bước tiến đáng kể trong công tác giảm nghèo. Là tỉnh “sinh sau đẻ muộn” so với cả nước và có gần 20% dân cư là đồng bào DTTS, đời sống đa số hộ dân còn nghèo, trình độ nhận thức hạn chế nên công tác giảm nghèo của tỉnh có những khó khăn riêng. Tuy nhiên, với quyết tâm mỗi năm giảm 2.000 hộ nghèo và giao chỉ tiêu về từng địa phương, Bình Phước đã huy động sự vào cuộc tổng lực của toàn xã hội, đem lại kết quả vượt xa so với kỳ vọng. Năm 2019, Bình Phước được đánh giá xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố về thực hiện chương trình giảm nghèo; năm 2020 xếp thứ 14/63, tăng 5 bậc.
Những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và giảm nghèo nói riêng là minh chứng rõ nét cho những bước đi phù hợp, tính đúng đắn, sáng tạo và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị trong tỉnh. Đây cũng là tiền đề, cơ sở vững chắc để Bình Phước tự tin, phấn đấu trở thành tỉnh phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vào năm 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Việt Nam luôn ủng hộ, đảm bảo thực thi quyền tự do báo chí
- ·Hưởng thụ lợi ích từ sách theo cách mới
- ·Hấp dẫn chương trình văn nghệ tuyên truyền về biển đảo
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·“Năm điều Bác Hồ dạy”
- ·Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
- ·Tiểu phẩm “Khu trọ nghĩa tình”: Hấp dẫn và bổ ích
- ·Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- ·TPHCM: Nhiều thanh niên gánh hậu quả vì trào lưu xỏ khuyên vào "chỗ hiểm"
- ·Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- ·TX.Thuận An: Đạt 100% các tiêu chuẩn về gia đình văn hóa
- ·Báo Mỹ: Cuộc chiến chống COVID
- ·Chung kết hội thi Tình khúc hoài niệm TP.Thủ Dầu Một: Trần Thị Ngọc đoạt giải nhất
- ·Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
- ·Hơn 370 tác phẩm tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật “Bình Dương trên đường phát triển”
- ·Ông Nguyễn Thế Kỷ: ‘Cần đấu tranh trực diện với quan điểm sai trái’
- ·Hồ Chí Minh
- ·Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- ·Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số, miền núi