【số liệu thống kê về alanyaspor gặp galatasaray】Nghĩa tình Ðầm Dơi
(CMO) Sau gần một tháng hưởng ứng thư ngỏ của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các cựu chiến binh đã hiến tặng nhiều hiện vật, hình ảnh... liên quan đến chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là.
Trong hành trình tìm kiếm những dấu ấn của chiến thắng lịch sử Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là, Bảo tàng tỉnh Cà Mau đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và tạo điều kiện hết mức để có thể tìm được những nhân chứng xưa, góp nhặt những tư liệu và hiện vật vô cùng quý giá. Ðặc biệt, những cựu chiến binh từng tham gia trận đánh oai hùng cũng nhiệt tình liên lạc với cơ quan chức năng có liên quan để bổ sung vào nguồn tài liệu, hiện vật quý phục vụ bảo quản, trưng bày, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Từ hành trình này khiến những người làm công tác thu thập không ít lần xúc động vì những câu chuyện thấm đẫm nghĩa tình người lính xưa.
Ông Nguyễn Tấn Lực, sinh năm 1943, hiện ngụ ấp Tân Thành Lập, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, từng là bộ đội chủ lực Ðơn vị 306, Quân khu 9 hồi kháng chiến. Ngay khi đọc được thư ngỏ của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông tức tốc liên hệ với chính quyền địa phương, mong mỏi chung tay góp một phần ký ức và những hiện vật quý giá về trận Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là mà bản thân còn lưu giữ đến nay.
Ông Nguyễn Tấn Lực từng tham gia 58 trận đánh, trong đó có trận Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là, đang lấy những kỷ vật rất đặc biệt là mảnh đạn trong cơ thể suốt 48 năm.
Tìm đến căn nhà vườn rợp bóng cây ăn trái của ông, chúng tôi ngồi xem ông vừa lần giở những tờ giấy chứng nhận, những chiếc huân chương, huy chương đã nhuốm màu thời gian, vừa kể về những năm tháng đấu tranh hào hùng của quê hương. Ông Lực tâm sự đầy tự hào: “Tôi tham gia kháng chiến từ năm 17 tuổi. Trong đời binh nghiệp của mình, tôi đã 58 lần trực tiếp tham gia đánh giặc, từng 4 lần bị thương”. Vừa kể, ông vừa lấy cho chúng tôi xem 2 mảnh đạn được bao gói cẩn thận. Hai mảnh đạn này ông đã mang trong mình gần 50 năm, từ lần trúng đạn trong trận đánh ở Cái Keo - Quách Phẩm (Chi khu Chà Là) năm 1963 và mãi đến năm 2011 ông mới được phẫu thuật lấy ra khỏi cơ thể do nó gây viêm, đau cơ khiến ông lắm phen nhức nhối. Ông đã xin giữ 2 mảnh đạn ấy như kỷ vật để nhớ thời hào hùng ông đã từng góp phần sức nhỏ cho Tổ quốc thiêng liêng. Giờ đây, ông đã trao tặng 2 mảnh đạn lại cho Bảo tàng Cà Mau để con cháu sau này hiểu hơn về công cuộc đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc của cha ông.
Một cựu chiến binh nữa cũng hưởng ứng hết lòng cho công tác tìm kiếm hiện vật, tài liệu, ảnh… về chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là, đó là ông Nguyễn Văn A (Ba Thích), sinh năm 1939, hiện ngụ tại ấp Tân Hiệp, xã Tân Ðức. Mỗi ngày ông vẫn duy trì thói quen xem tin tức trên Ðài Truyền hình Cà Mau nên tiếp nhận được thư ngỏ của Chủ tịch UBND tỉnh. Ngay sau đó, ông thuê xe ôm chở ra UBND xã trình bày mong muốn trao tặng các kỷ vật trong trận đánh mình từng tham gia mà bản thân vẫn giữ. Ðó là 2 chiếc ống thuỷ gỡ từ súng 105 của Mỹ trong trận Cái Nước; 1 mảnh niềng trái bom dầu napan và 1 chiếc ống nghe của Mỹ mà ông thu được từ trận Biện Nhị năm 1962.
Ông Nguyễn Văn A (Ba Thích, giữa) trao những kỷ vật trận Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là đã cất giữ nhiều năm qua cho cán bộ Bảo tàng tỉnh. Ảnh: THANH MỘNG |
Ông cho biết: "Bản thân tôi đã sử dụng ống nghe này trong suốt quá trình làm y tá chữa thương, phẫu thuật cho chiến sĩ Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là năm 1963 và nhiều năm sau đó. Mong chút lòng này gửi đến Bảo tàng Cà Mau để có cuộc trưng bày cho người dân hiểu được tinh thần yêu nước, giữ nước của Nhân dân ta một thời".
Cũng như đồng đội của mình, những cựu chiến binh như ông Nguyễn Tấn Lực hay ông Nguyễn Văn A đều đã từng cầm súng chiến đấu trong mưa bom bão đạn để giành thắng lợi cho quê hương, giành tự do cho đồng bào trong trận Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là đầy kiêu hãnh. Hoà bình, những cựu chiến binh ấy lại một lần nữa chung tay góp sức lưu giữ, làm sáng hơn giá trị lịch sử chiến thắng hào hùng của quân dân xứ sở, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ sau này.
Hiện tại, Bảo tàng tỉnh Cà Mau đang lưu giữ 22 hiện vật liên quan trực tiếp đến trận đánh Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là. Trong đó, có 10 cá nhân đã tự nguyện hiến tặng những hình ảnh, tư liệu… vô cùng quý giá về mặt lịch sử lẫn tinh thần. Ngoài ra, Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Ðầm Dơi cũng gửi tặng vỏ bánh máy bay rơi năm 1963./.
Lam Khánh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tôi đã bảo họ: ’Đứng dậy và mặc quần áo vào’
- ·Quảng Bình hưởng trọn lợi thế vàng phát triển du lịch
- ·Hà Nội: Công suất thuê căn hộ dịch vụ đạt 77%
- ·Bình Dương thúc tiến độ tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản
- ·Suýt sập bẫy đàn bà lẳng lơ
- ·TP.HCM: Muốn tăng nguồn vốn ngân sách phát triển nhà ở xã hội lên 3.770 tỷ đồng
- ·Vận chuyển rác làm rơi vãi gây ô nhiễm
- ·Sau vụ hai thanh niên bị lọt cống trên đường ĐH418: Lập rào chắn tại nhiều khu vực cống bị mất nắp
- ·Thua kém vợ, tôi cảm thấy… bất lực
- ·Diễn biến giá căn hộ chung cư tại Hà Nội
- ·Khó xử vì yêu chồng và thương bạn
- ·Tìm điểm sáng của thị trường địa ốc
- ·Hộp thư bạn đọc ngày 28
- ·Bình Định đề nghị bổ sung hai quy định liên quan đến dự án bất động sản
- ·Ý muốn tăng giá điện như… ‘thùng không đáy’?
- ·Vững vàng Top đầu, Phú Hưng Property tiếp tục được Chủ đầu tư Vinhomes “chọn mặt gửi vàng”
- ·Bình Định xây dựng 1.600 căn nhà ở xã hội
- ·Quảng Ninh sẽ hoàn thành gần 1.600 căn hộ cho người lao động trong năm 2023
- ·Sáng 29/4, giá vàng miếng SJC có giá bán từ 84,8
- ·Vì sao nhiều dự án khu đô thị tại Khu kinh tế Nhơn Hợi “vắng bóng” cư dân