【nhận định giải ý】Vì sao Đức lại trở thành đích đến lý tưởng của người tị nạn?
Đầu tiên, Đức là nước có một chính sách ưu đãi đặc biệt đối với người tị nạn Syria.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, Đức tiếp nhận 44.000 người tị nạn Syria và trong số đó, theo thông báo của Bộ Nội vụ Đức, số người bị trục xuất khỏi Đức chỉ là 131 người.
Qua những lời truyền miệng đồn thổi từ các đường dây buôn người, nhiều người tị nạn Syria tin rằng trong năm nay nước Đức sẽ đồng ý tiếp nhận 800.000 người tị nạn đến từ nước này.
Trên thực tế, Đức chỉ đưa ra một dự báo rằng trong năm nay số người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới đến nước này sẽ vào khoảng 800.000 người.
Chính sách cởi mở của Đức cũng làm cho những người tị nạn có một niềm tin đặc biệt vào nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Khi đặt chân được đến lãnh thổ của các nước Shengen, những người tị nạn tin rằng chỉ có bà Merkel mới là “lãnh tụ tinh thần“ của châu Âu.
Những người tị nạn cũng truyền tai nhau rằng chỉ nước Đức mới có một “văn hóa chào đón" chứ không phải là một nước nào khác ở khu vực.
Những hình ảnh người tị nạn được chào đón tại nhà ga trung tâm Munich những ngày đầu tháng Chín với kẹo ngọt và bóng bay càng làm niềm tin đó được củng cố mặc dù trên thực tế hàng loạt trung tâm cứu trợ người tị nạn tại Đức thời gian qua đã bị tấn công bởi những đối tượng quá khích.
Tỷ lệ đơn xin tị nạn của người Syria tại Đức cao hơn nhiều so với các nước khác.
Trong năm 2013, theo thống kê của Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat, tỷ lệ này lên tới 95% trong khi ở Áo tỷ lệ này chỉ là 46%.
Về mặt phúc lợi xã hội, người tị nạn tại Đức cũng được nhận nhiều ưu đãi hơn nhiều so với các nước khác. Một người xin tị nạn tại Đức, trong thời gian chờ xử lý đơn sẽ được cho ăn, ở, quần áo miễn phí ở các trung tâm tiếp nhận lần đầu cộng với 143 euro tiền tiêu vặt hàng tháng.
Đây là con số trong mơ đối với những người tị nạn vì khi ở quê hương, cuộc sống của họ luôn bị đe dọa bởi chiến tranh và xung đột, đa số không có việc làm.
Tại Áo, người đang xin tị nạn chỉ nhận được tiền tiêu vặt hàng tháng là 40 euro.
Đức cũng tạo điều kiện cho người tị nạn tìm kiếm việc làm chỉ sau 3 tháng được tiếp nhận đơn.
Trong khi đó, tại Áo, theo báo chí nước này, trong số 50.000 người đệ đơn xin tị nạn, chỉ có 200 người được cấp giấy phép lao động.
Tất cả những nguyên nhân kể trên có thể giải thích cho việc tại sao Đức đang trở thành đích đến lý tưởng của dòng người tị nạn khổng lồ hiện nay.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cha mẹ xin cơm ăn, vay tiền mổ não cho con gái
- ·Soi kèo phạt góc Seychelles vs Zambia, 20h ngày 11/7
- ·Giá cà phê hôm nay 30/11: Tăng dựng đứng, xô đổ kỷ lục vừa lập hôm qua
- ·ĐBQH: Chưa thấy nước nào cùng lúc đánh hai loại thuế với xăng như Việt Nam
- ·Mồ côi cha, mẹ cậu bé 10 tuổi nuôi ông tật nguyền
- ·Soi kèo phạt góc Oster vs Skovde AIK, 0h ngày 15/7
- ·Soi kèo phạt góc Farul Constanta vs Sheriff Tiraspol, 0h30 ngày 13/7
- ·Thái Bình: GRDP tăng 7,32%, thu hút đầu tư vượt 38.000 tỷ đồng
- ·Con trên 3 tuổi, ly hôn mẹ muốn nuôi thì phải có điều kiện gì?
- ·Vinpearl Safari Phú Quốc lọt top đầu vườn thú và thủy cung tại châu Á
- ·Bố mẹ nghèo khó, con gái mắc bệnh hiểm nghèo mong manh sự sống
- ·Doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam
- ·Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay
- ·Soi kèo phạt góc Valerenga vs Molde, 23h ngày 15/7
- ·Chồng trốn nợ bỏ nhà, vợ ôm con khóc mếu
- ·Soi kèo phạt góc U19 Bồ Đào Nha vs U19 Italia, 2h ngày 17/7
- ·Soi kèo phạt góc Tobol Kostanai vs Honka, 22h ngày 13/7
- ·Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay
- ·Mẹ nợ đầm đìa, con ung thư não lâm vào tình trạng nguy kịch
- ·Cho phép Vietnam Airlines chào bán cổ phiếu để tăng vốn lên 22.000 tỷ đồng