会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq vdqg chile】Quảng Bình tận dụng lợi thế để phát triển công nghiệp!

【kq vdqg chile】Quảng Bình tận dụng lợi thế để phát triển công nghiệp

时间:2025-01-09 08:15:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:227次
Khu kinh tếcảng biển Hòn La tạo điều kiện cho thu hút đầu tưvào lĩnh vực công nghiệp của Quảng Bình

Tiềm năng hạ tầng cứng

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình,ảngBìnhtậndụnglợithếđểpháttriểncôngnghiệkq vdqg chile ông Vũ Đại Thắng cho biết, Quảng Bình có vị trí phía Đông giáp biển, phía Tây giáp Lào; là điểm cuối của tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, cửa ngõ ra biển của vùng Đông Bắc Thái Lan và Nam Lào thông qua cửa khẩu Cha Lo và đi xuống cảng Hòn La. Quảng Bình cũng là nơi đi qua của các tuyến giao thông Bắc - Nam quan trọng như đường sắt, Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh.

“Trên địa bàn tỉnh có cảng Hòn La là cảng biển nước sâu và sân bay Đồng Hới. Vị trí địa lý và hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Quảng Bình mang đến thuận lợi trong việc kết nối giao thương với các địa phương lân cận cũng như khu vực kinh tế hai đầu đất nước. Đây là một trong những lợi thế của Quảng Bình so với các địa phương khác trong khu vực miền Trung”, ông Vũ Đại Thắng nhấn mạnh.

Về tự nhiên, Quảng Bình có nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng với các loại cát, sét, titan, đá vôi, kết hợp với trữ lượng gỗ khá lớn… Tỉnh có diện tích 8.065,3 km2, rộng hơn nhiều lần so với một số địa phương khu vực phía Bắc, thuận lợi cho việc thu hút đầu tư các dự áncông nghiệp cần diện tích đất lớn.

Theo UBND tỉnh Quảng Bình, hiện nay tỉnh có 2 khu kinh tế và 8 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch 65.703 ha. Trong đó, Khu kinh tế Hòn La và Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo được xem là những khu kinh tế quan trọng của miền Trung và cả nước.

Khu kinh tế Hòn La thuộc huyện Quảng Trạch, được quy hoạch với tổng diện tích tự nhiên 10.000 ha, trong đó đất liền là 8.900 ha, mặt biển và đảo là 1.100 ha. Đây là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp phụ trợ theo Quy hoạch Nam Hà Tỉnh - Bắc Quảng Bình. Khu kinh tế Hòn La là nơi tập trung các ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh Quảng Bình như công nghiệp phụ trợ, sản xuất điện năng, đóng tàu, công nghiệp xi măng, sản xuất thủy tinh, cùng các ngành công nghiệp phụ trợ khác.

Còn Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo (huyện Minh Hóa) có tổng diện tích 53.923 ha. Đây là một trong 9 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm được Chính phủ tập trung đầu tư giai đoạn 2016 - 2020. Là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ khu vực Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan và Tiểu vùng sông Mê Kông. Hiện nay, Cửa khẩu quốc tế Cha Lo cũng là cửa khẩu lớn nhất giữa Việt Nam và Lào, với tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu, quá cảnh, phi mậu dịch năm 2020 đạt 1,2 tỷ USD.

Một yếu tố quan trọng không kém là nguồn nhân lực. Hiện nay, Quảng Bình có khoảng 900.000 dân, trong đó người trong độ tuổi lao động chiếm 57,6%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo lại đạt 70%.

Ông Marco Breu, Tổng giám đốc Công ty TNHH McKinsey&Company Việt Nam nhận định: “Xét trên bình diện quốc tế, chúng tôi nhận thấy một số xu hướng tạo thuận lợi cho Quảng Bình, cụ thể là chi phí nhân công tăng tại Trung Quốc sẽ giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của các địa phương như Quảng Bình. Một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Quảng Bình đã được ưu tiên phát triển dựa trên lợi thế về giá điện thấp, chi phí kho vận rẻ, chi phí nhân công thấp và nguồn nguyên liệu đầu vào tại địa phương. Ngoài ra, việc tăng cường nguồn cung điện sạch, giá rẻ cũng sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp trong tỉnh thêm cơ hội phát triển”.

 

Công nghiệp chế biến, chế tạo là thế mạnh của Quảng Bình

Tập trung phát triển công nghiệp

Quảng Bình tập trung phát triển công nghiệp từ rất sớm dựa trên những lợi thế có sẵn. Công nghiệp là lĩnh vực kinh tế trụ cột của Quảng Bình trong hơn 30 năm qua. Chính trong giai đoạn những năm sau tái lập tỉnh (năm 1990), ngành công nghiệp Quảng Bình với những cái tên như Sông Gianh, COSEVCO, Bang, Khoáng sản Quảng Bình… đã trở thành điểm tựa giúp tỉnh vượt qua gian khó và đi lên.

Thống kê của Sở Công thương Quảng Bình cho thấy, năm 1990, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) là 271,7 tỷ đồng, thì gần 30 năm sau, con số đó đã tăng lên 46 lần, đạt 12.389 tỷ đồng (năm 2019), tăng trưởng bình quân 14,1%/năm. Trong đó, một số ngành có tốc độ tăng trưởng cao như công nghiệp khai khoáng, chế biến, chế tạo, sản xuất và phân phối điện, khí đốt… Riêng giai đoạn 2000 - 2009, công nghiệp Quảng Bình có bước đột phá, bắt đầu một thời kỳ tăng trưởng cao và liên tục, khi nhiều nhà máy quy mô lớn đi vào hoạt động.

Theo Sở Công thương Quảng Bình, trong năm 2020, nhiều sản phẩm của tỉnh có mức tăng trưởng khá so với năm trước. Cụ thể: sản xuất xi măng và clinker đạt 5,4 triệu tấn (tăng 4,8%); áo sơ mi đạt 18 triệu chiếc (tăng 13,3%); tinh bột sắn đạt 17.900 tấn (tăng 4,9%); tôm đông lạnh đạt 260 tấn (tăng 4,7%); dăm gỗ đạt 390.000 tấn (tăng 6%); phân vi sinh đạt 86.000 tấn (tăng 4,2%); gạch men đạt 1.650.000 m2 (tăng 3,6%); gạch không nung đạt 80 triệu viên (tăng 39%); điện thương phẩm đạt 1.100 triệu kW (tăng 6%); gỗ ván ghép thanh đạt 50.000 m3 (tăng 61,9%)...

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
  • BHXH Việt Nam thí điểm dùng trợ lý ảo cấp lại mật khẩu VssID
  • Nhân rộng mô hình nuôi sò huyết
  • Phấn đấu nâng cao thu nhập đầu người
  • Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
  • Mức hưởng bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh từ ngày 1
  • Cà Mau đón đợt mưa lớn
  • Vợ chồng người thợ hồ trả lại gần nửa tỷ đồng cho người chuyển nhầm vào tài khoản