会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【thụy sĩ vs tây ban nha】Cuối năm đóng cửa rừng, ra Tết hai làng An Cư mở hội!

【thụy sĩ vs tây ban nha】Cuối năm đóng cửa rừng, ra Tết hai làng An Cư mở hội

时间:2024-12-23 12:18:02 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:336次

Non nước hữu tình Lập An

1. An Cư Tây và An Cư Đông là 2 làng thuộc thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc). Nằm dưới chân núi Hải Vân,ốinămđóngcửarừngraTếthailàngAnCưmởhộthụy sĩ vs tây ban nha bên vịnh biển Lăng Cô tuyệt đẹp và vịnh Sò (đầm Sam) giàu có về thủy hải sản, xưa 2 làng này vốn cùng một làng gốc Phước An Cây Mít. Cũng như nhiều làng Việt cổ, 2 làng quê nằm bên đầm An Cư này, xưa nay cứ mỗi độ Tết đến xuân về đều tưng bừng lễ hội. Làng An Cư Đông mở hội đua ghe vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch để cầu mùa và hành lễ Khai Sơn. Ra giêng, cả 2 làng đều có lễ Xuân tế và Thanh minh. Trước đó vào ngày 25 tháng Chạp giáp tết, tại miếu Trấn Sơn, làng An Cư Đông làm lễ đóng cửa rừng. Sau lễ này, người dân trong làng không được phép lên rừng khai thác.

Lại nói về miếu Trấn Sơn. Làng Phước An Cây Mít xưa và An Cư nay có 1 tín ngưỡng khá độc đáo là thờ thần núi Hải Vân. Thời vua Minh Mạng, triều Nguyễn cho xây dựng miếu thờ thần núi Hải Vân. Đại Nam nhất thống chí ghi rành rẽ: “Ở ấp An Cư, thờ thần núi Hải Vân, dựng năm Minh Mạng”. Miếu nằm dưới chân núi Hải Vân, nơi bờ nam sông An Cư (một khúc sông ngắn từ đầm An Cư chảy ra cửa biển Hải Vân). Miếu được dân làng gọi là miếu Trấn Sơn, quay mặt về hướng bắc và bên trái còn có thêm 1 miếu nhỏ. Hàng trăm năm đã trôi qua, mưa gió và chiến chinh tàn phá khốc liệt, ngôi miếu bị hư hỏng và đã trải qua nhiều lần trùng tu. Gần đây nhất là vào năm 2012 - 2013.

2. Trở lại lễ Khai Sơn và lễ hội Cầu Mùa. Vừa tròn 10 ngày sau khi làm lễ đóng cửa rừng để ăn tết, lễ Khai Sơn gắn với nghề khai thác rừng và tín ngưỡng thờ thần núi Hải Vân. Từ xưa đến nay, mồng 6 tháng giêng, ngay từ tinh mơ làng đã tiến hành lễ tế thần núi Hải Vân ở miếu Trấn Sơn. Trước đây chưa có cầu bắc qua sông An Cư, đoàn lễ tế đi thuyền qua miếu. Còn nay, phương tiện đi lại được thay bằng xe máy. Ông hội chủ làng làm chủ tế. Vật phẩm có các thứ gà, xôi, cau trầu, rượu, hương đèn… Khai Sơn là lễ mở cửa rừng, không ngoài mục đích cầu mong một năm làm rừng thuận lợi, ăn nên làm ra, bình yên, tai qua nạn khỏi, không bị tai nạn hay thú rừng tấn công. Sau lễ này, dân làng mới được phép lên rừng kiếm sống.

Tiếp sau Khai Sơn là lễ hội Cầu Mùa với phần lễ tế trang trọng và hội đua ghe sau đó rộn ràng sóng nước. Lễ Khai Sơn gợi nhớ về nghề tiều phu một thời với nào là đốn củi, làm than, khai thác lá nón và đót, săn bắn thú rừng. Xưa ở làng An Cư Đông hình thành nhiều nhóm khai thác gỗ. Mỗi nhóm có một ông chủ thầu, đứng ra thuê mướn thợ rừng đến từ nhiều nơi trong vùng, như Truồi, Nước Ngọt, Mỹ Á… Đứng đầu nhóm thợ có ông đầu xâu điều hành công việc thay cho chủ thầu. Cây gỗ khai thác được các thợ xẻ ra thành các chang gỗ, bè gỗ, be ván… đem bán ở Cầu Hai hay lên tận Huế. Gắn với nghề đánh bắt thủy hải sản, cầu mong cho một năm thu được nhiều tôm cá, Cầu Mùa là lễ hội đua ghe diễn ra trên sông An Cư với khán đài ngay trước đình làng.

3.  Chuyện rằng, sinh thời vua Khải Định tuần du đến làng An Cư Đông. Cảnh đẹp khiến vua say mê và cho làm ngay một hành cung để nghỉ dưỡng. Rành rành khắc ghi trong “Đại Nam thực lục”. Ký ức của nhiều bậc cao niên cũng còn lưu giữ, vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu cũng thường về đây nghỉ dưỡng, vua hay đi thuyền ra biển câu cá. Thế nhưng, dấu tích còn lại chỉ là tấm bia “Khải Định ngự chế Tĩnh Viêm hành cung bi minh” có niên đại năm Khải Định thứ 4 (1919). Để rồi, đúng 100 năm sau, Lăng Cô vinh dự nhận được danh hiệu “Vịnh đẹp thế giới”.  Hơn thập niên năm qua, chứng kiến nhiều đổi thay của vùng đất An Cư nằm cạnh bên vịnh đẹp này. Không chỉ vui thú điền viên với nghề nông, bôn ba với nghề biển hay mạo hiểm với nghề rừng, An Cư nay đang chuyển mình để trở thành một điểm đến du lịch. Và trong dòng hứng khích kia, tôi bất chợt nhớ tới Hành cung Tĩnh Viêm như một sự khởi đầu.

Ngồi bên đầm An Cư hướng về nơi xa là Hải Vân Quan, tôi cố dõi mắt lần tìm miếu Trấn Sơn giữa điệp trùng núi đèo chênh vênh. Trong hoàng hôn của ngày đông giáp tết hiếm hoi có nắng dọi, An Cư đẹp mê hồn. Còn vài hôm nữa là đến ngày đóng cửa rừng… chuẩn bị cho ra giêng khai hội. Ở nơi non biển giao hòa này, lễ hội mừng xuân cũng thật diệu kỳ. Cứ thử tưởng tượng mà xem, vào ngày xuân tới, trước khi xem hội đua ghe rộn ràng nơi sông nước, hãy một lần đi dọc ven theo đầm An Cư sang miếu Trấn Sơn để cùng hành lễ Khai Sơn, ta sẽ được khám phá và cảm nhận đầy đủ chất thiêng và sự huyền bí để hiểu hơn vì sao Hải Vân lại là “đệ nhất hùng quan”.

Bài: Đan Duy

Ảnh: Trung Phan

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Một mình đứng tên hộ khẩu có được gọi đi nghĩa vụ quân sự?
  • Kết thúc đàm phán TPP, Việt Nam bước vào sân chơi mới
  • Xuất khẩu nông sản Việt khó thoát phụ thuộc Trung Quốc
  • Kiểm sát Sơn La: Nhiều giải pháp chuyển đổi số
  • Đất của con nhưng lại nhường phần cho người ngoài thừa kế
  • Apple có thể ‘bơm’ 10 triệu USD để Indonesia dỡ lệnh cấm iPhone 16
  • Máy giặt sấy Bespoke AI Heatpump của Samsung vượt qua doanh số 3000 chiếc
  • Chuyển đổi số tạo động lực phát triển cho du lịch Lai Châu
推荐内容
  • Chồng bận xem bóng, bỏ mặc con cho vợ chăm
  • Doanh nghiệp Trung Quốc thách thức Starlink, Musk phủ nhận sản xuất smartphone
  • Xuất khẩu nông sản sụt giảm “chóng mặt”
  • Vĩnh Phúc: Phát huy hiệu quả các mô hình điểm của Đề án 06
  • Công ty đòi quỵt tiền bảo hiểm vì lý do… khó khăn
  • Tái cơ cấu ngân hàng đã có bước đi đúng