【hạng nhất nước anh】Sáng mãi “Tết độc lập”
Nhớ mùa thu lịch sử,ng mhạng nhất nước anh nhớ công lao Bác Hồ, ông Nguyễn Phương Nam tự mình phác họa chân dung Bác Hồ để nhắc nhở bản thân tiếp tục cố gắng
Vẹn nguyên ký ức
Đã bước qua 91 tuổi đời và 70 năm tuổi Đảng, cựu chiến binh, bác sĩ Nguyễn Phương Nam ở phường Tân Thiện (TP. Đồng Xoài) vẫn không khỏi bồi hồi xúc động khi hồi ức về Cách mạng tháng Tám và ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đưa Việt Nam từ nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước tự do và có tên trên bản đồ thế giới.
Ông chậm rãi kể: Sau 1 năm làm liên lạc cho Ủy ban kháng chiến xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi nghe tin Cách mạng tháng Tám thành công. Rồi một ngày, tôi chứng kiến và cũng hòa vào dòng người trong làng xuống đường reo hò với biểu ngữ: “Hưởng ứng ngày độc lập đầu tiên, nước Việt Nam độc lập muôn năm!”. Niềm hạnh phúc vô biên, ngàn người như một chung niềm vui phơi phới. Thậm chí ở vùng quê chúng tôi, người dân còn vẽ cờ Tổ quốc, mang xoong nồi ra đánh. Đó cũng là không khí của ngày Quốc khánh những năm sau đó.
Dù đã 87 tuổi đời và hơn 60 năm tuổi Đảng, ông Võ Văn Na ở khu phố Tân Xuân, phường Tân Xuân (TP. Đồng Xoài) cũng không quên được ký ức ngày tết độc lập đầu tiên. Ông nhớ lại: “Lúc đó tôi 10 tuổi, suốt ngày đi chăn trâu và nghe người lớn nói về dân nô lệ, đời tự do, nền độc lập, tôi cũng mong được sống trong cảnh độc lập. Rồi một ngày, khi đang chăn trâu thì thấy bà con trong làng đi thành từng đoàn nườm nượp ra đường, hô vang: “Việt Nam độc lập muôn năm! Tự do rồi, độc lập rồi! Đổi đời rồi, từ nay không còn làm nô lệ!”. Tôi nghe vậy cũng cột trâu rồi chạy theo tung hô cùng người lớn. Thậm chí, mừng tết độc lập, hôm đó, cha mẹ tôi không nấu rái khoai ăn như thường lệ mà phá lệ nấu hẳn một nồi cơm thơm lừng”.
Hạnh phúc những lần gặp Bác
Đi qua những thăng trầm của đất nước, từ thời kỳ cả nước nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ông Nam và ông Na đều là những người may mắn được gặp trực tiếp, nghe Bác Hồ dặn dò.
Ông Nam kể lại, trong thời gian tập kết ra Bắc, vào dịp tết Nguyên đán năm 1956, khi đang theo học lớp y tá tại Hà Nội, đội y, bác sĩ miền Nam tập kết ra Bắc ở lại ký túc xá được yêu cầu đến khu vực quảng trường Ba Đình để dự mít tinh. Trong suy nghĩ, ai cũng tưởng đi biểu tình. Vào hội trường Phủ Chủ tịch, sau khi ổn định chỗ ngồi, chúng tôi thấy từ sau sân khấu bước ra một dáng người mảnh khảnh, cao lớn, mặc bộ đồ màu nâu. Biết là Bác Hồ, cả hội trường đứng lên hô lớn. Rồi Bác kể chuyện, lấy dẫn chứng cụ thể việc tiêm cho bệnh nhân và dặn chúng tôi, trong thực hiện nhiệm vụ không nên nóng vội.
Ông Võ Văn Na với bảng huân, huy chương được tặng thưởng khi đã trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
Trong khi đó, ông Võ Văn Na lại may mắn 3 lần được gặp Bác. Ông chia sẻ: “Tôi may mắn hơn một số anh em, nhiều lần được gặp Bác Hồ. Mỗi lần gặp Bác với tôi là một kỷ niệm đẹp. Lần thứ nhất, khi đó Bác Hồ đến thăm Trung đoàn dân tộc thiểu số Tây Nguyên tập kết ra Bắc. Do đơn vị chúng tôi đóng tại khu vực ấy nên vô tình tôi được gặp Bác. Bác luôn gần gũi, ân cần thăm hỏi, động viên từng người. Lần thứ hai, vào cuối năm 1956, khi đang trực đêm tại Phủ Chủ tịch thì Bác Hồ và bác Phạm Văn Đồng ra hút thuốc nghỉ giải lao giữa phiên họp. Thấy tôi, Bác vẫy lại và ân cần hỏi thăm sức khỏe, quê quán. Rồi Bác hỏi: “Cháu có hút thuốc không?”. Bác rút điếu thuốc ra nhưng lại cất vào và nói: “Chiến sĩ làm nhiệm vụ không được hút thuốc!”.
Lần thứ 3, tôi được gặp Bác khi đang học tập và làm việc tại khu gang thép Thái Nguyên. Một ngày, tôi được giao nhiệm vụ ở nhà phục vụ tại bếp ăn, nhưng đúng dịp Bác đến thăm bếp cơm tập thể. Khi đó tôi cùng 2 đồng chí đang lúi húi trong bếp thì Bác đến. Sau khi quan sát, hỏi thăm tình hình, Bác đề nghị, người làm bếp phải tiết kiệm, tận dụng các nguyên liệu, không được lãng phí... Chính những lần được gặp gỡ ấy với những lời thăm hỏi, động viên và căn dặn của Bác là hành trang quan trọng giúp tôi sống, cống hiến và trưởng thành đến hôm nay.
Niềm tin thắng dịch
Trải qua các cuộc kháng chiến, xông pha nhiều chiến trường và trưởng thành trong ngành y, bác sĩ Nguyễn Phương Nam tin tưởng: Với phương châm mỗi phường, xã là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ, như năm xưa, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, khi “giặc” dịch đến, mỗi người dân phải quyết tâm chống dịch. Đại dịch Covid-19 khó khăn đến mấy nhưng toàn dân đoàn kết cùng hệ thống chính trị chung tay chống dịch thì nhất định không lâu nữa dịch bệnh sẽ qua đi.
Từng trải qua khởi nghĩa giành chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược, trực tiếp chỉ huy trên chiến trường, ông Võ Văn Na vẫn cho rằng cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 khó khăn, phức tạp hơn vì kẻ thù là vô hình. Do đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ và từng người dân phải luôn quyết tâm, không lơ là, chủ quan dù là vùng đỏ hay vùng xanh.
Mặc dù tình hình dịch Covid-19 còn những khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khí thế cách mạng, tinh thần, ý chí quyết tâm của những ngày mùa thu tháng Tám, ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập 76 năm trước vẫn thôi thúc toàn thể dân tộc mạnh mẽ hơn nữa, quyết tâm hơn nữa để chiến thắng, đẩy lùi dịch bệnh.
(责任编辑:World Cup)
- ·Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- ·Hai vợ chồng tung tin có dịch Ebola ở Việt Nam như thế nào
- ·Nhiều bức xúc liên quan công tác quản lý tại trường Tiểu học Trí Phải Tây
- ·Bức xúc ô nhiễm môi trường, nguồn nước…
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Hội phụ nữ TX. Đồng Xoài giới thiệu việc làm cho 99 hội viên
- ·6 tiêu chí xác định hộ nghèo và cận nghèo
- ·Hội phụ nữ TX. Đồng Xoài giới thiệu việc làm cho 99 hội viên
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh đề xuất "đường bay vàng"
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·Nhọc nhằn nghề xe ôm
- ·Cần xem lại thủ tục giao đất cho ông Phạm Văn Rồi
- ·Sắt son tấm lòng người Cà Mau với Bác Hồ
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Củ phòng phong
- ·Tắc trách trong quản lý và sử dụng các công viên: Bài 2: "Chuyện lạ" ở công viên
- ·Người dân
- ·Ðại tá từ du kích
- ·500 phần quà tặng người nghèo