【vô địch costa rica】Cách chăm trẻ sốt xuất huyết tại nhà
Việc dùng quần áo quá dày hoặc ủ kín trẻ sốt xuất huyết có thể làm trẻ sốt cao hơn. (ảnh chỉ mang tính minh hoạ)
Hiện bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị nên việc chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý tại nhà được coi là phương thức quan trọng nhằm nâng cao kết quả điều trị,áchchămtrẻsốtxuấthuyếttạinhàvô địch costa rica giảm nguy cơ diễn tiến nặng, đồng thời giúp trẻ sớm hồi phục.
Dấu hiệu phát hiện trẻ bệnh
Sốt xuất huyết là bệnh sốt gây ra bởi siêu vi trùng Dengue nên có tên gọi đầy đủ là sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, truyền từ người bệnh sang người lành, qua vết đốt của muỗi vằn. Bệnh hay gặp vào mùa mưa, bắt đầu với ba dấu hiệu: sốt đột ngột, sốt cao, sốt liên tục. Kèm theo sốt, nhiều trẻ còn phát ban, đau bụng, ói mửa,... Thể điển hình sau khi bị muỗi đốt từ 2 – 7 ngày, trẻ đột ngột sốt, nhiệt độ cơ thể lên đến 39,5oC hoặc cao hơn 41oC.
Triệu chứng xuất huyết biểu hiện bằng những chấm xuất huyết ở da, dạng nhỏ li ti, khi căng da vẫn còn, thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày với nhiều hình thức: nôn ói ra máu, tiêu ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da,… Cần lưu ý, xuất huyết không phải là dấu hiệu bắt buộc của bệnh, bởi có trẻ tuy mang bệnh này nhưng lại hoàn toàn không có triệu chứng xuất huyết. Và dù có hoặc không triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể dẫn tới một biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể khiến trẻ tử vong, đó là sốc (một hội chứng gồm ba tình trạng suy giảm: giảm tri giác, giảm nhiệt độ, giảm huyết áp).
Hạ sốt đúng cách
Trẻ bệnh cần nghỉ ngơi, chơi, ngủ ở nơi thoáng mát, không chạy nhảy nhiều. Tránh dùng quần áo quá dày, hoặc ủ kín. Trẻ đang sốt cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên mỗi ngày hai lần vào sáng, chiều và mỗi khi sốt đột ngột. Sau khi uống thuốc hạ sốt một giờ, cần đo lại nhiệt độ. Quan sát các dấu hiệu chảy máu, lượng nước tiểu, các biểu hiện bất thường, tình trạng ăn uống, chơi của trẻ. Khi hạ sốt từ ngày thứ ba trở đi phải theo dõi kỹ hơn. Nếu trẻ vẫn chơi bình thường, ăn uống được là đang hồi phục. Ngược lại, trẻ chơi kém, lừ đừ, than đau bụng nhiều hay có bất kỳ dấu hiệu trở nặng nào khác cũng cần đưa đi khám ngay.
Việc dùng thuốc phải đúng chỉ định bác sĩ. Thường các bác sĩ sẽ cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol (10 – 15mg/kg). Đặc biệt, tránh cho trẻ dùng các thuốc nhóm Aspirine vì các loại thuốc Aspirine có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và gây một số tai biến khác. Đã có trẻ tử vong do người nhà thiếu hiểu biết, tự ý cho dùng Aspirine. Khi trẻ sốt cao trên 40oC dùng thêm những phương pháp hạ nhiệt vật lý như lau mát, nằm phòng lạnh, để quạt, uống nước lạnh. Lau mát bằng nước ấm hoặc nước thường trong vòng 20 phút lên đầu, lên trán trẻ; đắp khăn ướt ở những vùng có mạch máu lớn nằm sát da như nách, bẹn...
Đảm bảo trẻ ăn đủ chất
Sự chịu đựng nhiệt độ trên 39oC trong thời gian dài sẽ dẫn đến trẻ bị mất nước và các chất điện giải kèm theo, dẫn đến rối loạn thần kinh, thậm chí co giật. Vì vậy cho trẻ uống nước đầy đủ là điều rất cần thiết. Có thể cho trẻ uống Oresol (chất thường dùng để bù nước trong bệnh tiêu chảy) hoặc uống nước cam, chanh, nước khoáng, nước lọc đun sôi...
Khi mắc bệnh, trẻ thường có triệu chứng ói mửa, miệng lạt không chịu ăn, dẫn đến không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết nên dễ bị hạ đường huyết. Để đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất, cần tiếp tục cho trẻ ăn các thức ăn hàng ngày, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cơ thể. Nếu trẻ bị nôn ói, giảm số lượng thức ăn mỗi bữa, phải cho ăn thành nhiều bữa, ăn từ từ, tránh đầy bụng gây nôn ói. Tránh thức ăn nhiều mỡ. Ăn nhiều hơn vào buổi sáng cũng giúp trẻ dễ chịu. Nếu trẻ chán ăn nên chọn thức ăn lỏng như cháo, hủ tiếu, bánh canh...; thức ăn trẻ ưa thích, hợp khẩu vị để ăn được nhiều. Dùng thêm sữa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Những ứng xử sai lầm
– Cắt lể theo kinh nghiệm dân gian: cách này không những không hạ được sốt mà còn gây chảy máu khó cầm, dẫn đến mất máu.
– Cho trẻ cữ nước, tránh gió: làm tình trạng mất nước của trẻ nặng hơn.
– Tự ý tăng liều thuốc hạ sốt, số lần uống: gây hại thêm cho gan, ngộ độc.
– Kiêng ăn, cữ uống: khiến trẻ càng suy nhược, mất nước.
– Khi trẻ hạ sốt cho rằng trẻ đã khỏi bệnh nên không theo dõi nữa: điều này dễ dẫn đến nguy cơ bỏ qua, không phát hiện kịp thời dấu hiệu trở nặng của bệnh.
(责任编辑:La liga)
- ·Giá vàng hôm nay 14/9: Tiếp tục giảm, lạm phát tại Mỹ nóng lên
- ·Củng cố niềm tự hào dân tộc trong mỗi người Việt Nam ở nước ngoài
- ·5 nước trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ
- ·Bộ Giao thông không đồng ý để TASCO dừng dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 1
- ·Khảo sát các mô hình chuyển đổi cây trồng vật nuôi hiệu quả tại huyện Bến Lức và Thủ Thừa
- ·Mưu đồ lợi dụng Hội nghị thượng đỉnh tự do tôn giáo để chống phá Việt Nam
- ·Bầu cử Mỹ 2020: Hai ứng cử viên tổng thống tăng tốc đua nước rút
- ·Thẩm định Giải thưởng Sao Đỏ tại Bình Dương
- ·Giảm lãi suất điều hành: Cơ sở để các ngân hàng hạ lãi suất huy động và cho vay
- ·Credit Suisse chấp nhận bán mình cho đối thủ với giá 3,3 tỷ USD
- ·Thi công chống thấm chất lượng, hiệu quả, bảng giá mới
- ·Viện Chiến lược phát triển
- ·Thấy gì từ việc Ngân hàng Nhà nước hút ròng tiền, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh?
- ·Gắn kết phụ nữ với tổ chức Hội
- ·Chung tay hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu
- ·Từ ngày 20/2, gần 710 triệu cổ phiếu FLC sẽ chính thức bị hủy niêm yết
- ·Chính quyền mới của Mỹ sẽ xem xét lại chính sách của ông Trump về Cuba
- ·Tuyến xe buýt Huế
- ·Giá vàng hôm nay 9/10: Vàng nhẫn và SJC cùng dậy sóng
- ·Giảm lãi suất điều hành ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế?