会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tip bong da mien phi hom nay】Nhân dân tin tưởng hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng!

【tip bong da mien phi hom nay】Nhân dân tin tưởng hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng

时间:2024-12-23 23:47:33 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:140次

nhan dan tin tuong hieu qua cua cong tac phong chong tham nhung

Toàn cảnh phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án tại PVC. Nguồn: Ảnh: Văn Điệp/TTXVN.

Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,ândântintưởnghiệuquảcủacôngtácphòngchốngthamnhũtip bong da mien phi hom nay nhằm đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện những kết quả đạt được, cũng như chỉ rõ những tồn tại, hạn chế về công tác phòng, chống tham nhũng sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến hết nhiệm kỳ và cho cả nhiệm kỳ tới.

Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự kiểm lại mình

Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận định: Từ sau khi có Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ, phong trào phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta bắt đầu khởi sắc.

Điều này thể hiện rõ về mặt pháp luật, như hàng loạt những vụ án tham nhũng bị phát giác, khởi tố; nhiều cán bộ có chức quyền, có sai phạm đã bị xử lý..., giúp nhân dân tin rằng điều Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Lò nóng lên thì củi tươi cũng phải cháy” đã và đang trở thành hiện thực.

Song song với "chống," công tác "phòng" tham nhũng được tiến hành một cách bài bản, khá khẩn trương trong từng cơ quan nhà nước.

Những quy định của pháp luật được bổ sung, hoàn chỉnh, khiến những cán bộ, đặc biệt là cán bộ có liên quan đến tài chính, những lĩnh vực nhạy cảm phải thận trọng hơn. Từ đó những hiện tượng tiêu cực trong xã hội có chiều hướng giảm, đó là điều đáng mừng, ông Nguyễn Túc nói.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Túc băn khoăn, những kết quả đạt được thời gian qua mới chỉ là bước đầu.

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta xác định, phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần. Đất nước đang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực tế cho thấy, kinh tế nhiều thành phần phát triển rất nhanh, làm một số vấn đề nảy sinh và tích tụ, đồng thời, đổi mới là quá trình chưa có tiền lệ, vì vậy một số chính sách khi đưa ra lúc đầu rất cần thiết, có tác dụng ban đầu nhưng sau một thời gian lại nảy sinh những tiêu cực trong xã hội, ví dụ như đổi đất lấy công trình, chỉ định thầu... nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ dẫn đến những sai lầm.

Theo ông Nguyễn Túc, song song với phòng, chống tham nhũng, cần xem xét lại toàn bộ chính sách, pháp luật được ban hành từ trước đến nay để kịp thời sửa đổi cho phù hợp với điều kiện hiện nay.

Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị ngày 17/11/1993 về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất, có viết: "Phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam tán thành công cuộc đổi mới nhằm mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc thống nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu sớm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh."

Đây là việc đang được triển khai thực hiện. Tuy nhiên, làm kinh tế đã khó, nhưng giữ được phẩm chất con người còn khó hơn nhiều. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, công tác phòng, chống tham nhũng được triển khai mạnh mẽ, tập trung vào việc xây dựng phẩm chất đạo đức của con người, trước hết là những người cộng sản, trong đó đặc biệt quan tâm đến những người đứng đầu. Chính vì vậy, những đồng chí lãnh đạo, nhất là các đồng chí lãnh đạo cấp cao sẽ là những gương sáng để người dân soi và tự sửa mình.

Đồng tình với những giải pháp của Đảng, Nhà nước đưa ra trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, ông Nguyễn Túc nhấn mạnh các biện pháp đó là rất cần thiết. Nhưng giải pháp quan trọng nhất, quyết định nhất đó là mỗi người cán bộ, đảng viên phải tự kiểm lại mình, tiếp tục học tập, noi gương Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo tiền bối: Trước hết phải lo cho dân, cho nước, sau đó mới lo cho bản thân và gia đình; đừng để ai cản trở, dẫn đến các hành động không trong sáng, không lành mạnh, làm hại cho dân, cho nước.

"Phòng hơn chống"

Phó giáo sư-tiến sỹ Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá, công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay có nhiều khởi sắc và đạt được những kết quả nhất định; làm cho nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm của Đảng trong phòng, chống tham nhũng.

Những vụ án được đưa ra xét xử thời gian qua đã cho thấy rõ Đảng không hề khoan nhượng đối với hành vi tham nhũng, không có “vùng cấm” trong phòng, chống tham nhũng.

Phó giáo sư-tiến sỹ Lê Quốc Lý nhấn mạnh, tham nhũng phá hoại tất cả sự vững mạnh về kinh tế, chính trị, xã hội nên phải quyết liệt phòng, chống, nếu không đất nước khó phát triển bền vững được.

Đảng ta cũng rất quyết liệt về vấn đề này vì liên quan đến sự vững mạnh của Đảng, niềm tin của nhân dân. Mục đích đầu tiên, cũng như cuối cùng của Đảng ta là vì dân, do đó những hành động không vì dân, trong đó có hành vi tham nhũng phải bị loại bỏ.

Theo phó giáo sư-tiến sỹ Lê Quốc Lý, Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng lần này cần phân tích những giải pháp cụ thể, làm rõ những vụ án lớn, dự án trọng điểm, công trình đắp chiếu tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng, các vụ việc xâm phạm đất đai…

“Phải làm đến nơi, đến chốn nếu không sẽ không thể giải thích với nhân dân,” phó giáo sư-tiến sỹ Lê Quốc Lý đề cập.

Nhấn mạnh “phòng hơn chống,” phó giáo sư-tiến sỹ Lê Quốc Lý cho rằng, phòng tham nhũng có vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó cần xây dựng các thiết chế để các cơ quan kiểm tra, giám sát lẫn nhau và người dân cũng có thể giám sát.

Dẫn vụ án Trịnh Xuân Thanh, Phó giáo sư-tiến sỹ Lê Quốc Lý cho rằng, cần đình chỉ công tác những người có dấu hiệu tham nhũng để những người này không kịp che giấu, tẩu tán tài sản và phải có đơn vị có đủ quyền lực để làm việc này.

Bên cạnh đó, để công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả, cán bộ, công chức khi được bổ nhiệm lần đầu phải kê khai tài sản và công khai tại đơn vị của mình. Mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức đều phải minh bạch để người dân biết.

Đặc biệt, cần đề cao hơn nữa trách nhiệm người đứng đầu, giao quyền gắn với trách nhiệm; phổ cập hệ thống thanh toán qua thẻ…

Bên cạnh những quy định và chế tài xử phạt nghiêm khắc để “không thể, không dám” tham nhũng, cũng cần có đãi ngộ xứng đáng đối với mỗi vị trí công tác để cán bộ “không muốn” tham nhũng nữa; có biện pháp tận thu hết nguồn lực của kẻ tham nhũng, không để xảy ra tình trạng “hy sinh đời bố củng cố đời con.”

Về những giải pháp nhằm góp phần hạn chế hành vi tham nhũng, phó giáo sư-tiến sỹ Lê Quốc Lý cho rằng, trong các quy định và pháp luật hiện nay còn nhiều kẽ hở, việc xử lý tham nhũng chưa làm đến nơi đến chốn, cần có cơ chế đồng bộ, cương quyết, cứng rắn, thẳng tay trừng trị kẻ có tội.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích những hành vi tố cáo tham nhũng để phát giác kẻ xấu, có hình thức khen thưởng đối với lực lượng công an, báo chí, hay những người tố cáo tham nhũng để nâng cao hiệu quả công tác toàn dân chống tham nhũng vì người chống tham nhũng có thể gặp rất nhiều rủi ro, bị đe dọa đến tính mạng, tài sản, cuộc sống...

Không có “vùng cấm” trong xử lý tham nhũng

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, đánh giá cao kết quả và quyết tâm phòng, chống tham nhũng hiện nay.

Có thể nói, chưa khi nào công cuộc phòng, chống tham nhũng lại được thực hiện trên nền của một triết lý rõ ràng, đồng thời trở thành một “cao trào” trong xã hội như thời gian qua.

Công cuộc này đã thu hút sự vào cuộc của người dân, báo chí, các cơ quan, tổ chức. Một loạt vụ việc lớn được phơi bày; nhiều “quan chức hạng nặng” tham nhũng bị “nốc ao;” nhiều tài sản tham nhũng bị phát hiện, thu hồi.

Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, càng ngày thể chế, những giải pháp, biện pháp phòng, chống tham nhũng càng được hoàn thiện… Nhân dân và cử tri cả nước đã có chỗ dựa, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp phòng, chống “quốc nạn” lớn này.

Ông Lưu Bình Nhưỡng khẳng định: “Chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Trên cơ sở nghiên cứu, nhận thức, đánh giá đúng tính chất, mục tiêu, phương châm, giải pháp; tổng kết khách quan, toàn diện và sâu sắc những vấn đề lý luận, thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng để xây dựng Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 và Kỳ họp thứ 5.”

Cũng theo ông Lưu Bình Nhưỡng, cần củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước, cũng như các cơ quan, tổ chức có liên quan, như Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước; Tòa án nhân dân và các cơ quan hoạt động tư pháp (Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra...); tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, cơ quan dân cử địa phương; vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức thành viên; sự vào cuộc mạnh mẽ của nhân dân và lực lượng báo chí.

Đặc biệt, cần xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức tham nhũng, thực hiện không có “vùng cấm” trong xử lý tham nhũng; kiên quyết không để tình trạng xử lý kiểu nương nhẹ, bao che, bảo kê cho hành vi tham nhũng.

Đồng thời, cần công khai các kết quả xử lý tham nhũng, lấy đó làm gương cảnh tỉnh sự vi phạm để người dân biết; đấu tranh với hành vi, hiện tượng tham nhũng, trong đó nên nghiên cứu thiết lập hẳn một chuyên mục về phòng, chống tham nhũng trên một số tờ báo.

Ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, cần triển khai hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về công tác cán bộ, coi việc xây dựng đội ngũ cán bộ là giải pháp thiết thực, cấp thiết và lâu dài, nhằm phòng, chống tận gốc tình trạng tham nhũng quyền lực - vì tham nhũng quyền lực chính là “cha đẻ” của tham nhũng học vị, học hàm, tham nhũng bằng cấp, tham nhũng tài sản.

Cùng với đó, có kế hoạch, chương trình để triển khai thực hiện Luật Tố cáo, làm cơ sở phát hiện, xử lý tham nhũng; đề cao hoạt động kê khai, xác minh tài sản của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; thực hiện các biện pháp quản lý đầu tư công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngân sách Nhà nước; quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư, hoạt động tín dụng.

Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, việc xử lý tham nhũng cần tiến hành theo phương châm có “diện”, có “điểm”; trong đó tập trung xử lý điểm nóng, bức xúc, các cán bộ cấp cao, người đứng đầu có hành vi tham nhũng lớn, nghiêm trọng; thanh, kiểm tra làm rõ hành vi tham nhũng “vặt” để phục vụ công tác cán bộ; xử lý toàn diện cả về mặt Đảng-Đoàn và về mặt chính quyền, có lý, có tình, đánh giá đầy đủ cả “công” và “tội;” tránh cả hai hướng tả khuynh hoặc hữu khuynh.

Bên cạnh đó, công tác phòng, chống tham nhũng cần tính đến vấn đề xử lý tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng, kiên quyết không quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ đã tham nhũng, để xảy ra hoặc bao che cho tham nhũng; đồng thời có biện pháp hữu hiệu giữ bí mật, bảo vệ, tuyên dương, khen thưởng người tích cực, có thành tích trong phát hiện, phòng, chống tham nhũng.

Tập trung hoàn thiện thể chế

Theo đánh giá của ông Ngọ Duy Hiểu, Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta đang đi vào thực chất, được chỉ đạo bài bản với quyết tâm chính trị cao và hành động quyết liệt, đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, làm nức lòng Nhân dân cả nước, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Nhiều giải pháp đồng bộ đã được triển khai như tuyên truyền, giáo dục đến xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải cách chế độ tiền lương, đổi mới công tác cán bộ, tự phê bình và phê bình, chỉ đạo xử lý nghiêm "không có vùng cấm" các vụ án tham nhũng lớn.

Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình, vào cuộc mạnh mẽ của Nhân dân và cả hệ thống chính trị.

Hiệu quả của cuộc đấu tranh này đã cổ vũ cho những nhân tố mới, trung thực, liêm chính, răn đe, ngăn ngừa lợi ích nhóm và các hành vi tiêu cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, trong thời gian tới cần tập trung hoàn thiện thể chế, để những người tham lam không còn nhiều cơ hội tham nhũng; tiếp tục đưa ra xử lý nghiêm nhiều vụ, việc, người tham nhũng mà dư luận đang quan tâm; tập trung phòng ngừa và chống tham nhũng trong các lĩnh vực xây dựng chính sách, công tác cán bộ, thực thi chức năng nhiệm vụ của lực lượng phòng, chống tội phạm, tham nhũng; huy động mạnh mẽ, rộng khắp sức mạnh của Nhân dân và toàn hệ thống chính trị vào cuộc đấu tranh khó khăn, lâu dài này.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Thử tài phân biệt thời trang cao cấp và bình dân (số 4)
  • Lưu hành giống CAMAU1
  • Về quê làm giàu
  • Bé Quang Anh đăng quang Giọng hát Việt nhí 2013
  • Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Nâng cao chất lượng giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính
  • Nuôi tôm siêu thâm canh thân thiện môi trường
  • Huế thi vị qua góc nhìn sông Hương
  • Một khúc miền Trung
推荐内容
  • Siêu thị Mediamart bị phạt 80 triệu đồng vì hoạt động khi chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy
  • Tân  Trào
  • Lễ hội Phá bàu
  • Bảo tồn văn hóa Tây Nguyên bằng ngân hàng dữ liệu
  • Hàng trăm người thoát nạn kỳ diệu sau vụ rơi máy bay kinh hoàng ở Mexico
  • Hướng đến sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và an toàn