【ket qua bong đa viet nam】Thị trường carbon tuân thủ: Một mục tiêu hướng vào đạt nhiều đích
Ảnh minh họa.
Thị trường carbon tuân thủ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và những thách thức ngày càng tăng về biến đổi khí hậu,ịtrườngcarbontuânthủMộtmụctiêuhướngvàođạtnhiềuđíket qua bong đa viet nam các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực triển khai những giải pháp nhằm giảm thiểu lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường. Một trong những công cụ hiệu quả nhất trong quá trình này là thị trường carbon, nơi mà quyền phát thải được trao đổi như một loại hàng hóa. Tại Việt Nam, việc hình thành và phát triển thị trường carbon tuân thủ được xem là bước tiến quan trọng, không chỉ giúp đạt được các cam kết quốc tế về giảm phát thải, mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững, với các mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2025-2030.
Thị trường carbon tuân thủ được hiểu là một hệ thống mà ở đó các doanh nghiệp bị bắt buộc phải tham gia, dựa trên các quy định pháp luật về phát thải khí nhà kính do chính phủ ban hành. Mục tiêu của thị trường này là đảm bảo rằng các quốc gia có thể đạt được các mục tiêu giảm phát thải theo cam kết quốc gia hoặc quốc tế, chẳng hạn như Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được ký kết vào năm 2016.
Thị trường carbon tuân thủ hoạt động theo nguyên tắc hạn ngạch phát thải. Chính phủ các nước đặt ra một mức trần phát thải quốc gia, sau đó phân bổ hạn ngạch phát thải cho các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp phát thải khí nhà kính vượt quá hạn ngạch sẽ phải mua thêm hạn ngạch từ thị trường, trong khi những doanh nghiệp phát thải ít hơn có thể bán hạn ngạch dư thừa để kiếm lợi nhuận. Đây là hình thức khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện quy trình sản xuất, sử dụng công nghệ sạch hơn để giảm thiểu khí thải.
Cơ chế này chia thị trường thành hai loại: Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi doanh nghiệp tham gia đấu giá hạn ngạch phát thải từ chính phủ. Trong khi đó, thị trường thứ cấp cho phép các doanh nghiệp trao đổi hạn ngạch với nhau. Điều này tạo ra sự linh hoạt cho các doanh nghiệp trong việc quản lý chi phí phát thải và khuyến khích sự sáng tạo trong việc giảm lượng khí thải.
Các thị trường carbon tuân thủ điển hình trên thế giới
Nhiều quốc gia và khu vực đã phát triển các thị trường carbon tuân thủ với quy mô và cơ chế khác nhau. Điển hình là Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc và Trung Quốc.
Theo đó, hệ thống mua bán phát thải của EU (EU-ETS) được xem là một trong những mô hình thị trường carbon lớn nhất và hiệu quả nhất trên thế giới. Tại đây, hạn ngạch phát thải được phân loại là công cụ tài chính và được giao dịch trên các sàn tài chính. Thêm vào đó, EU đã phát triển các sản phẩm phái sinh của hạn ngạch phát thải, bao gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi, giúp thị trường này trở nên đa dạng và phức tạp hơn.
Tại Hàn Quốc, hệ thống mua bán phát thải quốc gia Hàn Quốc (K-ETS) kết hợp phân bổ hạn ngạch miễn phí với phân bổ qua đấu giá. Từ giai đoạn phát triển thứ hai (2018-2020), Hàn Quốc đã cho phép giao dịch tín chỉ carbon bù trừ (KOC), loại chứng chỉ được cấp cho các dự án giảm phát thải theo tiêu chuẩn quốc tế. Tín chỉ này có thể chuyển đổi thành Đơn vị tín chỉ carbon Hàn Quốc (KCU) và được phép mua bán, bù trừ phát thải tương đương với 1 đơn vị hạn ngạch phát thải.
Còn với thị trường mua bán phát thải quốc gia Trung Quốc, mặc dù mới được triển khai gần đây, đã nhanh chóng trở thành thị trường lớn nhất thế giới về quy mô. Trung Quốc chỉ phân bổ hạn ngạch phát thải miễn phí cho các doanh nghiệp và chưa áp dụng đấu giá như EU hay Hàn Quốc. Tín chỉ carbon quốc gia Trung Quốc (CCER) là một hàng hóa quan trọng trên thị trường, được sử dụng để bù trừ phát thải.
Ngoài hạn ngạch phát thải, các thị trường carbon tuân thủ còn giao dịch tín chỉ carbon, một công cụ quan trọng trong việc bù trừ phát thải. Tín chỉ carbon được cấp cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân khi họ thực hiện các hoạt động giảm phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính, với mỗi tín chỉ tương đương với việc giảm phát thải 1 tấn CO2 hoặc các loại khí nhà kính khác.
Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp có thể sử dụng tín chỉ carbon để bù đắp lượng phát thải vượt hạn ngạch của mình, nhưng điều này phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia. Ví dụ, tại Hàn Quốc và Trung Quốc, tín chỉ carbon được phép giao dịch và sử dụng để bù trừ phát thải. Trong khi đó, EU đã ngừng cho phép sử dụng tín chỉ carbon từ giai đoạn 4 (2021-2030) của EU-ETS, chỉ cho phép trao đổi hạn ngạch phát thải.
Lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thị trường carbon lần đầu tiên được đề cập trong Quyết định 1775/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 21/11/2012, phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ carbon ra thị trường thế giới. Theo đó, Đề án rà soát, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của thị trường tín chỉ carbon tự nguyện.
Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã đặt ra nhiệm vụ thúc đẩy các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện nước ta trên cơ sở hỗ trợ tài chính, công nghệ của các nước và tổ chức quốc tế; phát triển thị trường trao đổi tín chỉ carbon trong nước, tham gia thị trường carbon toàn cầu.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đã quy định việc tổ chức và thực hiện thị trường carbon. Theo đó, thị trường carbon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước, quốc tế, phù hợp với quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Luật Bảo vệ Môi trường 2020 quy định các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc danh mục quy định, được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính và có quyền trao đổi, mua bán trên thị trường carbon trong nước.
Cơ sở phát thải khí nhà kính chỉ được phát thải khí nhà kính trong hạn ngạch đã được phân bổ; trường hợp có nhu cầu phát thải vượt hạn ngạch được phân bổ thì mua hạn ngạch của đối tượng khác thông qua thị trường carbon trong nước.
Năm 2021, Nghị quyết 50-NQ/CP của Chính phủ đã xác định "thực hiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam" là một trong các nhiệm vụ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Ngày 7/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định chi tiết việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozone và phát triển thị trường carbon.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải, hấp thụ khí nhà kính; tham gia phát triển thị trường carbon trong nước; sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, tiêu thụ và xử lý các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone.
Ông Nguyễn Tuấn Quang - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản chiến lược quan trọng về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; trong đó có lộ trình phát triển công cụ định giá carbon, nhất là thị trường carbon tuân thủ.
Quá trình hình thành thị trường carbon đang được đẩy mạnh với mục tiêu góp phần thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính và hướng tới mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Theo dự thảo Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, thị trường carbon sẽ được triển khai thí điểm trong giai đoạn 2025-2028. Trong giai đoạn này, thị trường sẽ chỉ tập trung vào các giao dịch trong nước và chưa thực hiện giao dịch quốc tế, ngoại trừ những hoạt động trao đổi tín chỉ carbon theo các thỏa thuận quốc tế.
Từ năm 2029, Việt Nam sẽ chính thức vận hành thị trường carbon toàn quốc, bổ sung các loại tín chỉ carbon được xác nhận để giao dịch trên thị trường. Đề án cũng đặt ra mục tiêu nghiên cứu khả năng kết nối thị trường carbon trong nước với khu vực và thế giới, nhằm gia tăng tính cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Tại cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Đề án thành lập và phát thị trường carbon tại Việt Nam chiều ngày 7/10/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, thị trường carbon có tiềm năng lớn trong việc thu hút vốn đầu tư và phát triển công nghệ. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra rằng, việc phát triển thị trường cần được thực hiện thận trọng và từng bước hoàn thiện về cơ chế, chính sách và các quy chuẩn kỹ thuật, nhằm bảo đảm tính minh bạch và công bằng.
Việc xây dựng và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam đối diện nhiều thách thức. Một trong những khó khăn lớn là việc thiếu đồng thuận giữa các quốc gia về cơ chế, quy chuẩn kỹ thuật và phân bổ hạn ngạch carbon trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, sự hạn chế về kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật cũng là một trở ngại lớn cho quá trình triển khai.
Tuy nhiên, nếu thành công, thị trường carbon sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam. Việc tham gia thị trường carbon không chỉ giúp giảm thiểu chi phí của doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định phát thải mà còn tạo ra dòng tài chính mới cho các dự án xanh. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Duy Trinh(t/h)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Dễ ung thư lưỡi vì thuốc tẩy trắng răng lậu
- ·Bé gái 5 tháng tuổi cần gấp 60 triệu đồng mổ tim
- ·Đánh đập, bêu riếu kẻ trộm: phạm tội 'làm nhục người khác'
- ·Con nửa tỉnh nửa điên, cha mẹ ung thư giai đoạn cuối
- ·5 tin đồn thực phẩm gây rúng động dư luận năm 2013
- ·Cảnh khốn cùng của gia đình nghèo có hai con bệnh hiểm
- ·Cầm tiền tỷ về nước, mẹ khóc nghẹn nhìn theo bóng con trai
- ·Góc khuất phòng gym qua lời kể huấn luyện viên điển trai
- ·Tìm thấy thuốc trường sinh từ thế kỷ 19
- ·Nghĩa vụ trả nợ thay người đã mất
- ·Hãi hùng gia vị làm lẩu “vô hạn”
- ·Đi làm ngày Tết, nhân viên được hưởng lương ra sao?
- ·Hỏi về thủ tục nhập hộ khẩu Hà Nội
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 5/2018
- ·Nhịn ăn gián đoạn gây nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng
- ·Suy thận, suy tim thiếu tiền chữa, mẹ lo sớm lìa đàn con thơ
- ·Bạn đọc giúp đỡ bé Bùi Thị Biền bị Thalassemia hơn 26 triệu đồng
- ·Bí quyết chọn mua vải thiều không bị sâu đầu
- ·‘Đột kích’ Vincom săn deal khủng, rinh quà đỉnh dịp Black Friday
- ·Những đồ ăn ngày Tết không nên ăn