会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định trận udinese】Tình hình Biển Đông mới nhất: Chuyên gia nói về việc Trung Quốc đưa tên lửa ra Biển Đông!

【nhận định trận udinese】Tình hình Biển Đông mới nhất: Chuyên gia nói về việc Trung Quốc đưa tên lửa ra Biển Đông

时间:2024-12-25 21:58:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:900次

Trả lời phỏng vấn trên báo Thanh Niên vào chiều 18/2 về những diễn biến mới nhất của tình hình Biển Đônghiện nay,ìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtChuyêngianóivềviệcTrungQuốcđưatênlửaraBiểnĐônhận định trận udinese cụ thể là việc Trung Quốc điều động hai hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân (Bộ Quốc phòng), hiện là Chủ tịch Hội Khoa học - kỹ thuật và kinh tế biển TPHCM, nhận định Trung Quốc đang đi những “bước đi then chốt”, ngày càng trỗi dậy tham vọng “hải quân biển xanh” trong chiến lược biển và lực lượng trên biển hòng rắp tâm thực hiện mưu đồ biến Biển Đông thành “ao nhà”.

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm bình luận về những diễn biến mới nhất của tình hình Biển Đông hiện nay

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm bình luận về những diễn biến mới nhất của tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh Thanh Niên

Trước hàng loạt hành động phi pháp của Trung Quốc khi đưa tên lửa ra Hoàng Sa, đưa máy bay ra các đảo nhân tạo ở Trường Sa, kế hoạch đưa tàu tuần tra Hải cảnh 3901“khổng lồ” xuống Biển Đông..., ông Lâm phân tích mưu đồ “nuốt trọn” và khống chế hoàn toàn vùng biển, vùng trời Biển Đông đã được Trung Quốc toan tính từ rất lâu và cực kỳ nguy hiểm. Trung Quốc cũng đang lộ rõ tham vọng khống chế có hiệu lực trên Biển Đông, đồng thời rắp tâm “răn đe vũ lực” có mức độ đối với các nước lên tiếng phản ứng.

“Mưu đồ này của Trung Quốc đã rất rõ ràng rồi, chứ không còn “ngập ngừng” như trước nữa” – Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm nói. Theo lời Chuẩn Đô đốc Lâm, cái nguy hiểm nhất, là với những hành động phi pháp đó, Trung Quốc sẽ khống chế vùng trời, vùng biển của cả Biển Đông. Việt Nam và các nước trong khu vực, cũng như cả cộng đồng quốc tế không thể để yên cho Trung Quốc làm như vậy, không thể khoanh tay đứng nhìn Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế và bành trướng kiểu đó.

Cũng theo lời ông Lâm, “Việt Nam lại càng phải phản đối quyết liệt hơn nữa, vì đó là đất của mình, đảo của mình. Trên thực tế, từ lâu Việt Nam cũng đã kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình để giữ ổn định tình hình Biển Đông. Tôi nghĩ rằng bây giờ Việt Nam phải tiếp tục đấu tranh theo luật pháp quốc tế, căn cứ vào Hiến chương Liên Hiệp Quốc, vào Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982, căn cứ vào Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2000.

Năng lực tên lửa HQ-9 của Trung Quốc đe dọa đến sự hòa bình, ổn định của Biển Đông

Năng lực tên lửa HQ-9 của Trung Quốc đe dọa đến sự hòa bình, ổn định của Biển Đông. Ảnh Reuters

Việc đấu tranh chống lại những hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ còn lâu dài, có lúc mềm dẻo nhưng cũng rất cần sự kiên quyết, cứng rắn, không sợ va chạm để giữ lấy chủ quyền của Việt Nam, giữ lấy lợi ích chính đáng, cốt lõi của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam. Mình mong muốn hòa bình, mong muốn ổn định để phát triển nhưng hoàn toàn không đồng nghĩa với hòa bình, ổn định bằng mọi giá. Không phải anh “ru ngủ” tôi chỗ này, rồi anh lại bộc lộ hành động trái ngược với lời nói, với các cam kết. Chuyện đó chúng ta phải thấy để có cách ứng xử, giải quyết, đấu tranh rõ ràng”.

Trong khi đó, bình luận với báo Tiền Phong vào chiều 18/2 về động thái điều động tên lửa ra Hoàng Sa của Trung Quốc, ông Trần Việt Thái, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao cho rằng, tình hình Biển Đông năm 2016 sẽ mang đặc trưng là đa dạng về chủ thể tham gia, đặc biệt sau khi lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu ra đảo Ba Bình và việc Mỹ đưa tàu tiến sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép. Vì thế, “tình hình Biển Đông năm nay phức tạp không thuần túy từ phía Trung Quốc đại lục mà từ các bên khác như Đài Loan, Philippines, nhất là sau khi Tòa án trọng tài quốc tế trong một vài tháng tới sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippines”, ông Thái nói.

Phân tích về những diễn biến cụ thể của tình hình Biển Đông năm 2016, ông Thái cho rằng với kế hoạch 3 giai đoạn nhằm kiểm soát Biển Đông, sau khi hoàn thành giai đoạn 1 với việc xây dựng đảo nhân tạo, xây dựng sân bay, đưa tàu bè ra đó nhằm kiểm soát mặt biển, Trung Quốc năm nay sẽ chuyển sang giai đoạn 2 là xây dựng năng lực để khống chế, kiểm soát vùng trời ở khu vực này. Giai đoạn cuối cùng sẽ là đưa máy bay chống ngầm và các thiết bị săn ngầm ra khu vực nhằm kiểm soát dưới đáy biển.

Ông Trần Việt Thái, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao phân tích về những diễn biến cụ thể của tình hình Biển Đông 2016

Ông Trần Việt Thái, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao phân tích về những diễn biến cụ thể của tình hình Biển Đông 2016. Ảnh Tiền Phong

Trả lời về việc một số chuyên gia quốc tế cho rằng năm nay Trung Quốc sẽ lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, ông Thái dự đoán Trung Quốc sẽ rút kinh nghiệm từ các năm trước, rằng sau khi Bắc Kinh tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông, Mỹ vẫn đưa máy bay vào mà Trung Quốc không làm gì được vì chưa đủ năng lực kiểm soát trên không. Họ chưa lắp đặt radar ở đó, và nếu có cũng chưa đủ khả năng phát hiện và đưa máy bay lên để ngăn chặn. Ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ không tuyên bố ADIZ công khai mà lẳng lặng làm cho đến khi nào có đủ năng lực. Hơn nữa, Biển Đông khác với biển Hoa Đông vì khu vực này có nhiều bên liên quan hơn, giao thông đi lại tấp nập, nhộn nhịp hơn.

Bình luận về quan điểm xử lý vấn đề Biển Đông của chủ tịch ASEAN năm nay là Lào, ông Thái nói: “Khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm Lào gần đây, lãnh đạo Lào đã khẳng định rõ quan điểm của Lào là không được quân sự hóa, cần tôn trọng quyền tự do hàng hải trên biển Đông. Từ đó có thể hy vọng ban lãnh đạo mới của Lào sẽ tìm ra được một công thức chấp nhận được cho tất cả các bên, để tránh lặp lại việc không đưa ra được tuyên bố chung về tình hình Biển Đông do nước bên ngoài tác động. Các lãnh đạo ASEAN và Mỹ vừa họp tại Sunnylands và đạt được một số thống nhất trong quan điểm về Biển Đông. Lào sẽ đóng vai trò điều phối nhất định, nhưng thực tế như thế nào còn phải chờ xem”.

Tuyết Trinh (T/h)

Nữ sinh bị đánh hội đồng ở Huế: 'Không đánh nhau sẽ không năng động!'

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Nguy cơ bỏng mắt bởi túi chống ẩm bánh gạo One one
  • Nhận định, soi kèo Odisha vs Mumbai City, 21h00 ngày 5/12: Chủ nhà ‘ghi điểm’
  • Giám đốc chỉ đạo con dâu để ngoài sổ sách kế toán 12 tỷ đồng
  • Bắt giam 2 tài xế xe đầu kéo rượt đuổi nhau trên cao tốc TP.HCM – Trung Lương
  • Dự báo thời tiết hôm nay ngày 18/4/2015: Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng
  • Điểm chuẩn Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP.HCM tăng 5 điểm
  • Điểm chuẩn trường Đại học Sài Gòn cao nhất 28,25
  • 'Bà trùm' Xuyên Việt Oil lãnh 30 năm tù
推荐内容
  • Tin tức mới cập nhật ngày 27/7/2015: TPHCM sẽ thay thế xe buýt bằng xe điện
  • Triệu tập nhóm 'vệ sĩ' chặn đường, điều tiết cho đoàn xe đám cưới
  • Điểm chuẩn 9 trường thành viên Đại học Đà Nẵng 2024, cao nhất 28,13
  • Điểm chuẩn các trường Luật 2024, cao nhất 28,85
  • Gia Lai: Đưa con đi thi, cha té xuống từ lầu 2 nhà nghỉ
  • Nhận định, soi kèo Al Wehda vs Al Okhdood, 22h15 ngày 5/12: Thất vọng cửa trên