【vdqg iceland】Bài 3: Cải cách
Bài 2: Bộ Tài chính đã rất chủ động trong các mục tiêu cải cách Bài 1: Cải cách hành chính - động lực phát triển của ngành Tài chính |
Câu chuyện từ những “người trong cuộc”
Lắng nghe những câu chuyện từ phía các doanh nghiệp (DN),àiCảicávdqg iceland vẫn còn đâu đó sự chưa hài lòng, nhưng những chỉ số công khai từ phía những cơ quan có thẩm quyền như VCCI cho thấy, đã có đến 80% DN hài lòng với thủ tục thuế, hải quan. Con số này được nâng lên qua từng năm cho thấy nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn ngành Tài chính, bởi ngơi nghỉ sẽ đồng nghĩa với sự thụt lùi.
Chị Nguyễn Thu Nhi - Công ty TNHH Phú Ninh (Quảng Bình) chia sẻ, việc triển khai nộp thuế điện tử giúp DN giảm chi phí giấy in, mực in, chi phí chuyển hóa đơn cho khách hàng. Thông qua hình thức nộp thuế điện tử, DN sẽ không mất không gian lưu trữ hóa đơn nhờ kho dữ liệu điện tử, từ đó, giảm thời gian tìm kiếm hóa đơn, tăng cường khả năng bảo mật hóa đơn.
Hay như câu chuyện từ một cán bộ xuất nhập khẩu của Công ty TNHH JDI Telecom Vina Vĩnh Phúc - ông Nguyễn Văn Trung cho biết, thời gian làm thủ tục hải quan rất thuận lợi, thủ tục nhanh gọn, cán bộ nhiệt tình, thân thiện, hỗ trợ DN. Những cải cách về giảm thời gian, chi phí cũng sẽ được đong đếm bằng tiền bạc, bằng cơ hội cho DN.
Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 1924/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2021-2025 của Bộ Tài chính. Đây chính là đường hướng, là “kim chỉ nam” cho thực hiện CCHC của ngành. Theo đó, Bộ Tài chính xác định, quán triệt chủ trương của Đảng về CCHC trong lĩnh vực tài chính là một trong những đột phá phát triển ngành. CCHC trong lĩnh vực tài chính phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp (DN); lấy người dân, DN làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, DN là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính. |
Không chỉ hỗ trợ tối đa cho người dân và DN trong thực hiện các thủ tục về thuế theo quy định, ở thời điểm dịch Covid-19 hoành hành, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về hỗ trợ tiền thuế, tiền thuê đất cho DN, mọi vướng mắc của DN đều được cơ quan thuế hỗ trợ. Tại Cục Thuế Bình Định, đơn vị đã tích cực tư vấn, hướng dẫn DN hoàn tất hồ sơ, thủ tục cần thiết, giải quyết nhanh chính sách hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho DN.
Bà Đồng Thị Ánh - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Pisico Bình Định, Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân Bình Định cho biết, dịch Covid-19 làm tăng chi phí đầu vào, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, doanh thu của DN và thu nhập của người lao động. “Cùng với sự nỗ lực của chính DN, việc Chính phủ quyết định gia hạn nộp thuế đã giúp DN giảm bớt áp lực về tài chính. Với chính sách ưu đãi đó, Tổng công ty Pisico Bình Định đã được gia hạn số tiền hơn 900 triệu đồng. Cục Thuế Bình Định đã hỗ trợ tối đa cho DN chúng tôi trong thực hiện thủ tục gia hạn nộp thuế, giúp DN khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh”, bà Đồng Thị Ánh cho hay.
Theo nhận định của đại diện một số tổ chức quốc tế, Việt Nam phát triển bền vững, trở thành điểm đến hấp dẫn thì chính sách thuế tạo thuận lợi, khuyến khích kinh doanh phát triển là hết sức quan trọng. Việt Nam đã ban hành nhiều quy định về thuế, hải quan hỗ trợ DN. Đây là hướng đi hợp lý, trong đó, quyết tâm của cơ quan quản lý nhà nước là rất quan trọng để tạo lòng tin của người dân và DN.
Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số thúc đẩy cải cách
Những kỳ vọng hay sự chưa hài lòng của người dân, DN là động lực để ngành Tài chính bước tiếp. Trước yêu cầu đặt ra ngày càng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ, Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) một cách chủ động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.
Ở thời điểm nhậm chức, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã khẳng định, một trong những ưu tiên trong chỉ đạo điều hành chính sách tài chính – ngân sách nhà nước đó là, các chính sách tài chính bên cạnh việc phải đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, thì điều cốt yếu là phải vì sự phát triển của đất nước, vì dân và vì sự phát triển của DN, coi DN là trung tâm.
Trong chỉ đạo điều hành, vị “Tư lệnh” của ngành Tài chính luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác xây dựng thể chế, vừa hỗ trợ cho công tác quản lý, vừa tạo điều kiện cho người dân, DN. Đến cuối tháng 9/2021, Bộ trưởng đã ký Quyết định số 1924/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Tài chính. Đây chính là đường hướng, là “kim chỉ nam” cho thực hiện CCHC của ngành. Theo đó, Bộ Tài chính xác định, quán triệt chủ trương của Đảng về CCHC trong lĩnh vực tài chính là một trong những đột phá phát triển ngành. CCHC trong lĩnh vực tài chính phải xuất phát từ lợi ích của người dân, DN; lấy người dân, DN làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, DN là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính tập trung vào một trong những định hướng lớn và cũng là một mũi nhọn đột phá CCHC của ngành Tài chính trong giai đoạn tới, đó là ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để thúc đẩy CCHC. Nhóm giải pháp này nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế số với mục tiêu hướng tới là xây dựng nền tài chính số kết nối với các bên thông qua việc chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa để cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ tài chính thông minh, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp hiện nay.
Yêu cầu cải cách, đổi mới là tất yếu, là con đường không thể khác. Những kết quả thực hiện thời gian qua sẽ là tiền đề quan trọng để ngành Tài chính bước tiếp trên con đường đã chọn.
Tiên phong triển khai lộ trình chuyển đổi số Trong Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Tài chính sẽ cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các quy định thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực tài chính, mục tiêu đặt ra là mức độ hài lòng của người dân, DN về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 90% (con số hiện nay là 80%). Một loạt các mục tiêu phấn đấu đặt ra cho các năm, như: Năm 2021, Bộ Tài chính sẽ hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực đạt tối thiểu tương ứng 40% đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Sang năm 2022, tối thiểu 30% người dân, DN khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó. Đến năm 2025, phấn đấu tăng tỷ lệ số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đã được giải quyết thành công trong mỗi năm thêm 20% đối cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. 80% người dân, DN khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận trước đó. 100% hồ sơ TTHC đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và có giá trị tái sử dụng. Mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công đạt tối thiểu 95% vào năm 2025. Dám đương đầu với thử thách không dễ làm được nếu không có quyết tâm thay đổi. Trước đây, cơ quan Thuế đã tiên phong chấp nhận sự đánh giá của DN để làm căn cứ thúc đẩy cải cách. Ngành Tài chính cũng là ngành đầu tiên phối hợp với VCCI để tổ chức khảo sát sự hài lòng của người dân, DN. Trên thực tế, những cải cách mạnh mẽ về TTHC trên cả nước giai đoạn 2016-2020 đã tiết kiệm cho ngân sách gần 15 nghìn tỷ đồng mỗi năm; hơn 18 triệu ngày công với số tiền tương đương là 6.300 tỷ đồng; trong đó, có đóng góp không nhỏ của ngành Tài chính. Trong giai đoạn 2021 - 2025, ngành Tài chính tiếp tục là một trong những bộ, ngành tiên phong triển khai lộ trình chuyển đổi số, trong đó, đặt ra mục tiêu xây dựng tài chính điện tử, tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở. Tới năm 2030, Bộ Tài chính phấn đấu thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh. Một lần nữa, ngành Tài chính lại chấp nhận thử thách. |
(责任编辑:La liga)
- ·Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2023
- ·Bình Định: Mạnh tay thu nợ thuế
- ·Cơ chế chưa đi vào cuộc sống
- ·Quảng Ninh: Quản lý hải quan tập trung giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
- ·Long An: 10 tháng năm 2022, xuất khẩu đạt trên 5,9 tỉ USD
- ·Ngành cơ khí: Vẫn chuyện “thừa thày, thiếu thợ”
- ·Đình chỉ cán bộ hải quan Đình Vũ có dấu hiệu nhận tiền "lót tay"
- ·Quảng Nam: Quy hoạch lưới điện đón trước yêu cầu phát triển
- ·Chính phủ đồng ý trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT với tất cả hàng hóa
- ·Hình ảnh lễ thượng cờ tàu HQ 16
- ·Thiếu vốn duy tu, đường xấu chiếm tỷ lệ cao
- ·Bắc Giang: Xử lý 127 trường hợp vi phạm trong sử dụng điện
- ·Tuyển Việt Nam đấu với tuyển Lào, vì đâu ông Kim Sang Sik áp lực?
- ·Phú Thọ, Thái Bình thí điểm ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế phiên bản 4.0
- ·Năm 2030, Việt Nam phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 7.500 USD
- ·Hà Nội: Thu giữ 9,35 kg ma túy tổng hợp qua đường hàng không
- ·Xóa nợ thuế đúng đối tượng: Thanh lọc doanh nghiệp, minh bạch ngân sách
- ·Real Madrid báo với Liverpool về việc chiêu mộ Alexander
- ·Cần tăng tốc giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%
- ·Hoàn thiện chính sách về thủ tục quá cảnh Hải quan ASEAN