【lich bong da.com.vn】Viện Pasteur là một phần cấu thành nên mối 'duyên nợ' Việt
Trong ngày cuối cùng làm việc tại Pháp,ệnPasteurlàmộtphầncấuthànhnênmốiduyênnợViệlich bong da.com.vn Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, làm việc với Viện Pasteur Paris; thăm trụ sở UNESCO và hội kiến với bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO; thăm trụ sở Tổ chức quốc tế Pháp ngữ và hội kiến với bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Pháp ngữ…
Thúc đẩy hợp tác giữa hai bên về y học và dịch tễ học lên mức cao hơn
Lãnh đạo Viện Pasteur Paris cho biết, trong số các quốc gia có quan hệ hợp tác với Viện, Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng. Người sáng lập Viện - Louis Pasteur đã nhận ra được tầm quan trọng của các bệnh nhiệt đới, do đó, đã ủy quyền thành lập Viện Pasteur tại TP.HCM vào năm 1891, là viện Pasteur đầu tiên ở nước ngoài, sau Viện Pasteur Paris.
Hiện, Việt Nam có 3 cơ sở của Viện Pasteur (đặt tại Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang) đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và đóng góp to lớn chống lại các loại dịch bệnh nói chung. Thời gian qua, Viện Pasteur đã tiếp tục có nhiều hoạt động hợp tác, hỗ trợ Việt Nam và các đối tác quốc tế, khu vực trong công cuộc phòng chống dịch Covid-19.
Thủ tướng tới thăm Viện Pasteur Paris. Ảnh: TTXVN |
Thủ tướng nhấn mạnh, đây là địa chỉ mà đoàn Việt Nam thấy cần đến trong chuyến công tác lần này, tiếp tục củng cố mối quan hệ với các Viện Pasteur.
Hệ thống các Viện Pasteur là một phần cấu thành nên mối “duyên nợ” giữa Việt Nam và Pháp qua thăng trầm của lịch sử. Trên thế giới, ít có nước nào có tới 3 Viện Pasteur như Việt Nam, phân bố ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Điều này cho thấy tầm nhìn xa của những người đi trước. Tại Việt Nam, nhiều người dân biết đến tầm quan trọng của các Viện Pasteur với ngành y tế, họ đến với Viện như một lẽ tất nhiên.
Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta tự hào về mối quan hệ đầy “duyên nợ” giữa hệ thống các Viện Pasteur của Việt Nam với Viện Pasteur Paris và cần củng cố, phát huy hơn nữa mối quan hệ này trong tương lai. Thủ tướng cảm ơn phía Pháp đã hỗ trợ các Viện Pasteur tại Việt Nam, nhất là trong việc giám sát xét nghiệm, phòng chống dịch Covid-19.
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý, các Viện Pasteur tại Việt Nam có truyền thống sản xuất các loại vắc xin phòng các bệnh hay gặp tại Việt Nam, nhưng dịch Covid-19 cho thấy việc quan tâm, đầu tư phát triển các Viện này chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Một trong những nội dung quan trọng trong chuyến thăm chính thức Pháp lần này là thúc đẩy hợp tác giữa hai bên về y học và dịch tễ học lên mức cao hơn, thiết thực, hiệu quả, thực chất hơn, nằm trong tổng thể hợp tác chiến lược giữa hai nước. Một trong những trụ cột trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước là khoa học công nghệ và y tế.
“Trên cơ sở mối “duyên nợ” đã có và quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp, không có lý do gì để không thúc đẩy hợp tác về vấn đề này trong hiện tại và tương lai”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, bài học Việt Nam rút ra là “một đồng phòng dịch hiệu quả thì không mất hàng triệu đồng chống dịch”, chưa kể những mất mát khác. Do đó, Việt Nam rất quan tâm vấn đề này.
“Đó không phải là ngẫu hứng mà là đòi hỏi khách quan”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng chuyển lời mời Tổng Giám đốc Viện Pasteur Paris tới thăm Việt Nam và triển khai các hoạt động hợp tác trên tinh thần “việc gì dễ làm trước, làm từ dễ tới khó, từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp, từ việc cụ thể hướng tới tổng thể, toàn diện”.
Đại diện lãnh đạo Viện nhất trí cao với các đề xuất của Thủ tướng. Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Nicolas Warnery cho biết thêm, Việt Nam là quốc gia duy nhất mà Đại sứ quán Pháp có Tham tán y tế.
Nghe vậy, Thủ tướng nhấn mạnh, "không có lý do gì để chúng ta không kế tiếp những ý tưởng tốt đẹp của họ. Công việc này cần thực hiện bằng sức lực, trí tuệ và cả trái tim của mình”.
Đưa quan hệ Việt Nam – UNESCO phát triển mạnh mẽ
Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đặt tại Paris, Pháp và hội kiến với bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO.
Bà Tổng Giám đốc đánh giá cao sự quan tâm của Chính phủ, khẳng định Việt Nam luôn là thành viên năng động, có trách nhiệm, một trong những nước đi đầu triển khai hiệu quả các chương trình, hoạt động của UNESCO…
Thủ tướng Phạm Minh Chính xem trưng bày ảnh di sản của Việt Nam tại Trụ sở UNESCO. Ảnh: VGP |
Bà cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ hiệu quả Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, văn hóa, khoa học, thông tin truyền thông, tạo điều kiện để người Việt Nam làm việc Tổ chức UNESCO….
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam chú trọng thực hiện chính sách lấy người dân là chủ thể, phát triển bền vững dựa trên các giá trị văn hóa, lịch sử, bảo vệ môi trường, phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Thủ tướng hoan nghênh Tổng Giám đốc Audrey Azoulay sớm thăm Việt Nam để trao đổi về định hướng và các ưu tiên hợp tác trong giai đoạn mới, góp phần đưa quan hệ Việt Nam – UNESCO phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký bản ghi nhớ hợp tác Việt Nam – UNESCO giai đoạn 2021-2025 và thỏa thuận hợp tác giữa UNESCO và Tập đoàn SOVICO trong việc thúc đẩy mạng lưới các thành phố sáng tạo và phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam.
Cũng trong ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm trụ sở Tổ chức quốc tế Pháp ngữ và hội kiến với Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Pháp ngữ.
Tại đây, Thủ tướng và bà Tổng Thư ký đã chứng kiến lễ ký hai Ý định thư hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với Bộ Nông nghiệp Gabon về hợp tác sản xuất và xuất khẩu cà phê; giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Tổ chức quốc tế Pháp ngữ về việc thành lập Trung tâm hợp tác Nam-Nam và hợp tác ba bên.
Sau khi hoàn tất các hoạt động, cuối giờ chiều nay (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam lên chuyên cơ trở về nước, kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp thành công tốt đẹp.
Dự kiến vào trưa mai, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đoàn về đến Việt Nam. Sau khi chuyên cơ đáp xuống sân bay Nội Bài, sẽ diễn ra lễ bàn giao trang, thiết bị, vật tư y tế và kinh phí được ủng hộ cho công tác phòng chống dịch Covid-19 trong chuyến công tác tại Anh và Pháp một tuần qua.
Tại lễ bàn giao, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an sẽ thay mặt Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp nhận trang, thiết bị, vật tư y tế…
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- ·Kẻ giết người ở Bến Tre trốn sang Kiên Giang sa lưới
- ·Khởi tố 7 bị can thuộc Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường Quảng Ninh
- ·Bà lão ở Hà Nội bị lừa 2 tỷ đồng sau cuộc gọi của kẻ giả danh công an
- ·Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- ·Chia sẻ video hàng xóm đánh nhau lên Facebook có vi phạm pháp luật?
- ·Xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Trương Mỹ Lan lãnh án chung thân
- ·Cảnh sát giao thông có được kiểm tra ví, cốp xe của lái xe?
- ·Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- ·Xe con có được phép vượt xe tải?
- ·Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
- ·Cảnh sát giao thông có được giữ căn cước công dân của người vi phạm?
- ·Xác minh người đàn ông cầm dao đứng 'nói chuyện' với tài xế xe khách ở TP.HCM
- ·Bình Dương: Gã đàn ông sát hại người tình rồi tẩm xăng tự thiêu
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Nồng độ cồn bao nhiêu bị bảo hiểm từ chối bồi thường?
- ·Tạm giữ hình sự 3 phụ nữ đánh ghen, lột đồ người khác giữa phố
- ·Người thuê dùng nhà vào việc phạm pháp, chủ nhà có bị liên đới?
- ·Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- ·Em họ hối hận khi giúp Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 26.000 tỷ đồng