会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keo malaisia】Trọng dụng nhân tài nhưng các cháu phải đợi các chú về mới đến lượt!

【keo malaisia】Trọng dụng nhân tài nhưng các cháu phải đợi các chú về mới đến lượt

时间:2024-12-23 18:32:42 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:965次

Bộ Nội vụ hôm nay tổ chức hội thảo khoa học Chiến lược thu hút,ọngdụngnhântàinhưngcáccháuphảiđợicácchúvềmớiđếnlượkeo malaisia trọng dụng nhân tài trong khu vực công.

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, thời gian qua nhiều nơi có chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài nhưng có nơi khá thành công, có nơi không. Việc sử dụng, giữ được người tài và tạo điều kiện cho người tài có môi trường phát huy tốt hơn còn nhiều khó khăn và bất cập.

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng từng có đề án Mê Kông 1000 đào tạo các nhà khoa học, thạc sĩ, đại học ở các quốc gia trên thế giới nhưng khi về bố trí sử dụng không phù hợp.

{ keywords}
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân

Đừng vẽ nhân tài là người có đầy đủ áo, mũ, ô

PGS.TS Lê Minh Thông, Trợ lý Chủ tịch QH đặt vấn đề vì sao không hút được nhân tài, quan trọng là làm họ xuất hiện và sử dụng được họ mới là điều khó. 

“Một khi nhân tài quay lưng lại với quốc gia, với sự nghiệp thì nguy cơ sụp đổ là chuyện có thật. Nếu chúng ta không trọng được nhân tài, không giữ được nhân tài và không tạo môi trường cho nhân tài tồn tại, phát triển thì thất bại. Phải học lại bài học 'nhân tài là nguyên khí quốc gia'", ông Thông nhấn mạnh.

Ông cũng khuyên, đừng trừu tượng hóa nhân tài lên, vẽ nhân tài là người có đầy đủ áo, mũ, ô và mọi thứ thì rất khó. Hãy quan niệm nhân tài ở từng cấp độ khác để trân trọng và bồi dưỡng từng người.

{ keywords}
PGS.TS Lê Minh Thông, Trợ lý Chủ tịch QH

Theo ông, nhân tài tùy thời điểm, có thể rơi rụng, có những người hôm nay là nhân tài, ngày mai không còn là nhân tài nữa thì cũng đừng có hoảng hốt.

“Muốn có 1 cầu thủ tài năng là phải tốn kém, phải nâng niu, bồi dưỡng từ bé. Nhân tài là tốn kém nhưng mang lại hiệu quả. Đừng có bảo bỏ bao nhiêu tiền mãi chả được gì. Đầu tư nhân tài là đầu tư rủi ro”, trợ lý Chủ tịch QH nói.

Ông nêu cảm giác giới trẻ, những người có tài không thích vào khu vực công và cho rằng trong khu vực công đang có nhiều bất ổn về chế độ đãi ngộ và uy tín thấp. Điển hình như hàng loạt vụ bê bối diễn ra, từ cấp phường trở lên, rồi tiêu cực, tham nhũng; nhiều công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, hoạt động không hiệu quả...

"Nhân tài vào làm việc để cống hiến, không phải để bị sai vặt, pha trà rót nước nhưng thực tế ít được giao việc vì các 'bề trên' ngồi đó cả rồi, các cháu phải đợi các chú về mới đến lượt”, ông Thông phân tích.

PGS.TS Lê Minh Thông so sánh với các nước xem công chức nhà nước là tinh hoa, vào công chức là vinh dự lắm. Trong khi đó, một số đội ngũ của chúng ta học hành thì chuyên tu, tại chức.

Theo ông, để thu hút nhân tài phải làm sạch bộ máy của mình để người ta thấy vào khu vực công có thể nỗ lực, cống hiến; còn vào rồi thấy 30% cắp ô thì “nhìn đã chán”.

Thêm vào đó là không ít người sử dụng nhân tài không ổn. “Vấn đề chạy chức, chạy quyền, 5C (con cháu các cụ cả), các vấn đề vần “ệ” (tiền tệ, quan hệ, hậu duệ, đồ đệ rồi mới đến trí tuệ) rất nhiều.

"Do quan hệ mà ông nọ, ông kia lên vị trí giám đốc, vụ phó vụ trưởng… khiến mọi người nhìn vào không phục. Người sử dụng nhân tài như thế nhân tài vào làm gì. Người sử dụng phải biết đứng trên vai người tài năng. Nhân tài phải tâm phục khẩu phục thì họ mới cống hiến, còn không thì họ chỉ làm qua loa”, Trợ lý Chủ tịch QH lưu ý.

PGS.TS Lê Minh Thông đề nghị phải cải cách mạnh mẽ hệ thống công để tinh gọn lại và làm sao cơ bản công chức phải là tinh hoa.

“Nếu như bây giờ, người giỏi họ không muốn vào, nếu để lại ấn tượng “cái ông đấy tuy là cán bộ nhà nước nhưng mà tốt thì gay”, ông Thông chia sẻ.

Đừng để nhân tài bị rủi ro

GS.TS Phạm Hồng Thái, nguyên Trưởng khoa Luật, ĐHQG Hà Nội nêu quan điểm hơi khác với ông Thông: “Tôi thấy, càng ngày công chức mình càng có trí thức”.

Theo ông, thực tiễn có chuyện năng lực công chức chưa cao như mong muốn. Còn chuyện mấy chục phần trăm công chức "sáng cắp ô đi tối cắp ô về" chưa ai thống kê việc này.

{ keywords}
GS.TS Phạm Hồng Thái

TS Dương Quang Tung, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước cho rằng, nhân tài không phụ thuộc vào bằng cấp, nhiều người học giỏi chưa chắc đã là nhân tài.

Theo ông Tung, để thu hút, trọng dụng nhân tài phải tập hợp nhiều giải pháp chứ không chỉ mỗi chuyện đãi ngộ. Muốn trọng dụng thì người đứng đầu phải là minh chủ, biết sử dụng người.

"Còn người đứng đầu không khách quan, đưa những người kém cỏi lên quản lý nhân tài thì không phát huy sự tự do sáng tạo của nhân tài, rồi kèn cựa, nịnh nọt… làm thui chột nhân tài", ông Tung nói.

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhìn nhận thực tế rất nhiều người đi học nước ngoài về làm việc không được vì môi trường làm việc khác.

Ông cũng lưu ý tình trạng "chảy máu chất xám" từ khu vực công sang khu vực tư cần nghiên cứu và nhìn nhận đầu tư nhân tài 100 người được 3 là tốt rồi.

"Đầu tư nhân tài là đầu tư rủi ro nhưng đừng để nhân tài bị rủi ro. Thu hút vào rồi mà áp thế này thế kia là vi phạm làm sao họ hoạt động tự do, phát huy sáng tạo, tư tưởng mới được”, Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.

'Phụ cấp cả tháng của 1 thứ trưởng không bằng tôi dạy thêm 1 buổi'

'Phụ cấp cả tháng của 1 thứ trưởng không bằng tôi dạy thêm 1 buổi'

"Tôi nói thật phụ cấp cả tháng của 1 thứ trưởng không bằng tôi đi dạy thêm 1 buổi", GS.TS Phạm Hồng Thái nêu bất cập trong chế độ, chính sách thu hút nhân tài.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Trái dừa Việt Nam chuẩn bị gia nhập nhóm trái cây xuất khẩu tỷ USD
  • Thanh niên thoát chết đầy may mắn khi ô tô mất lái lao vút lên vỉa hè
  • Quá hạn đăng kiểm, chủ xe và tài xế bị phạt nặng đến mức nào?
  • Sau giảm giá, Mercedes
  • Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lưu trữ
  • Volkswagen Tiguan Platinum 2024 có giá mới là 1,688 tỷ đồng
  • Xe sedan giá rẻ tháng 8/2021: Vios vẫn giữ ngôi đầu, Mazda 3 lọt top 5
  • Người đàn ông thử độ bền màn hình xe Tesla bằng búa tạ
推荐内容
  • Tài sản của những người giàu nhất tăng 1.500 tỷ USD trong năm 2023
  • Những mẫu mô tô tiền tỷ tại Việt Nam, giá ngang ngửa ô tô hạng sang
  • Có nên tốn 13 triệu đồng bảo dưỡng Mitsubishi Xpander đã đi 40.000 km?
  • Siêu xe đua Audi R8 LMS GT3 Evo II 2022 chốt giá hơn nửa triệu USD
  • Ngân hàng Nhà nước lần đầu giảm giá bán USD trong năm 2023
  • Làm gì khi xe hết hạn đăng kiểm trong thời gian giãn cách xã hội?