会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi cầu mobi 88】Những loại thuốc không nên kết hợp với cà phê!

【soi cầu mobi 88】Những loại thuốc không nên kết hợp với cà phê

时间:2024-12-29 03:59:59 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:695次

Uống hai cốc cà phê mỗi ngày được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư gan,ữngloạithuốckhôngnênkếthợpvớicàphêsoi cầu mobi 88 thậm chí có thể giúp mọi người sống lâu hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên theo các chuyên gia Y tế Mỹ, nếu đang dùng những loại thuốc dưới đây không nên kết hợp với cà phê vì chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Thuốc chống trầm cảm

Theo cảnh báo của Y tế Quốc gia Mỹ, cà phê có thể tương tác với thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA), điều này sẽ làm giảm hấp thụ thuốc, dẫn đến bệnh nhân không tiếp nhận đủ liều lượng theo quy định.

Thuốc chống trầm cảm có tác dụng tăng cường với caffeine. Vì vậy những người uống một lượng lớn caffeine có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu như tim đập nhanh, buồn nôn, bồn chồn và mất ngủ.

Chất kích thích

GoodRx, công ty chăm sóc sức khỏe của Mỹ khuyên không nên kết hợp cà phê với các chất kích thích như Adderall (thuốc điều trị chứng rối loạn tăng động).

"Một lượng nhỏ cà phê có thể không làm nghiêm trọng thêm tác dụng phụ của Adderall, nhưng khi kết hợp cả hai có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ như huyết áp cao, nhịp tim tăng, cảm thấy bồn chồn và khó ngủ", GoodRx cảnh báo.

Cà phê là một chất kích thích, khi nó tương tác với các chất kích thích khác có thể dẫn đến tăng nhịp tim". Hai ví dụ khác về chất kích thích không nên kết hợp với cà phê bao gồm pseudoephedrine và epinephrine.

Thuốc chống tiểu đường

Trên thực tế, cà phê có thể làm tăng lượng đường trong máu ở một số người, điều này có khả năng chống lại tác dụng của thuốc chống tiểu đường. Các chuyên gia cảnh báo, bệnh nhân tiểu đường thích uống cà phê nên được theo dõi đường huyết cẩn thận và có thể phải thay đổi liều lượng thuốc.

Thuốc tuyến giáp

Một nghiên cứu năm 2008 được công bố bởi thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ cho thấy cà phê cản trở thuốc levothyroxine tuyến giáp.

Caffeine là một chất kích thích có thể làm tăng nhu động ruột các cơ co bóp để di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa. Caffeine cũng có tác dụng nhuận tràng nhẹ và làm tăng lượng chất lỏng trong phân. Cả hai điều này đều có thể dẫn đến việc thuốc di chuyển qua ruột quá nhanh gây cản trở sự hấp thu.

Khi điều này xảy ra, nồng độ hormone tuyến giáp của bạn có thể giảm xuống và dẫn đến các triệu chứng của suy giáp, bao gồm mệt mỏi, yếu cơ, tăng cân, khàn giọng và nhạy cảm với lạnh.

Vitamin và chất bổ sung

Ngoài các loại thuốc trên cũng không nên uống vitamin cùng cà phê. Vitamin sẽ không có tác dụng nhiều nếu các đặc tính của chúng được đẩy vào hệ tiêu hóa quá nhanh, hoặc bị đào thải ra khỏi cơ thể trước khi chúng có thể mang lại bất kỳ tác dụng tích cực nào.

Cà phê là một chất lợi tiểu và có thể làm mất đi các vitamin tan trong nước như vitamin B và vitamin C khi dùng chung với nhau.

Theo LiveStrong, tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ cung cấp hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư, cho biết caffein sẽ làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn bằng cách tăng các cơn co thắt để đẩy thức ăn qua đường tiêu hóa. Các chuyên gia cũng chỉ ra cà phê có thể hạn chế hoặc làm giảm sự hấp thụ sắt và canxi.

Các tương tác giữa caffeine và thuốc

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Vinmec, caffeine là hoạt chất có trong nhiều loại thực phẩm, đồng thời cũng là thành phần của nhiều loại thuốc giảm đau. Caffein tương tác nhiều mức độ khác nhau với nhiều loại thuốc, do đó người bệnh cần hết sức lưu ý khi sử dụng.

Tương tác giữa Caffeine và Ephedrin: Đây là một tương tác cần đặc biệt chú ý, cả cafein và Ephedrin đều là thuốc kích thích thần kinh trung ương. Uống thuốc caffeine trong quá trình điều trị bằng Ephedrin có thể gây quá nhiều kích thích, tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ, đôi khi là các vấn đề về tim. Ở người bệnh nhạy cảm, dù dùng liều thấp ephedrin với cafein cũng có thể gây mất ngủ, lo lắng, lú lẫn.

Tương tác giữa Caffeine và Adenosine: Thuốc Adenosine được sử dụng để điều trị loạn nhịp tim. Một số loại Adenosine cũng được dùng trong kiểm tra tim gắng sức, theo đó, caffeine có thể làm giảm hiệu quả của Adenosin. Do đó, cần ngừng uống thuốc và sử dụng các sản phẩm có chứa Caffeine ít nhất 24 giờ trước khi thực hiện các bài kiểm tra mức độ gắng sức của tim.

Tương tác với các thuốc làm giảm tốc độ đào thải cafein ra khỏi cơ thể: Cơ thể sẽ phá vỡ caffeine để loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên một số thuốc dùng đồng thời Caffein có thể ngăn cản quá trình này, làm người bệnh tăng nguy cơ gặp các tác dụng của caffein như đau đầu, bồn chồn, buồn nôn, tăng nhịp tim,...

Các thuốc tương tác với Caffein làm giảm tốc độ đào thải Caffein gồm: Các kháng sinh nhóm quinolon như Ciprofloxacin, Norfloxacin, Sparfloxacin, trovafloxacin, grepafloxacin,... Thuốc điều trị dạ dày Cimetidine; Thuốc điều trị nghiện rượu Disulfiram; Các thuốc estrogen như ethinyl estradiol, estradiol,...; Thuốc điều trị rối loạn tâm thần Fluvoxamine.

Tương tác giữa caffein với các thuốc làm giảm tốc độ đào thải thuốc đó: Caffeine có thể làm giảm tốc độ đào thải tác dụng một số thuốc, từ đó làm tăng tác dụng và cả tác dụng phụ của thuốc đó. Một số thuốc tương tác dạng này với caffeine là: Thuốc chống loạn thần Clozapine; Thuốc điều trị bệnh xơ cứng teo cơ Riluzole; Thuốc điều trị huyết áp Verapamil; Thuốc điều trị hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Theophylin.

Tương tác giữa caffeine với các thuốc làm tăng tốc độ đào thải thuốc đó: Sau quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, cơ thể sẽ có cơ chế tự nhiên để loại bỏ thuốc Lithium ra khỏi cơ thể. Caffeine có thể làm quá trình đào Lithium nhanh hơn. Nếu bạn uống caffein và thuốc lithium, hãy ngừng dùng các sản phẩm có caffeine từ từ. Ngừng caffeine quá nhanh có thể làm tăng tác dụng phụ của lithium.

Tương tác giữa caffeine và các thuốc có tác dụng kích thích thần kinh: Caffein có thể gây kích thích cơ thể, một số loại thuốc khác cũng có tác dụng tương tự. Khi dùng các thuốc này cùng với caffeine có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, căng thẳng,...

Tương tác giữa Caffeine và các thuốc chậm quá trình đông máu: Caffeine có thể làm chậm quá trình đông máu. Uống caffeine và thuốc chậm quá trình đông máu có thể làm tăng nguy cơ bị bầm tím và chảy máu. Một số thuốc làm chậm quá trình đông máu gồm: aspirin, clopidogrel, diclofenac, ibuprofen, naproxen, dalteparin, enoxaparin, heparin, warfarin,...

Tương tác giữa caffeine và Pentobarbital: Uống caffein và thuốc Pentobarbital có thể giảm tác dụng làm dịu thần kinh, dễ ngủ của Pentobarbital.

Caffeine là hoạt chất có trong nhiều loại thực phẩm, đồng thời cũng là thành phần của nhiều loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, Caffeine có tương tác với nhiều loại thuốc. Vì thế, để đảm bảo an toàn, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, trong trường hợp có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

An Dương(T/h)

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Hà Nội nóng như hè, Fansipan xuất hiện băng giá
  • Ông Võ Văn Thưởng: Không ai muốn kỷ luật, bỏ tù đồng chí, đồng đội
  • Thủ tướng dự lễ đăng quang của Nhà vua Nhật Bản
  • Gánh hai chữ “ổn định” không hề nhẹ
  • Chân dung thiếu gia 24 tuổi điển trai – người vừa nhận khoản thừa kế trị giá 3,8 tỷ USD
  • Cả nước có 862 đô thị, đóng góp 70% GDP
  • Bộ Ngoại giao nói về làn sóng phản đối Thành Long tới Việt Nam
  • Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên
推荐内容
  • Honda Brio bất ngờ xuất hiện giữa phố Hà Nội: Ô tô 300 triệu sắp ‘bung hàng’
  • Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện lưu hành vắc xin Moderna
  • Chống chạy chức để chọn người vào bộ máy lãnh đạo khóa mới
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai
  • Bamboo Airways vừa cất cánh, FLC 'chơi lớn' đề xuất xây sân vận động 100.000 chỗ ngồi
  • Chi trăm tỷ ngân sách lắp camera, cẩn thận tàu đắm vì lỗ rò nhỏ