【xếp hạng hàn quốc】Đặc sản kỳ dị đắt hơn tôm hùm, nhà giàu 'thèm cũng khó mua'
Ở Việt Nam,Đặcsảnkỳdịđắthơntômhùmnhàgiàuthèmcũngkhóxếp hạng hàn quốc bọ biển mặc dù còn lạ lẫm với nhiều người nhưng lại là đặc sản đắt đỏ và quý giá, xuất hiện nhiều tại vùng biển thuộc khu vực các tỉnh như Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi…
Tuy nhiên, do số lượng bọ biển không nhiều và việc đánh bắt cũng khó khăn nên không phải du khách nào khi tới các tỉnh thành trên du lịch cũng có cơ hội được thưởng thức loạt món ăn nức tiếng từ sinh vật này.
Bọ biển sống dưới đáy biển, cân nặng trung bình từ 1-1,5kg, cá biệt có con to tới 2kg. Chúng có lớp vỏ cứng với nhiều chân nhỏ sắc nhọn mọc khắp thân nên được ví như "xe tăng lội nước" (Ảnh: Lê Thị Mai).
Theo người dân địa phương, mùa thu hoạch bọ biển phổ biến nhất là khoảng từ tháng 3 đến hết tháng 5 dương lịch. Vì sản lượng khai thác không lớn, lại chỉ có theo mùa nên bọ biển được bán với giá đắt đỏ, có tiền cũng khó mua.
Du khách thích thú thưởng thức loạt món ngon chế biến từ bọ biển ở Việt Nam (Nguồn: Best Ever Food).
Anh Nguyễn Đình Tùng (SN 1992), quản lý một nhà hàng hải sản ở thôn Lý Lương (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) cho biết, bọ biển có giá thành cao, được ví như đặc sản “hiếm có khó tìm”. Lý do là bởi chúng chỉ có thể được đánh bắt tự nhiên, vào những tháng biển lặng gió.
“Cách đây vài năm, bọ biển có giá rất đắt, chừng 2,5 – 4 triệu đồng/kg vì khó đánh bắt. Hiện tại, nhờ việc ngư dân biết cách tối ưu phương pháp, lượng bọ biển đánh bắt được nhiều hơn nên giá thành dao động từ khoảng 1,2 – 1,7 triệu đồng/kg, tùy thời điểm và trọng lượng từng con”, anh Tùng cho biết.
Mặc dù là loại đặc sản quý hiếm, đắt đỏ song vẻ bề ngoài của bọ biển khiến nhiều thực khách rùng mình, dè chừng không dám thưởng thức (Ảnh: Kiều Lan Anh).
Hương vị của bọ biển được giới sành ăn Việt nhận xét ngon hơn cả tôm hùm, cua hoàng đế (Ảnh: Ngọc Nhi Quách).
Bọ biển có thể được chế biến thành nhiều món, trong đó đơn giản nhất là nướng trên than hồng. Vì chúng có lớp vỏ dày và cứng nên đầu bếp phải nấu với lửa lớn trong thời gian dài để làm chín phần thịt bên trong.
Khi thịt chín, dậy mùi thơm, đầu bếp sẽ dùng dao rạch bụng bọ biển ra và bày lên đĩa phục vụ khách thưởng thức. Món bọ biển nướng có thể chấm với nướng sốt, mắm chua ngọt hoặc muối tiêu ớt đều ngon.
Một số thực khách từng có cơ hội thưởng thức còn nhận xét rằng, thịt bọ biển ngon và đậm đà hơn cả tôm hùm - vốn được ví là “vua hải sản”.
Chị Kiều Lan Anh (ở Hà Nội) cho biết, ban đầu có cảm giác dè chừng, ghê sợ khi nhìn thấy con bọ biển trong chuyến du lịch tới Quy Nhơn vừa qua. Tuy nhiên, khi thưởng thức các món ăn từ loài hải sản xấu xí này, chị lại thích thú, trong đó ấn tượng nhất là món bọ biển nướng.
“Ẩn sau lớp mai cứng của bọ biển toàn là gạch, ăn một miếng mà cảm giác hương vị như tan chảy khắp khoang miệng, mùi vị béo ngậy, mặn mà. Các chân của nó tuy nhỏ nhưng bên trong khá nhiều thịt. So với một số loại hải sản cao cấp như tôm hùm hay cua hoàng đế, tôi thấy bọ biển ngon hơn, xứng đáng với cụm từ “mĩ vị nhân gian” mà mọi người thường nhắc đến”, chị Lan Anh chia sẻ.
Ngoài món nướng, bọ biển còn được chế biến thành nhiều món ngon khác như bọ biển hấp, bọ biển rang muối,… Mỗi món lại có một hương vị riêng nhưng đủ khiến những thực khách khó tính nhất cũng phải yêu thích, sẵn sàng chi tiền triệu để thưởng thức.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thưởng thức đặc sản của thực khách gần xa, bọ biển cũng được cấp đông, vận chuyển tới nhiều tỉnh thành khắp cả nước. Tuy nhiên, số lượng không nhiều, giá thành lại đắt đỏ nên không phải ai cũng có cơ hội nếm thử loại hải sản độc đáo “có một không hai” này.
Đặc sản Hòa Bình: Cá nướng sông Đà thơm nức, thịt trâu lá lồm độc đáo
Du lịch ngày càng phát triển nên những món đặc sản Hòa Bình được nhiều du khách quan tâm, tìm hiểu. Đến vùng đất này, bạn có thể thưởng thức cá nướng sông Đà, thịt gà nấu măng chua hạt dổi, cơm lam, thịt trâu nấu lá lồm thơm ngon, độc đáo.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Doanh nghiệp đề xuất Chính phủ hàng loạt giải pháp thúc đẩy du lịch hậu Covid
- ·Phép tính đơn giản của học sinh tiểu học nhưng nhiều người lớn vẫn giải sai
- ·Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
- ·Thực hư chuyện mang sách phơi kín hai bên đường trước cổng trường
- ·Được phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam để giết mổ thực phẩm từ 12/6
- ·Bài toán đơn giản của học sinh nhưng nhiều người vẫn phải 'chào thua'
- ·99% mắc lỗi chính tả: 'Reo rắc' hay 'gieo rắc'?
- ·Các khoản phí bủa vây tân sinh viên, 'con đi học cả nhà phải nhịn miệng'
- ·Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt: 'Việt Nam cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng'
- ·Vị vua nào bị giam cầm, bỏ đói phải xé áo ăn, về sau chết trong tủi nhục?
- ·Đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hàng đầu châu Á
- ·Gần 100 học sinh thôn Làng Nủ học buổi đầu tiên sau thảm họa lũ lụt
- ·mobiEdu tung loạt gói cước đồng hành cùng học sinh, hứa hẹn 1 năm học bùng nổ
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Dở chứng' hay 'giở chứng'?
- ·Lo dịch virus corona, 29 hãng hàng không hủy, hoãn bay tới Trung Quốc
- ·Vị vua nào 2 tuổi lên ngôi, 2 năm sau bị ông ngoại chiếm mất ngai vàng?
- ·Nam sinh Hà Nội bị đánh dã man ngay giữa lớp học, nhà trường nói gì?
- ·Sinh viên đi xe buýt sẽ được cộng điểm rèn luyện
- ·Đã có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho dịch vụ ký số từ xa
- ·90% người dùng sai chính tả: 'Cục súc' hay 'cục xúc'?