【dự đoán tottenham】Triển vọng phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch
Với lộ trình,ểnvọngphttriểnnngnghiệpbềnvữnggắnvớidulịdự đoán tottenham giải pháp thực hiện bài bản đã và đang mở ra nhiều triển vọng mới cho mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên vùng đất giàu tiềm năng Phụng Hiệp.
Ông Nguyễn Văn Vui (thứ 2 từ phải qua), Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Phụng Hiệp, thăm mô hình trồng sầu riêng của ông Nguyễn Văn Sáu, là “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2022.
Khép lại năm 2022, ngành nông nghiệp Phụng Hiệp tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả nổi bật sau một năm chính thức triển khai, thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy về Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch trên địa bàn. Từ việc sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống, đã định hình phương thức canh tác mang lại chuỗi giá trị kinh tế cao, phát huy được tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp và du lịch huyện nhà trước thềm xuân mới.
Định hình phương thức sản xuất hiệu quả
Nắm bắt xu thế thị trường tăng cao, nên các chủ thể sở hữu các sản phẩm OCOP của huyện như: Cơ sở sản xuất rượu truyền thống Út Tây, Hợp tác xã Kỳ Như đã chủ động chuẩn bị các sản phẩm phục vụ thị trường tết. Theo đó, các cơ sở sản xuất, hợp tác xã này đều mạnh dạn cải tiến mẫu mã, tạo dấu ấn riêng cho thương hiệu sản phẩm chủ lực, như: Rượu lão tửu Đông Trùng Hạ Thảo, Combo các sản phẩm làm từ cá thát lát… với kiểu dáng mới để đáp ứng nhu cầu làm quà tặng, quà biếu tết.
Cơ sở sản xuất rượu truyền thống Út Tây và Hợp tác xã Kỳ Như là 2 trong 5 chủ thể của 24 sản phẩm OCOP hiện có trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, bao gồm 20 sản phẩm đạt 4 sao và 4 sản phẩm đạt 3 sao. Theo ngành nông nghiệp huyện, các sản phẩm sau khi được cấp chứng nhận OCOP đều được đưa đi xúc tiến thương mại nên sản lượng bán ra tăng 50-60% so với năm trước; ước doanh thu năm nay đạt khoảng 40 tỉ đồng, tăng hơn 15 tỉ đồng so với năm 2021.
Cùng với việc xây dựng và phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm đặc trưng (OCOP), trong năm 2022, huyện quan tâm tuyên truyền sâu rộng giúp nâng cao ý thức người dân về mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch. Trong năm, ngành chuyên môn huyện đã tập trung đầu tư, thực hiện mô hình sản xuất lúa an toàn hướng đến hữu cơ kết hợp sinh thái gắn với khu vực du lịch Bambo, xã Thạnh Hòa; Khu du lịch sinh thái Thạch Sanh Farm, xã Long Thạnh; trồng vú sữa Hoàng Kim gắn với du lịch sinh thái.
Ngành chuyên môn huyện còn phối hợp hỗ trợ tư vấn - đào tạo, đánh giá công nhận tiêu chuẩn VietGAP: Sầu riêng, vú sữa Hoàng Kim và cây lúa định hướng vừa sản xuất, vừa du lịch cộng đồng, phát triển kinh tế nông nghiệp… Trên cơ sở hỗ trợ thực hiện, phát triển các dự án, mô hình mới, toàn huyện có 1.026 mô hình cho thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm, trong đó 139 mô hình sản xuất theo hướng công nghệ cao, tăng khoảng 30 mô hình so với 2021.
Đặc biệt, huyện vinh dự có 2 nông dân đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2022. Đó là ông Nguyễn Văn Sáu, ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình và ông Võ Văn Em, ở ấp Trường Long 1, xã Long Thạnh. Cả hai ông đều thành công với mô hình trồng sầu riêng cho thu nhập cao. Đây là điều tự hào của địa phương nên tới đây, ngành chuyên môn sẽ tiếp tục vận động người dân nhân rộng mô hình để có nhiều nông hộ tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp huyện nhà.
Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thông tin, trong năm 2022, ngành tiếp tục thực hiện cơ cấu lại các lĩnh vực trồng trọt thông qua việc định hướng nông dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang cây trồng khác mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Mặt khác, tập trung phát triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, an toàn, hữu cơ theo chuỗi giá trị trên các loại cây trồng, vật nuôi hiệu quả, gắn với du lịch.
“Góp phần hiện thực hóa nội dung Nghị quyết của Huyện ủy, ngành luôn quan tâm chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất để cải thiện sản lượng, chất lượng sản phẩm theo hướng sạch, an toàn thực phẩm. Đồng thời, chú trọng xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc giúp đầu ra nông sản rộng mở hơn, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho nông dân. Hiện toàn huyện đã được cấp 17 mã số vùng trồng để xuất sang Trung Quốc và châu Âu”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch
Bên cạnh chú trọng xây dựng, phát triển sản phẩm đặc trưng OCOP, huyện còn quy hoạch hai tuyến du lịch từ Thạnh Hòa về vườn tre Bambo có các làng nghề đũa tre, bó chổi, vùng nuôi và chế biến cá thát lát; từ Phương Bình về Lung Ngọc Hoàng với các di tích Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, tượng đài Tây Đô, hai tuyến này đang dần hình thành một số điểm tham quan lý tưởng cho du khách muốn tìm cảm giác bình yên, tận hưởng không khí trong lành, thưởng thức đặc sản miền quê. Cùng với đó, Khu du lịch sinh thái Mùa Xuân sẽ hoạt động vào đầu năm 2023, hứa hẹn thu hút được nhiều du khách, góp phần phát triển du lịch trên địa bàn.
Ông Nguyễn Văn Phương, người dân ở xã Phương Bình, bày tỏ: “Gia đình tôi có đất sản xuất nằm ở vùng ven Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng nên thời gian qua, ngoài việc canh tác cây khóm, chính quyền địa phương cũng thường xuyên vận động gia đình tận dụng diện tích mặt nước nuôi cá đồng, trồng bông súng. Qua đó, vừa góp phần chung tay xây dựng môi trường sinh thái trong lành, vừa tạo ra nông sản đặc trưng để phục vụ du khách, phát triển du lịch trong tương lai”.
Thông tin về việc phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch huyện nhà trước thềm xuân mới, ông Phạm Văn Thế, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện, cho rằng Phụng Hiệp đã và đang tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng các điểm du lịch hiện có, trọng tâm là phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử, văn hóa, cùng các loại hình du lịch sinh thái miệt vườn. Từ đó, tạo thành tour du lịch trải nghiệm hấp dẫn trên địa bàn huyện đối với du khách gần xa.
“Trước mắt, ngành sẽ chủ động phối hợp mở rộng điểm du lịch sinh thái sẵn có. Cụ thể như các mô hình tản bộ vườn tre Bambo, xã Thạnh Hòa; Khu du lịch sinh thái Thạch Sanh Farm, xã Long Thạnh… với các tiểu cảnh làng quê xưa; sản xuất lúa an toàn, trên bờ ruộng trồng hoa kiểng tạo cảnh quan để khách du lịch chụp ảnh lưu niệm; trồng dừa trên bờ, dưới ao nuôi thủy sản, trồng sen và mô hình tham gia trải nghiệm bắt cá, thu hoạch rau màu theo hướng truyền thống kết hợp ẩm thực làng quê”, ông Thế nhấn mạnh.
Phấn khởi khi nhìn lại kết quả sau một năm thực hiện Nghị quyết về phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Vui, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, cho rằng điểm nhấn trong lĩnh vực nông nghiệp huyện nhà đó là nhân rộng, phát triển mới được các mô hình canh tác theo hướng nông nghiệp sạch, an toàn, ứng dụng công nghệ cao; tiếp tục hình thành các chuỗi liên kết, đảm bảo cung ứng sản phẩm chất lượng cho thị trường thông qua các vùng sản xuất tập trung.
Đáng ghi nhận nữa là huyện đã từng bước gắn kết các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả với phát triển du lịch; giúp nâng cao giá trị hàng hóa nông sản và lợi nhuận cho nông dân. “Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo quy hoạch, phân vùng sản xuất đưa lên bản đồ các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn; đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP, tạo sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc trưng gắn với văn hóa ẩm thực đậm nét vùng sông nước Cửu Long”, ông Nguyễn Văn Vui chia sẻ thêm.
Rõ ràng, từ những giải pháp cùng lộ trình thực hiện cụ thể đã và đang vực dậy tiềm năng kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, du lịch huyện nhà ngày càng phát triển. Đây cũng là nền tảng quan trọng, tạo tiền đề vững chắc để Phụng Hiệp tiếp tục hiện thực hóa nội dung Nghị quyết “4 trụ cột” của Tỉnh ủy trong năm 2023.
Khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương
Để hiện thực hóa điều đó, thời gian tới, huyện sẽ tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện; tổ chức sơ kết, tổng kết và nhân rộng kịp thời các mô hình sản xuất có hiệu quả. Khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. |
AN CHÂU
(责任编辑:Cúp C2)
- ·ADB chỉ ra những tác động của xung đột thương mại Mỹ
- ·Éo le một số phận bi kịch, tính mạng nguy kịch
- ·Xoa dịu nỗi đau da cam
- ·Nỗi khổ của gia đình có con ung thư
- ·Những chính sách quan trọng có hiệu lực vào đầu năm 2020
- ·Xác định quan hệ cha con: Giấy khai sinh hay xét nghiệm sinh học?
- ·Em ung thư, hai anh nguy cơ đứt đoạn đại học
- ·Ước mong của tôi đã thành sự thật rồi!
- ·Giông lốc tại miền núi phía Bắc gây nhiều thiệt hại về người và tài sản
- ·Nỗi khổ của gia đình có con ung thư
- ·TP HCM: Tiệm photocopy bốc cháy, bé trai 2 tuổi tử vong
- ·Điều kiện để nghỉ việc được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 8/2015 (Lần 1)
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 1/2015 (Lần 2)
- ·Chùa thiêng hơn 1.000 năm tuổi ở Tây Tạng bốc cháy ngùn ngụt
- ·Phận Lục bình!
- ·Cha hiến thận cứu con, nhưng không có tiền phẫu thuật cấy ghép
- ·Lá thư cầu cứu đẫm nước mắt của cậu bé u não
- ·Linh hoạt và sáng tạo
- ·Mới quen nhau đã cho vay cả trăm triệu