【lich bong da hom】Thống đốc NHNN trần tình về nợ xấu, lãi suất và vàng
Lãi buôn bán vàng thuộc về nhân dân
Ngày 30/5,ốngđốcNHNNtrầntìnhvềnợxấulãisuấtvàvàlich bong da hom Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo dài 15 trang gửi tới các đại biểu Quốc hội lý giải về những vấn đề các đại biểu quan tâm như: cơ chế quản lý thị trường vàng hiện nay, chênh lệch giá vàng trong nước quá cao so với thế giới, "độc quyền” trong kinh doanh vàng miếng...
Ngân hàng Nhà nước khẳng định việc lựa chọn Công ty TNHH Một thành viên Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) gia công sản xuất vàng miếng cho Ngân hàng Nhà nước là hoàn toàn đúng quy định pháp luật.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Ảnh: Việt Hưng |
Việc lựa chọn Công ty SJC sản xuất vàng miếng không tạo ra độc quyền doanh nghiệp vì từ khi Nghị định 24 có hiệu lực, công ty này không được sản xuất vàng miếng, mà chỉ gia công vàng miếng theo đơn đặt hàng của Ngân hàng Nhà nước. Hiện nay, SJC chỉ kinh doanh mua bán vàng miếng, vàng trang sức mỹ nghệ giống như các doanh nghiệp khác. Hơn nữa, tất cả số vàng miếng nhãn mác khác được phép sản xuất trước khi Nghị định 24 có hiệu lực (ngày 25/05/2012) vẫn được phép lưu hành bình thường.
Đối với chênh lệch giá vàng cao so với giá thế giới, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết: "Nước ta không phải là nước sản xuất vàng. Do vậy, để giá vàng trong nước bằng hoặc sát với giá vàng thế giới thì thị trường vàng trong nước phải liên thông tuyệt đối hoặc liên thông tương đối với thị trường vàng quốc tế."
Theo giải thích của Ngân hàng Nhà nước, để thị trường vàng trong nước liên thông tuyệt đối với thị trường vàng thế giới thì phải cho phép doanh nghiệp và người dân kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài thông qua các sàn vàng, đồng thời phải cho phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu vô điều kiện số dư vàng trên tài khoản khi có nhu cầu. Khi đó, nhà đầu tư (người mua, bán vàng) thông qua tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài, có thể mua bán vàng theo giá vàng thế giới vào bất kỳ thời điểm nào, hơn nữa, nhà đầu tư lại được xuất, nhập khẩu vàng tự do. Như vậy, về nguyên tắc giá vàng thế giới và giá vàng trong nước sẽ tương trùng với nhau (sau khi loại trừ phí và thuế).
Nhưng hiện nay, sàn vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản không được phép hoạt động, Nhà nước độc quyền nhập khẩu vàng và sản xuất vàng miếng. Ngân hàng Nhà nước không cấp phép cho bất kỳ đối tượng nào nhập khẩu vàng, hoạt động nhập lậu cũng bị kiểm soát chặt chẽ. Trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước cũng mới chỉ bán can thiệp khoảng 20 tấn vàng.
Và do đó, việc thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới không làm bình ổn thị trường vàng, không loại bỏ được các tác động tiêu cựu lên kinh tế vĩ mô, không làm giảm vàng hóa, mà trái lại, ở các chừng mực khác nhau lại có tác động ngược lại.
Với một khuôn khổ pháp lý mới được thiết lập, theo đánh giá của cơ quan điều hành, mặc dù chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới cao nhưng thị trường vàng ổn định hơn, các tác động tiêu cực của nó lại được kiểm soát tốt hơn.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong điều kiện khuôn khổ pháp lý mới và cùng với hoạt động can thiệp thị trường của Ngân hàng Nhà nước, về trung và dài hạn, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới sẽ được thu hẹp; về ngắn hạn, khi giá vàng thế giới có biến động đột biến thì chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới là tất yếu. Việc giá vàng trong nước ổn định là cần thiết giúp cho thị trường trong nước không bị chao đảo theo biến động của thị trường vàng quốc tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, cơ quan điều hành cũng nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước can thiệp thị trường vàng không vì mục tiêu lợi nhuận mà chỉ nhằm điều tiết và quản lý nhà nước đối với thị trường. Trước đây, toàn bộ chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đều thuộc về giới đầu cơ và kinh doanh vàng, nay thuộc về ngân sách Nhà nước để phục vụ quốc kế dân sinh.
"Vàng miếng không phải mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của người dân. Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền sở hữu, tích trữ, mua bán vàng miếng của tổ chức và cá nhân, nhưng Nhà nước không khuyến khích kinh doanh vàng miếng vì không tạo ra giá trị gia tăng của cải vật chất cho xã hội, mà ngược lại còn gây lãng phí một nguồn vốn to lớn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội," Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Tất cả vì người nghèo?
Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã lý giải những thắc mắc của các đại biểu xoay quanh lĩnh vực giải quyết nợ xấu, lãi suất, vàng.
“Trong một thời gian dài thị trường vàng đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước thì một năm qua thị trường vàng đã ổn định. Vàng không còn ảnh hưởng mạnh đến thị trường ngoại hối, đến kinh tế vĩ mô của đất nước, tỷ giá được ổn định và tăng dự trữ ngoại hối của nhà nước…”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị thống đốc tập trung nói về việc xử lý nợ xấu từ kỳ họp thứ 4, vì vấn đề vàng báo cáo đã phản ánh khá rõ.
Lý giải về tiến trình xử lý nợ xấu, theo Thống đốc NHNN trong thời gian qua “toàn hệ thống đã tích cực tham gia” vào việc xử lý nợ xấu thông qua nhiều giải pháp khác nhau.
Đối với nhóm các giải pháp, ông Bình nói, từ tháng 4 năm ngoái đến nay hệ thống NH đã cơ cấu nợ lên đến 284 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ 10% tổng dư nợ.
Thứ hai, hệ thống NH đã tích cực trích lập dự phòng rủi ro. Năm 2012 tổng số nợ xấu được xử lý bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro gần 70 nghìn tỷ. 4 tháng đầu năm tiếp tục xử lý nợ xấu bằng nguồn này khoảng 7,5 nghìn tỷ. Các NH sẽ tiếp tục trích lập dự phòng để cuối năm xử lý nợ xấu bằng nguồn này.
Bên cạnh đó NH cũng tích cực tìm ra các giải pháp để xử lý hàng tồn đọng. Đề án xử lý nợ xấu đã được bộ Chính trị phê duyệt đầu tháng 3, được Chính phủ chính thức thông qua Nghị định thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam vào đầu tháng 5.
Theo thống đốc thì NHNN đang triển khai các bước để sớm đưa công ty vào hoạt động. Dự kiến năm nay công ty này sẽ góp phần vào việc giải quyết nợ xấu từ 40 – 70 nghìn tỷ đồng.
Ông Bình cũng cho biết: “Chúng tôi cũng tích cực phối hợp với các bộ ban ngành, đặc biệt Bộ XD trong việc đưa ra gói hỗ trợ cho người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình mua NOXH. Góp phần hỗ trợ các đối tượng này mua nhà ở, nhưng đồng thời cũng góp phần giải quyết hàng tồn kho BĐS. Theo dự đoán, gói 30 nghìn tỷ trong năm nay sẽ giải ngân được ít nhất từ 15 – 20 nghìn tỷ”.
Ngoài ra, phía ngân hàng cũng phối hợp với Bộ NN&PTNN đưa ra các gói hỗ trợ, như gói hỗ trợ cho cây cà phê ở Tây Nguyên khoảng 12 nghìn tỷ đồng.
Minh Thúy - Nguyễn Dũng
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·'Cú sốc đầu đời' của Á hậu Thuỷ Tiên: Vừa catwalk xong bị trộm giày
- ·Không quy định bắt buộc tham gia BHXH người bán hàng rong, buôn chuyến
- ·Mỹ nhân gốc Hàn đăng quang Miss Grand France 2022
- ·TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- ·Bộ Giao thông Vận tải đồng ý tăng giá dịch vụ sử dụng 4 tuyến cao tốc do VEC đầu tư
- ·Số phận của tân hoa hậu Mai Phương và hai á hậu sau khi đăng quang
- ·Nguyên Thảo tiết lộ: 'Tủi thân khi bị nói về nhan sắc'
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·Hoa hậu Thế giới 2021 xuất hiện như công chúa, chiếm hết mọi ánh nhìn
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·Đà Nẵng tìm cách khai thác “mỏ vàng” vi mạch bán dẫn
- ·Miss World Viet Nam 2022 Huỳnh Nguyễn Mai Phương rạng rỡ bên CEO
- ·Bức ảnh hé lộ tình trạng gần đây của Miss Universe 2021
- ·Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
- ·Top 3 hoa hậu hoàn vũ Việt Nam 2022 trải nghiệm tại Nam A Bank
- ·Bộ ba hoa hậu H'Hen Niê, Khánh Vân, Ngọc Châu từng đứng rìa sân khấu
- ·TP.HCM dự kiến trả 100 triệu đồng/tháng cho người có tài năng đặc biệt
- ·TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
- ·Ngọc Phước gây bất ngờ khi 'xổ' một tràng tiếng Thái