【tỉ số hoàng anh gia lai】Xử lý hình sự tội buôn lậu: Nên quy định số lượng hay giá trị?
Cho ý kiến liên quan đến việc xử lý hình sự đối với hành vi buôn lậu tại phiên thảo luận,ửlýhìnhsựtộibuônlậuNênquyđịnhsốlượnghaygiátrịtỉ số hoàng anh gia lai ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho biết, tình trạng buôn lậu nhiều năm qua vẫn rất trầm trọng, hậu quả của buôn lậu rất nặng nề, không chỉ đối với nền kinh tế mà còn đối với xã hội. Chính phủ luôn “căng mình” ra chỉ đạo với mục đích để ngăn chặn buôn lậu, do đó cần bổ sung các quy định tăng cường chống buôn lậu vào Bộ luật Hình sự.
Cũng theo ĐB Nguyễn Sỹ Cương, Điều 190 và 191 Bộ luật Hình sự quy định đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm thì bỏ số lượng để định tội mà yêu cầu giá trị hàng phạm pháp phải tối thiểu 100 triệu đồng. ĐB Cương cho rằng, quy định này không nên áp dụng đối với mặt hàng thuốc lá.
Vì nếu quy giá trị, tính theo giá trung bình trên thị trường là 15.000 đồng/bao, mức này cao hơn 4,4 lần so với số lượng là 1.500 bao. Mức này là quá lớn trong bối cảnh kinh tế - xã hội không có quá nhiều biến động, nạn buôn lậu thuốc lá đang diễn ra rất phức tạp và có xu hướng gia tăng từ đầu năm 2016. Thất thu thuế tính riêng với thuốc lá nhập lậu ước tính khoảng gần 10.000 tỷ đồng/năm.
“Việc định giá thuốc lá nhập lậu để xác định hàng phạm pháp nhằm mục đích xử lý hình sự phức tạp hơn so với cách tính cũ là tính theo bao, vì phải qua Hội đồng định giá và sự tham gia đại diện của nhiều cơ quan khác nhau, đồng thời phải thực hiện khảo sát giá, xem xét tài sản, nghiên cứu thông tin liên quan đến tài sản định giá và tổ chức họp định giá”, ĐB Cương nói.
Theo ĐB Cương, để hạn chế thất thu ngân sách cho quốc gia và bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng, hạn chế tổn hại của thuốc lá lậu đến ngành sản xuất và kinh doanh thuốc lá hợp pháp, đề nghị cần quy định cụ thể hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá lậu có số lượng từ 500 bao trở lên là xử lý hình sự.
Cũng tại phiên thảo luận, ĐB Triệu Tuấn Hải (Lạng Sơn) đã có ý kiến về các tội sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, quy định tại dự thảo luật. Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015, tội sản xuất, buôn bán hàng cấm và Điều 191, hàng cấm gồm 3 nhóm: Nhóm 1, hàng phạm pháp là thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; nhóm 2, hàng phạm pháp là thuốc lá điếu nhập lậu và pháo các loại; nhóm 3, hàng phạm pháp khác.
Theo ĐB Hải, đối với hàng hóa thuộc nhóm 1 thì việc xác định tội phạm không căn cứ vào trị giá hay số lượng của hàng phạm pháp mà chỉ có hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ là có thể bị xử lý hình sự. Hàng phạm pháp ở nhóm 2, thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao trở lên, pháo các loại từ 6kg trở lên có thể bị xử lý hình sự.
Đối với hàng phạm pháp thuộc nhóm 3, nếu trước đó người thực hiện hành vi vi phạm chưa bị xử lý hành chính, hoặc bị kết án về loại hành vi vi phạm đó, hoặc hành vi vi phạm có cùng tính chất thì chỉ có thể bị xử lý hình sự khi hàng phạm pháp có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hàng cấm là những mặt hàng cấm lưu thông trên thị trường nên các cơ quan chức năng không có căn cứ để định giá trị. Từ trước đến nay khi các cơ quan điều tra, kiểm soát, tòa án đề nghị cơ quan chức năng định giá hàng cấm là tang vật trong các vụ án đều được trả lời là không có cơ sở để định giá, dẫn đến việc không giải quyết được các vụ án này.
Do vậy, ĐB Hải đề nghị, không quy định chung là hàng phạm pháp khác dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, mà cần quy định theo hướng liệt kê đầy đủ các nhóm hàng hóa là hàng cấm theo danh mục hoặc quy định theo hướng viện dẫn nhóm hàng cấm theo quy định của Chính phủ cho thống nhất và cũng phải quy định cụ thể về số lượng hoặc khối lượng hàng hóa làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự.
Để tháo gỡ vướng mắc này, theo ĐB Hải, sửa đổi Điều 190, Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015 theo hướng quy định cụ thể số lượng hoặc khối lượng đối với hàng hóa là hàng cấm thuộc nhóm 3 nêu trên để làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự./.
Duy Thái
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chán cảnh chờ bản quyền, dân đổ đi mua thiết bị xem World Cup 2018
- ·Khống chế dịch bệnh tôm ở ĐBSCL: Bất thành!
- ·Thợ trẻ giỏi toàn quốc đam mê sáng tạo
- ·Thới Bình Sẵn sàng cho đại hội điểm cấp huyện
- ·Quảng Ninh: Khởi tố 4 đối tượng tàng trữ ma túy trong quán karaoke
- ·Làm giàu nhờ cây tiêu
- ·Không triển khai trồng cây mắc ca trên quy mô lớn
- ·Cà Mau: hơn 1.200 tình nguyện viên tham gia "Hành trình Đỏ"
- ·Cẩn trọng kẻo mắc bệnh da liễu do thời tiết nồm ẩm
- ·Nhịp cầu ý Đảng
- ·Thông tin lộ đề thi Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10: Sở GD & ĐT Hà Nội lên tiếng
- ·Ủy ban Tài chính
- ·Đắk Nông đình chỉ công tác một Chủ tịch xã vì để mất rừng
- ·Sản phẩm gỗ của Việt Nam lại bị kiện
- ·Đáp án môn Tiếng Anh mã đề 406 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Đà Nẵng: Hạ thủy tàu dịch vụ nghề cá lớn nhất nước
- ·Những điểm mới về đăng ký doanh nghiệp
- ·Phát huy vai trò gương mẫu của người cao tuổi
- ·Để vượt qua khủng hoảng dịch Covid
- ·Đầu tư 1.000 tỷ đồng xây nhà máy điện gió thứ tư tại Việt Nam