【nữ anh vs】Đảm bảo khung khổ pháp lý để tăng tỷ trọng tín dụng xanh
Năng lượng tái tạo rất cần đến tín dụng xanh để phát triển. Ảnh: TL |
Tín dụng xanh chiếm khoảng 4,3% tổng dư nợ tín dụng
Để thực hiện thành công các mục tiêu khí hậu mới, Việt Nam phải tập trung mở rộng cơ sở hạ tầng xanh, đặc biệt là năng lượng xanh, giao thông xanh, sử dụng năng lượng hiệu quả và công trình xanh cũng như chuyển đổi từ những ngành công nghiệp nặng và “nâu” sang lộ trình phát thải các-bon thấp và bền vững, do đó đối mặt với hiện trạng thiếu hụt về nguồn vốn dài hạn. Vì vậy, theo các chuyên gia, những giải pháp tài chính cho cơ sở hạ tầng xanh và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp chủ yếu nên xuất phát từ các ngân hàng và thị trường vốn.
Ngành Ngân hàng đóng một vai trò quan trọng cho việc tài trợ cho các dự án xanh. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, tổng dư nợ tín dụng dành cho tín dụng xanh của ngành Ngân hàng hiện nay vẫn chiếm tỷ trọng tương đối khiêm tốn, chỉ khoảng 4,3%. Nếu ngành này chuyển dịch sang ưu tiên tài trợ cho các dự án xanh và chuyển dịch được cơ cấu tín dụng của từng ngân hàng thì đồng nghĩa với việc sẽ chuyển đổi được cho cả nền kinh tế.
Chia sẻ tại tọa đàm gần đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho biết, là kênh cung ứng tài chính quan trọng của nền kinh tế, ngành Ngân hàng luôn xác định vai trò, trách nhiệm trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư cho mục tiêu phát triển bền vững. Năm 2022, NHNN và IFC (Tổ chức Tài chính quốc tế) đã ký biên bản ghi nhớ về phát triển ngân hàng xanh, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam về phát thải ròng bằng 0 tại COP26.
Việt Nam cần 368 tỷ USD để giảm phát thải bằng 0 Dự kiến từ nay đến năm 2030, các thị trường mới nổi sẽ cần thu hút 23.000 tỷ USD dòng vốn đầu tư về khí hậu, trong đó tập trung vào các công trình xây dựng, giao thông và năng lượng tái tạo. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, từ nay đến năm 2040 Việt Nam cần đầu tư bổ sung 368 tỷ USD, tương đương khoảng 6,8% GDP mỗi năm cho lộ trình chống chịu và lộ trình phát thải ròng bằng “0”. |
Đối với việc hoàn thành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, cuối tháng 7/2023 vừa qua, NHNN đã ban hành kế hoạch hành động của ngành thực hiện chiến lược với một số nhiệm vụ trọng tâm.
Cụ thể như: nâng cao nhận thức, vai trò và năng lực của ngành Ngân hàng trong thực hiện cấp tín dụng cho các ngành/lĩnh vực xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực phát thải cao; phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đẩy mạnh thực hiện tăng trưởng xanh; lồng ghép vào trong việc xây dựng có định hướng chuyển đổi kinh doanh của mỗi tổ chức tín dụng, để từ đó tăng tỷ trọng và hoạt động tín dụng xanh, cũng như tăng cường quản trị rủi ro về môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng…
Sớm xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh
Trước những cơ hội gia tăng lớp tài sản mới từ hoạt động xanh hóa ngân hàng, thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã gia tăng tỷ trọng tín dụng xanh trong cơ cấu dư nợ tín dụng của mình. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn đang chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn. Một phần nguyên nhân theo các ngân hàng là do hiện vẫn chưa có một khung chính sách hoàn chỉnh về cho vay xanh khiến các ngân hàng vẫn còn “lúng túng”.
Chia sẻ rõ hơn về điều này, bà Võ Phương Hằng - Giám đốc Thị trường tài chính và ngân hàng giao dịch (Ngân hàng VP Bank) cho biết, chính sách và khung tài trợ xanh của VP Bank áp dụng tất cả các quy chuẩn của quốc tế về tài trợ xanh. Đến nay, VP Bank đã tài trợ 55 triệu USD cho các dự án xanh và là một trong những ngân hàng hàng đầu trong huy động quốc tế về tài trợ xanh.
Theo bà Hằng, VP Bank áp dụng quy tắc về xanh của quốc tế (của IFC), trong khi đó, ở Việt Nam vẫn chưa có một quy chuẩn về xanh. Khi vay vốn, khách hàng sẽ yêu cầu ngân hàng áp dụng 1,5% giảm giá (đối với các dự án tín dụng xanh) nhưng theo đánh giá của VP Bank theo chuẩn quốc tế thì dự án đó lại chưa phù hợp với yêu cầu xanh nên không thể áp dụng. Vì vậy, đại diện ngân hàng này rất mong muốn Chính phủ sẽ sớm đưa ra khung pháp lý và tiêu chí xanh một cách rất rõ ràng, tiệm cận với thông lệ quốc tế.
Bà Hằng cũng cho biết, trong môi trường cạnh tranh rất mạnh mẽ như hiện nay thì khách hàng tiết kiệm từng đồng chi phí, trong khi đó để đạt yêu cầu tiêu chuẩn xanh và tiết kiệm năng lượng thì sẽ phải chi thêm nhiều chi phí hơn. Ví dụ một tòa nhà chung cư để có thể đạt được chứng chỉ xanh thì trên mỗi m2 chủ đầu tư sẽ tăng đáng kể chi phí đầu tư nên 1,5% ưu đãi trên lãi suất cũng không thể nào đủ hấp dẫn để họ chuyển sang xanh, dù ngân hàng tích cực khuyến khích và thuyết phục khách hàng. Do đó, nếu có chế tài rõ ràng thì khách hàng sẽ có động lực mạnh mẽ hơn để chuyển sang xanh.
Ngoài ra, theo bà Hằng, cần có những hỗ trợ khác của Chính phủ. Hiện VP Bank đang có các tài trợ từ các tổ chức phát triển quốc tế cho những dự án xanh nhưng khi tìm ra một dự án đáp ứng yêu cầu và khách hàng có nhu cầu đầu tư thì ngân hàng hoặc các cơ quan tài trợ trên sẽ phải đi xin giấy phép, đồng ý từ 7 bộ, ngành. Trước đây, với dự án vay quốc tế có thời hạn, chỉ cần xin giấy phép từ NHNN với sự phê duyệt rất nhanh chóng, nhưng hiện nay, mặc dù khách hàng có nhu cầu giải ngân nhưng ngân hàng không thể rút vốn về ngay do còn đợi sự phản hồi của 7 bộ ban ngành, khiến thời gian kéo dài rất lâu. Điều này làm đội chi phí về vốn cho các dự án xanh của các doanh nghiệp.
Bà Phạm Thị Thanh Tùng |
Bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế của NHNN:
Phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
Việc xanh hóa ngân hàng đã được lồng ghép vào định hướng phát triển của ngành ngân hàng để phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh của quốc gia. Điều này cũng được lồng ghép vào việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN cũng như việc ban hành các cơ chế chính sách về tín dụng. Đồng thời lồng ghép vào việc xây dựng và định hướng, cũng như chuyển đổi kinh doanh của mỗi tổ chức tín dụng để tăng tỷ trọng tín dụng xanh…
Bên cạnh đó, xanh hóa ngân hàng còn được thể hiện qua việc phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm đẩy mạnh, đa dạng các công cụ và nguồn lực tài chính như trái phiếu xanh trong ngành Ngân hàng, cũng như kêu gọi nguồn lực của các tổ chức tài chính quốc tế cho các dự án theo tiêu chuẩn xanh của các tổ chức này, để tăng tỷ trọng tín dụng xanh trong cấp vốn của các ngân hàng.
Ông Thomas James Jacobs |
Ông Thomas James Jacobs - Giám đốc quốc gia khu vực Meekong IFC Việt Nam, Lào và Campuchia:
Cần có những tiêu chuẩn về môi trường xã hội và quản trị một cách hiệu quả
Cần có những tiêu chuẩn về môi trường xã hội và quản trị một cách hiệu quả. Những khung khổ như vậy sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển các sản phẩm mới như trái phiếu xanh, trái phiếu xanh lam, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu liên kết bền vững… hay những công cụ khác nữa để có thể hỗ trợ cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam.
Các ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình, hệ thống quản lý môi trường, xã hội một cách hiệu quả và có thể hỗ trợ thu hút nguồn vốn cho quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế carbon thấp của Việt Nam và thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân nhiều hơn.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- ·Cơ quan hải quan chủ động hợp tác với đối tác mới
- ·Bắc Giang: 15 cá nhân nhận thưởng của chương trình hóa đơn may mắn
- ·Cục Thuế Thừa Thiên Huế tổ chức Chương trình hỗ trợ quyết toán thuế năm 2023
- ·VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
- ·Bắc Ninh: Thu ngân sách quý I đạt 34% dự toán
- ·Cục Thuế Thái Nguyên ra quân triển khai thu ngân sách sau Tết Nguyên đán 2024
- ·Ngân hàng, bảo hiểm chê lương thấp: Người trong cuộc nói gì?
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Ngành Thuế sẽ tổ chức tháng cao điểm hỗ trợ quyết toán thuế
- ·Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- ·Đồng Nai: Nhiều giải pháp tăng thu trong bối cảnh thu xuất nhập khẩu gặp khó
- ·Đất Xanh Miền Tây đã hoàn thành nghĩa vụ thuế tại TP. Cần Thơ
- ·Đồng Nai: Công khai thông tin 92 doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ
- ·Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm
- ·Giá vàng nhẫn quay đầu giảm, vàng miếng tiếp tục tăng
- ·Tổng cục Thuế tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ kiểm tra nội bộ
- ·Hải Dương: 100% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn theo từng lần bán hàng
- ·Cháy nhà ở trung tâm TP.HCM, 2 người tử vong
- ·Chính sách thuế đối với các sản phẩm đồ uống có cồn và xu hướng cải cách