【nhan dinh cup c1】Thị trường di động: hàng Trung Quốc khó sống
Dè chừng hàng Trung Quốc
Trước khi có căng thẳng leo thang,ịtrườngdiđộnghàngTrungQuốckhósốnhan dinh cup c1 hàng hóa Trung Quốc từ lâu đã trở thành chủ đề nóng mà người dùng không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới đều phải “dè chừng” bởi những nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau mức giá rẻ mạt của nó, trong đó có đồ công nghệ.
Một con chíp bị phát hiện tại Nga
Cách đây không lâu, một nguồn tin từ Nga đã phát hiện ra hàng loạt bàn là, nồi cơm điện, quạt, ấm đun nước xuất xứ Trung Quốc… có gắn chip theo dõi người dùng, nghe lén, khai thác thông tin và tải về máy chủ nước ngoài thông qua mạng Wi-Fi không đặt password.
Các thiết bị bí mật phần lớn được sử dụng để phát tán virus, bằng cách kết nối với các máy tính sử dụng mạng Wi-Fi không có mật khẩu bảo vệ trong phạm vi 200m. Sau khi xâm nhập vào các máy, virus có thể đánh cắp dữ liệu và gửi tới trang chủ ở nước ngoài.
Đó là đồ gia dụng, vậy còn smartphone, tablet, PC… thì sao? Câu trả lời là hoàn toàn có thể và việc tích hợp còn dễ dàng hơn rất nhiều.
Không chỉ phần cứng, chắc hẳn người dùng Việt, nhất là giới trẻ cũng chưa quên câu chuyện ứng dụng OTT Wechat đã tích hợp bản đồ “đường lưỡi bò” và “ép” người Việt sử dụng. Trước khi bị phát hiện, phần mềm Trung Quốc này được sự quan tâm và nhiều người dùng Việt sử dụng. Tuy nhiên, "âm mưu" bị phát giác và Wechat ngay lập tức bị người dùng tẩy chay. Trên các diễn đàn, mạng xã hội… nhiều người nói “không” với Wechat dù nó cũng có một số ưu điểm.
Với việc tích hợp bản đồ “đường lưỡi bò”, ứng dụng này dù đang đứng ở hạng top tại Việt Nam đã nhanh chóng hạ nhiệt và gần như biến mất khỏi cộng đồng sau một thời gian ngắn.
Thậm chí, những tên tuổi nổi tiếng như Bùi Anh Tuấn, Khởi My hay Bảo Anh dù vô tình anh cố ý “PR trá hình” cho ứng dụng này cũng đã bị cộng đồng lên án dữ dội.
Điện thoại Trung Quốc sẽ khó "sống" tại thị trường Việt Nam
Với thị trường hàng công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực điện thoại di động đang rất phát triển tại Việt nam trong năm nay, người dùng đã chứng kiến khá nhiều các thương hiệu Trung Quốc ồ ạt tấn công thị trường Việt.
Nhiều đại diện chuỗi bán lẻ cho biết, thị trường chưa có chuyển biến nhiều sau những ngày đầu xảy ra xung đột, tuy nhiên, dự đoán chung đều nhận định việc ảnh hưởng chắc chắn sẽ xảy ra trong thời gian tới nhưng mức độ tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
Đại diện truyền thông CellPhoneS cho biết: "Hiện tại CellphoneS chỉ kinh doanh 1, 2 nhãn điện thoại của Trung Quốc, trong vài ngày qua chưa thấy ảnh hưởng gì nhiều. Một phần là do nhóm hàng này chiếm doanh số không nhiều lại siêu thị. Tuy vậy, nếu có ảnh hưởng thì sẽ ảnh hưởng trong vài ngày tới, vì xung đột mới diễn ra nên khách hàng vẫn chưa có nhiều thay đổi trong quyết định mua hàng".
Đại diện Thế giới Di động cũng cho biết rằng chưa nhận thấy sự ảnh hưởng đáng kể tới doanh số đối với các sản phẩm Trung Quốc. Vấn đề có sử dụng hàng Trung Quốc hay không thuộc về nhận thức và hành vi của người tiêu dùng, nhiệm vụ của nhà bán lẻ là mang đến sản phẩm tốt nhất cho khách hàng lựa chọn, còn quyền lựa chọn hay không thuộc về khách hàng.
Trước đó, trong bài viết "Smartphone Trung Quốc loanh quanh tìm chỗ đứng trên đất Việt" trong tháng 3 vừa qua trên Dân trí, ông Ngô Quốc Bảo, Giám đốc Trung tâm Phát triển Kinh doanh FPT Shop cũng đã nhắc đến rằng: "Thực tế là có một số công ty Trung Quốc có cách kinh doanh không minh bạch, chạy theo lợi nhuận hay vì 1 lí do nào đó mà đưa ra những sản phẩm không phù hợp làm mất lòng tin của người tiêu dùng, nhưng cũng có những thương hiệu lớn đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Quan điểm của tôi là không thể kết luận đồng loạt tất cả sản phẩm có xuất xứ thương hiệu từ 1 quốc gia nào đó đều kém hay đều tốt, bởi vì không có gì là tuyệt đối".
Một sản phẩm của hãng điện thoại đến từ Trung Quốc
Tuy vậy ông Bảo cũng đánh giá đúng là người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý e ngại thương hiệu Trung Quốc, không chỉ giới hạn ở mặt hàng điện thoại, mà tâm lý này có ở hầu hết các mặt hàng khác nữa.
Trước mắt có thể thấy, chỉ mới những ngày đầu nên sự thay đổi trong hành vi mua sắm không đáng kể và không thể phản ánh được thị trường. Nhưng nếu căng thẳng tiếp tục leo thang, kéo dài, chắc chắn điện thoại Trung Quốc sẽ gặp khó khăn nhất định tại Việt Nam khi cộng đồng người dùng kiên quyết trong việc tẩy chay hàng Trung Quốc.
"Thậm chí, nếu kéo dài liên tục thì khả năng sống sót và dễ biến mất trên thị trường đều có thể xảy ra tương tự như ứng dụng WeChat mà bạn đã từng biết đến", đại diện truyền thông của một đơn vị bán lẻ tại TPHCM nhận định.
Hôm qua (8/5), hãng điện thoại Huawei của Trung Quốc (nhà sản xuất điện thoại đứng thứ 3 trên thế giới năm 2013) "bỗng dưng" ngưng cuộc họp báo ra mắt sản phẩm mới tại Việt Nam vào phút chót vì một lý do hết sức đơn giản: "Một chiếc điện thoại bị rớt nên không demo được". Một thông báo "đơn giản" đến khó tin như vậy cũng được phát vội đi chỉ trước nửa tiếng đồng hồ chuẩn bị diễn ra buổi họp báo. Chẳng cần nói ra phóng viên nhiều báo cũng ngầm hiểu rằng, việc ra mắt lần này nhiều khả năng sẽ gây phản tác dụng.
Hiện tại, mới chỉ có một số thương hiệu điện thoại Trung Quốc được bán tại Việt Nam, như Oppo, Gionee, Huawei. Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng việc xây dựng thương hiệu trước một rừng sản phẩm của các tên tuổi lớn, như Apple, Samsung, Nokia, HTC... đã là một nhiệm vụ khó khăn nhưng để giữ thương hiệu và thị trường tại Việt Nam trước bối cảnh leo thang căng thẳng giữa hai bên lại là một điều dường như vượt ngoài khả năng kiểm soát của các hãng di động Trung Quốc.
Theo Dantri.com.vn
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhập lậu hàng hóa: Mua nước hoa trôi nổi về bán kiếm lời
- ·Tây Ban Nha ‘dậy sóng’ vì vụ mẹ dùng người đẻ thuê cho con trai đã mất
- ·Bắt giữ 350 kg mực khô ăn liền nhập lậu
- ·Thí sinh cần nắm quy trình để đăng ký xét tuyển thuận lợi
- ·Thị trường đông trùng hạ thảo nở rộ: Loạn giá, loạn chất lượng!
- ·Giao dịch online trong tầm tay, đáp ứng ngay nhu cầu vay vốn cho doanh nghiệp
- ·Giáo dục đại học tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế
- ·Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn
- ·Thủ thuật kiểm tra Macbook cũ trước khi mua để không 'mất tiền oan'
- ·Phát huy vai trò của nữ viên chức để xây dựng Đại học Huế thành Đại học Quốc gia
- ·Kinh doanh nhiều sản phẩm giả mạo nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam buộc tiêu hủy
- ·Liên tiếp nhận cuộc gọi ‘cứu cháu’ trong 30 ngày, cụ bà ở Mỹ mất số tiền lớn
- ·16 ngân hàng cam kết giảm lãi suất 20.300 tỷ đồng
- ·Hơn 280 giải thưởng được trao tại “Hue – ICT Challenge
- ·Cảnh giác thủ đoạn tiêu thụ tiền giả và cách nhận biết
- ·BIDV triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng tại 19 tỉnh phía Nam
- ·Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay 13/3/2024: Đồng Nhân dân tệ đảo chiều giảm tại ngân hàng và chợ đen
- ·Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch
- ·7 bộ phận trên ô tô hay gây ‘phiền toái’ khi vận hành nhưng dễ bị bỏ quên lúc bảo dưỡng
- ·Xem Anh thử nghiệm máy bay không người lái vũ trang thế hệ mới