【wap bong đa】Chung một tấm lòng
Gom góp yêu thương
Không ai bảo ai,ộttấwap bong đa từ 6 thành viên chung một tấm lòng hướng về người nghèo và với mong muốn chia sẻ một phần khó khăn trong cuộc sống với những mảnh đời bất hạnh, sau hơn 3 năm thành lập, đến nay nhóm thiện nguyện Vườn ươm đã có 52 thành viên tham gia. Điều đặc biệt là rất nhiều thành viên trong nhóm điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nhưng vẫn chắt bóp chi tiêu, dành thời gian tham gia các hoạt động gây quỹ giúp người nghèo. Họ tự kết nối và thông qua các hoạt động thiện nguyện, ngày càng lan tỏa, thu hút nhiều người cùng tham gia. Có thành viên là giáo viên, thợ hồ, thợ may, tiểu thương, người buôn bán nhỏ, người làm vườn…; nhiều người không có đất sản xuất, làm thuê nhưng mỗi khi có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ, họ đều sẵn sàng đóng góp từ 100-200 ngàn đồng để trợ giúp.
Các thành viên nhóm thiện nguyện Vườn ươm tặng quà gia đình chị Chu Kim Dung, xã Bom Bo, huyện Bù Đăng
Anh Phạm Văn Điệp, Trưởng nhóm thiện nguyện Vườn ươm cho biết, nhóm hoạt động trên tinh thần thiện nguyện, tùy tâm gây quỹ hoạt động. Các thành viên trong nhóm thống nhất quan điểm, muốn thoát nghèo, thoát khổ, đầu tư cho học vấn là sự đầu tư mang tính bền vững và hiệu quả nhất. Bởi vậy, mục tiêu chính của nhóm là gây quỹ nâng bước trẻ em đến trường, ươm mầm tài năng và chắp cánh ước mơ cho khát vọng vươn cao, bay xa trên con đường học vấn. Mỗi năm, các thành viên trong nhóm trích 1,2 triệu đồng từ thu nhập của gia đình để gây quỹ. Từ nguồn quỹ này, nếu phát hiện trường hợp nào, vì bất kỳ lý do gì có nguy cơ hoặc phải bỏ học giữa chừng, nhóm sẽ đến động viên và tìm giải pháp, đồng hành với các em. Việc tiếp sức các em đến trường sẽ được thực hiện liên tục cho đến khi gia đình hoặc các em có thể tự lo.
“Mình còn sức khỏe, còn làm được thì không nên trông chờ, ỷ lại. Tranh thủ giúp được ai sẽ giúp, đó cũng là cách để vơi đi những nặng nhọc trong tâm hồn”. Chị Lê Thị Hồng Sương tâm niệm |
Nhận thấy nhu cầu tiếp sức ngày càng nhiều, tiền trích từ thu nhập của mỗi gia đình thành viên không đủ, thời gian qua, nhóm thiện nguyện Vườn ươm triển khai nhiều hoạt động gây quỹ khiến nhiều người nể phục. Đó là nhận chăm sóc, dọn vườn, thu hoạch điều và các hoạt động lao động tập thể theo mùa vụ để có tiền gom góp giúp đỡ người nghèo. Tính từ sau tết Nguyên đán đến nay, nhóm đã nhận thu dọn được hơn 10 ha điều để gây quỹ. Những thầy, cô giáo hằng ngày 2 buổi đến trường, ít lam lũ nhưng mỗi khi có hoạt động lao động tập thể họ đều hăng hái tham gia. Mỗi người một tay, tùy theo sức của mình nên công việc cũng thuận lợi.
Ngoài ra, để có tiền gây quỹ, nhóm thiện nguyện Vườn ươm còn thường xuyên tổ chức các hoạt động bán ẩm thực. 3 năm qua, trung bình mỗi năm, nhóm gây quỹ trợ giúp các hoàn cảnh từ 250-300 triệu đồng từ ngày công lao động. Thông qua nhóm, nhiều tổ chức, cá nhân từ khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh tìm đến đề xuất chung vốn hỗ trợ các hộ dân theo nhu cầu. Đến nay, đã có 8 giếng khoan, mỗi giếng trị giá 30 triệu đồng, được đầu tư cho các khu dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hàng chục hộ dân được hỗ trợ xây, sửa nhà, trẻ em được tiếp sức đến trường… Qua đó, giúp nhiều hộ dân vững tâm vươn lên trong cuộc sống.
Nâng bước hộ nghèo
Lập gia đình gần 20 năm, trải qua nhiều biến cố trong cuộc sống, 5 năm qua, gia đình chị Chu Kim Dung ở thôn 5, xã Bom Bo, huyện Bù Đăng không có đất sản xuất. Cả gia đình 4 thành viên phải đi ở trọ. Vợ chồng chị làm thuê đắp đổi qua ngày. Nhận thấy vợ chồng chị Dung còn trẻ, có sức khỏe và giàu nghị lực vươn lên, chị Hồ Thị Bích Hồng, thành viên nhóm thiện nguyện Vườn ươm đã sang nhượng cho gia đình chị Dung mảnh đất ở trị giá 70 triệu đồng theo hình thức trả góp. Có đất, các thành viên trong nhóm lại góp 30 triệu đồng cùng nhiều ngày công giúp chị Dung xây nhà. Có nhà ở ổn định, chồng chị yên tâm đi làm ăn xa, với thu nhập hơn 7 triệu đồng/tháng nên cuộc sống gia đình cũng bớt khó khăn. Được nâng bước, tiếp sức từ những tấm lòng thiện nguyện, hơn 2 năm qua, khi kinh tế gia đình ổn định, chị Dung lại trở thành thành viên, dành nhiều thời gian, công sức và một phần thu nhập cùng nhóm tham gia các hoạt động thiện nguyện.
“Với tâm niệm “hạnh phúc cho đi là còn mãi”, bên cạnh cuộc sống mưu sinh, các thành viên nhóm thiện nguyện Vườn ươm vẫn đang hằng ngày gom góp tình thương yêu từ những hoạt động công ích, chắp cánh cho những hoàn cảnh, mảnh đời éo le trong cuộc sống. Nhóm cũng là nơi tập hợp, đoàn kết những tấm lòng thiện nguyện cùng nhau chia sẻ buồn vui trong cuộc sống...”. Anh Phạm Văn Điệp, Trưởng nhóm thiện nguyện Vườn ươm |
Hoàn cảnh gia đình chị Lê Thị Hồng Sương ở xã Bình Minh, huyện Bù Đăng cũng khó khăn không kém. 35 tuổi nhưng hàng chục năm qua, chị đã phải trở thành trụ cột kinh tế gia đình khi cha mẹ ruột già yếu, nhà có 4 anh chị em mắc bệnh tâm thần, lại phải nuôi cháu nhỏ của người chị gái để lại. Không đất sản xuất, chị lập gia đình rồi được cha mẹ cho đất dựng nhà tạm sinh sống bên cạnh, chăm lo cho cả đại gia đình nhiều thế hệ có hoàn cảnh éo le. Nhận thấy hoàn cảnh của chị, thời gian qua, nhóm thiện nguyện Vườn ươm đã luôn bên cạnh, kịp thời động viên tiếp sức gia đình chị. Cuộc sống khó khăn là thế, nhưng chị Sương vẫn luôn tranh thủ cùng nhóm tham gia các hoạt động thiện nguyện.
Hàng chục năm phải sống trong cảnh thường xuyên thiếu nước sinh hoạt, nhất là vào mùa khô, trước tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, 6 hộ dân ở thôn 5, xã Bom Bo vô cùng phấn khởi khi được nhóm thiện nguyện Vườn ươm và các nhà tài trợ hỗ trợ 1 giếng khoan trị giá 30 triệu đồng. Không chỉ tặng giếng, các nhà tài trợ và nhóm còn tặng thêm những phần quà, đồng thời hướng dẫn người dân bảo quản, sử dụng giếng nước hiệu quả. Chị Thị Kép, người dân thôn 5, xã Bom Bo vui mừng kể: “Trước đây, khi chưa có giếng, các hộ dân ở đây phải trữ nước mưa để dùng hoặc đi xin, mua từng phuy nước, dùng hết sức dè sẻn. Cuộc sống vì thế mà chật vật, quanh năm đau đáu nỗi lo thiếu nước. Nay có giếng khoan dùng thoải mái, lại có thể trồng thêm rau màu để cải thiện cuộc sống”.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cảnh báo nguy hiểm khôn lường từ thuốc diệt chuột thế hệ mới
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: An toàn, an ninh mạng cần cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân
- ·Chó dại cắn người tại xã Phú Thuận
- ·Lần đầu tiên xét xử án trực tuyến tại Cần Thơ
- ·Thông cáo đặc biệt về Lễ quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh
- ·Người dân sẵn sàng trang trí nhà làm điểm bầu cử
- ·Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở
- ·Ðóng góp ý kiến về Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)
- ·Hiệu quả từ công tác truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh môi trường
- ·Phát hiện phương tiện vận chuyển cát không rõ nguồn gốc
- ·Chính phủ xây dựng kế hoạch kịch bản phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới
- ·Chú trọng tuyên truyền các quy định pháp luật về an toàn giao thông
- ·Nỗ lực phối hợp bảo đảm trật tự an toàn giao thông
- ·Người dân nhiệt tình hưởng ứng
- ·Chính phủ kiên quyết phòng chống lợi ích nhóm, xử nghiêm chạy chức
- ·Nhân lên tình yêu biển, đảo
- ·Đại biểu Đảng bộ huyện Lộc Ninh tâm đắc với các chương trình hành động
- ·Cần liên kết vùng trong bảo vệ môi trường
- ·Không tăng giá điện trong 6 tháng đầu năm 2020
- ·Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trước cổng trường học