【sevilla vs valladolid】Nguy hiểm bệnh lao kháng thuốc
(CMO) Lao kháng thuốc không chỉ gây nguy cơ tử vong cao với người bệnh mà còn khiến việc điều trị vô cùng khó khăn và là nguồn lây lan nguy hiểm cho cộng đồng. Những năm qua, Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong quản lý, điều trị bệnh nhân lao kháng thuốc nhằm ngăn chặn bệnh lây lan ra cộng đồng.
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn, Trưởng Khoa Lao, Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lao kháng thuốc, trong đó phổ biến nhất là điều trị bằng thuốc không đúng quy định, thuốc kém chất lượng, bệnh nhân dùng thuốc không đủ liều hằng ngày hoặc điều trị không đủ thời gian. Cũng có thể mắc bệnh lao kháng thuốc do lây nhiễm vi khuẩn từ người bệnh bị lao kháng thuốc.
Từ khi điều trị bệnh lao kháng thuốc, bệnh nhân Tiêu Minh T không thể đi làm công nhân, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. |
Khi bệnh nhân mắc bệnh lao thông thường đã nguy hiểm, mắc lao kháng thuốc thì mức độ nguy hiểm càng tăng lên nhiều lần. Bởi lẽ, nếu không được phát hiện sớm và điều trị triệt để, bệnh nhân lao kháng thuốc có nguy cơ tử vong cao, đồng thời trở thành tác nhân lây truyền vi khuẩn lao kháng thuốc cho những người xung quanh, gây nên những hậu quả khôn lường về sức khoẻ, kinh tế cho gia đình và xã hội. Để điều trị bệnh lao kháng thuốc, bệnh nhân phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ trong thời gian 18-20 tháng, thay vì 6-8 tháng với lao thường. Trung bình mỗi ngày bệnh nhân phải uống từ 10-15 viên thuốc.
Anh Lê Thanh V (41 tuổi, TP Cà Mau) đang điều trị lao kháng thuốc ở tháng thứ 17. Theo phác đồ anh phải điều trị đủ 20 tháng. Anh V chia sẻ: “Trước đây tôi điều trị lao thường được 2 tháng. Sau đó bác sĩ xét nghiệm phát hiện tôi bị lao kháng thuốc nên chuyển sang điều trị theo phác đồ mới. 6 tháng đầu tôi mất ngủ trầm trọng và phải điều trị thêm bệnh mất ngủ. Sức khoẻ giảm sút nên tôi không đi làm được, kinh tế gia đình cũng kiệt quệ theo”.
Từ khi phát hiện và điều trị lao kháng thuốc, bệnh nhân Tiêu Minh T (29 tuổi, TP Cà Mau) không thể đi làm công nhân. Cuộc sống của hai mẹ con T chỉ nhờ vào số tiền hỗ trợ của Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội và tiền người mẹ, gần 60 tuổi, đi phụ việc nhà. T chia sẻ, trước đây chị đi làm công nhân, mẹ phụ việc nhà cho người ta nên cuộc sống cũng tạm ổn. Sau khi điều trị 6 tháng bệnh lao, sức khoẻ chị giảm sút. Khi bác sĩ xét nghiệm, kết quả chị bị lao kháng thuốc đến giờ không thể làm gì, suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà, kinh tế gia đình vốn khó khăn nay càng khó khăn hơn.
Năm 2014, Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội tỉnh đưa 4 máy xét nghiệm thuộc Dự án ACT3 (Viện Y khoa Woolcock, Đại học Sydney - Úc) tài trợ và sử dụng. Sau 2 giờ xét nghiệm, máy có thể đọc kết quả với tỷ lệ 99,9% và có thể phát hiện bệnh lao sớm. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là các bệnh nhân lao kháng thuốc phải điều trị lâu ngày, tác dụng của thuốc khiến sức khoẻ giảm sút, cộng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn… nên không ít trường hợp phải bỏ điều trị.
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn, 3 tháng đầu năm, toàn tỉnh phát hiện 7 trường hợp bệnh lao kháng thuốc, nâng tổng số lên 56 bệnh nhân lao kháng thuốc. Trước đó, đã có 4 trường hợp chết vì lao kháng thuốc và 2 trường hợp bỏ điều trị vì tác dụng của thuốc. Do đó, công tác quản lý, cấp phát thuốc, xét nghiệm định kỳ, đặc biệt sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng đối với bệnh nhân lao kháng thuốc cần được quan tâm nhiều hơn.
Bác sĩ Ngô Thanh Tân, Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội tỉnh, cho hay, từ số tiền hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, trung tâm xét hỗ trợ 15/49 bệnh nhân lao kháng thuốc đang điều trị tại trung tâm, mỗi tháng 300.000 đồng/người (đây là những hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn). Số tiền này vẫn còn khá khiêm tốn đối với khó khăn mà bệnh nhân lao kháng thuốc đang gặp phải.
“Chúng tôi cũng mong muốn nhận thêm sự hỗ trợ để có thể giúp các bệnh nhân lao kháng thuốc hoàn thành 20 tháng điều trị. Có như thế mới hạn chế mầm bệnh lao kháng thuốc ra cộng đồng”, Bác sĩ Ngô Thanh Tân trăn trở./.
Thanh Phương
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Về bài văn của trò nghèo trường Ams
- ·Du học châu Âu – những chân trời rộng mở
- ·99% không thể tìm ra người đàn ông thứ hai ẩn giấu ở đâu?
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Xanh dờn' hay 'xanh rờn'?
- ·Chia tay nhưng vẫn không quên chuyện 'ái ân'
- ·Cho phép thành lập các trường THPT chuyên tư thục
- ·Vị vua hiếu thảo bậc nhất sử Việt, tự dâng roi mây lên mẹ xin chịu đòn là ai?
- ·Câu đố kiểm tra chỉ số IQ tưởng dễ nhưng khiến nhiều người 'bó tay'
- ·Dao nhọn đâm người, dưới 11% thương tích vẫn bị khởi tố
- ·Điểm trung bình IELTS của người Việt tụt hạng
- ·Hãy chia sẻ cùng người dân Nhật Bản
- ·Đề xuất giáo viên được tăng 1 bậc khi xếp lương lần đầu, Bộ GD&ĐT nêu lý do
- ·90% người dùng sai chính tả: 'Sưng sỉa' hay 'sưng xỉa'?
- ·'Học Toán, Văn, Anh để thi vào lớp 10 cũng là học lệch'
- ·Nuôi bồ câu thương phẩm lợi nhuận 20 triệu đồng/tháng
- ·Đề xuất giáo viên được tăng 1 bậc khi xếp lương lần đầu, Bộ GD&ĐT nêu lý do
- ·Sinh viên tại chức có thể được cấp học bổng như hệ chính quy
- ·Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024 muốn trở thành lập trình viên máy tính
- ·Cơ giới hóa đồng bộ trong canh tác lúa
- ·Đề xuất giáo viên được tăng 1 bậc khi xếp lương lần đầu, Bộ GD&ĐT nêu lý do