【nhận định trận torino】Nông dân dùng smartphone và blockchain làm chuyển đổi số nông nghiệp
Khi nông dân sử dụng smartphone và công nghệ khác để tiếp cận dữ liệu,ôngdândùngsmartphonevàblockchainlàmchuyểnđổisốnôngnghiệnhận định trận torino hay dùng blockchain để quản lý toàn bộ quy trình từ mua sắm hạt giống tới thu hoạch, điều đó sẽ tạo ra cuộc cách mạng về lợi nhuận và bền vững.
Đã hơn 40 năm kể từ khi Trung Quốc từ bỏ các trang trại công cộng lớn của mình. Thời điểm đó, các công ty độc quyền nhà nước thu mua nông sản với giá cố định, thu nhập của người nông dân bị giới hạn khiến họ không có động lực tăng gia sản xuất.
Hệ thống là một thất bại. Tuy nhiên, những cải cách cuối năm 1970 cho phép nông dân giữ và bán nông sản thặng dư đã giúp thu nhập của họ cải thiện đáng kể, tạo động lực tối đa hóa sản lượng. Ngày nay, Trung Quốc sản xuất khoảng 20% lương thực thế giới, một cú xoay chuyển ấn tượng tự thời kỳ khó khăn thập niên 60 và 70. Là nền nông nghiệp lớn nhất hành tinh, Trung Quốc sản xuất 18% ngũ cốc, 29% thịt và 50% rau quả. Đây còn là nơi sản xuất thịt lợn, lúa mạch, gạo, chè, bông và cá lớn nhất.
TMĐT và Internet góp phần giải quyết thách thức của nông dân Trung Quốc
Trong khi đó, tiêu chuẩn sống tại Trung Quốc cũng được nâng cấp nhanh chóng thông qua mục tiêu giảm nghèo. Từ năm 2013, ước tính gần 100 triệu người thoát nghèo cho đến nay. Dù vậy, thu nhập của người nông dân vẫn thấp, ở mức 1.200 USD/năm, theo nhà kinh tế học Michele Geraci. Các hoạt động ở nông thôn chiếm khoảng một nửa thu nhập, phần còn lại đến từ công việc bán thời gian và tiền gửi từ các thành viên gia đình ở thành thị.
Những thách thức lớn nhất mà người nông dân gặp phải là quyền sở hữu đất đai và tiếp cận khoản vay. Quyền sở hữu và sử dụng đất được quy định rất chặt chẽ tại nông thôn Trung Quốc. Cư dân không thể thế chấp đất đai của họ để vay vốn vì không có chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Nông dân không thể nâng cao chuỗi giá trị bằng cách sử dụng đất canh tác cho mục đích khác.
Đối với khu vực vùng sâu vùng xa Trung Quốc, sự phụ thuộc ngày một lớn vào công nghệ kỹ thuật số trong suốt thời kỳ dịch bệnh Covid-19 là một nhân tố thay đổi cuộc chơi. Khi người nông dân sử dụng điện thoại thông minh và công nghệ khác để xem dữ liệu nông nghiệp theo thời gian thực, nó có thể tạo ra cuộc cách mạng về lợi nhuận.
Những nền tảng thương mại điện tử như Pinduoduo giúp nâng cao hiệu quả tổng thể của chuỗi cung ứng bằng cách loại bỏ các bên trung gian không cần thiết, cho phép người dùng tận hưởng mức giá thấp hơn và sản phẩm tươi ngon hơn, còn người nông dân kiếm thu nhập tốt hơn và dùng nó để tái đầu tư, cải thiện sản xuất.
Người nông dân cũng có thể sử dụng các nền tảng đó để thu hút lượng lớn đơn đặt hàng cho sản phẩm của họ. Nhu cầu lớn hơn và tính minh bạch cao hơn giúp người nông dân không còn phải phụ thuộc vào các nhà phân phối như trước. Họ hoàn toàn có khả năng bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, những nền tảng kỹ thuật số phát triển hồ sơ về người mua, cung cấp thông tin cho nông dân – thứ mà trước kia họ không được tiếp cận. Do đó, người nông dân có thể nhận lượng lớn đơn đặt hàng và chi phí phân phối thấp hơn.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn hàng trăm triệu người – phần lớn là dân làng – chưa được sử dụng Internet. Tính đến tháng 12/2020, 70,4% dân số nước này được dùng Internet, tăng 5,9% so với tháng 3/2020 – mức tăng cao nhất kể từ đợt bùng phát dịch Covid-19 đầu tiên. Nếu xu hướng này tiếp diễn với dân số nông thôn, nó sẽ mở ra cánh cửa mang đến nhiều lợi ích của sự minh bạch thị trường.
Blockchain, bước tiến lớn tiếp theo trong chuyển đổi số nông nghiệp Trung Quốc
Cùng với việc Trung Quốc tập trung quảng bá, thúc đẩy nhân dân tệ (NDT) điện tử, có nhiều mối quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ blockchain. Trong nỗ lực giành vị thế dẫn đầu công nghệ trong kỷ nguyên kỹ thuật số mới, Trung Quốc còn mở rộng các công nghệ mới nổi khác như mạng 5G, trí tuệ nhân tạo (AI).
Dù vậy, theo Chỉ số Số hóa ngành Trung Quốc của hãng tư vấn McKinsey, lĩnh vực nông nghiệp vẫn nằm trong nhóm thấp nhất. Trong khi đó, Trung Quốc cũng cam kết đạt trung hòa carbon vào năm 2060. Mục tiêu chỉ có thể đạt được khi khuyến khích sản xuất bền vững trong nông nghiệp. Nước này đang chiếm 27% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới và mọi ngành đều phải chung tay trong giảm thiểu carbon.
Canh tác tự động – chẳng hạn dùng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu hiệu quả hơn – đang được thử nghiệm tại một số khu vực trên cả nước. Nhờ tiết kiệm chi phí nhân công, người nông dân có thể thu lợi nhuận từ khoản đầu tư của họ. Dù chính quyền địa phương tài trợ ở nhiều mức độ khác nhau để khuyến khích mua sắm công nghệ, điều đó không nhất thiết đồng nghĩa với canh tác bền vững được cải thiện.
Động lực thúc đẩy hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp gợi ý chính phủ tập trung vào cung cấp lương thực trong nước hơn là khám phá các cách thức mới để canh tác bền vững. Hiện nay, Trung Quốc vẫn dùng thuốc trừ sâu nhiều gấp ba lần so với Mỹ và châu Âu trên cùng một diện tích đất.
Từ năm 2005 tới 2015, sản lượng trung bình của ba loại cây trồng chính – lúa, yến mạch và ngô – tăng từ 10,8% lên 11,5%, trong khi lượng khí thải nhà kính từ những cây trồng này giảm trung bình 18,8%. Người nông dân cần có động lực để cắt giảm các thuốc trừ sâu độc hại để giảm lượng khí thải. Hơn nữa, cây trồng có thể được canh tác để hấp thụ khí nhà kính và nhận tín dụng carbon. Vì vậy, một số nhà cung ứng hạt giống đã phát triển các loại hạt giống chịu hạn, không chỉ nâng cao năng suất mà còn đóng góp vào thu giữ carbon.
Các nền tảng blockchain là bước tiến lớn tiếp theo trong công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển canh tác bền vững. Nó cho phép người nông dân theo dõi đầy đủ quy trình mua sắm hạt giống, quản lý mùa màng và khớp với nhu cầu của người mua trên cả nước. Hợp đồng thông minh sẽ kết nối cung – cầu, khiến cho thị trường minh bạch hơn, loại bỏ trung gian, gia tăng lợi nhuận, tiết giảm sự bất ổn.
Khi canh tác cây trồng giảm lượng khí thải nhà kính, tín dụng carbon sẽ được cấp dưới các hình thức token cho những hộ nông dân sản xuất bền vững nhất. Điều này có lợi cho cả môi trường và bản thân người nông dân. Chẳng hạn, họ có thể đổi token lấy các hạt giống năng suất cao của nhà cung ứng. Giá trị token gắn với năng suất cây trồng và đất canh tác, giúp giảm khí thải carbon.
Với việc phần lớn dân số tiếp cận thiết bị số và Internet, nền tảng cho một hoạt động kể trên đã được đặt ra. Điều phải làm còn lại là chính phủ cần đưa ra một sáng kiến, giới thiệu một hệ thống khen thưởng để động viện người nông dân chuyển sang canh tác bền vững vì môi trường.
Du Lam
Blockchain sẽ tạo ra cách mạng cho giáo dục đại học
Tác dụng hứa hẹn nhất của blockchain trong giáo dục đại học là thay đổi cách thức lưu trữ hồ sơ bảng điểm, chứng nhận và bằng cấp.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Gỡ vướng để sớm phát điện tái tạo lên lưới
- ·Phát hiện lô hàng Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm nhập khẩu từ Mỹ về cảng Hải Phòng
- ·Ngân hàng Xây dựng chuyển thành Công ty TNHH MTV
- ·Đưa doanh nghiệp về trường nghề: Ba bên cùng có lợi
- ·MB ủng hộ 5 tỷ đồng cho Bệnh viện điều trị người bệnh COVID
- ·NHNN thúc giục các ngân hàng niêm yết cổ phiếu
- ·Năm 2015: Điều chỉnh tỷ giá không quá 2%
- ·Tiền Bitcoins được chấp nhận thanh toán tại thành phố Gand của Bỉ
- ·Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về sản phẩm mỳ ăn liền Gấu Đỏ
- ·Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động phòng, chống rửa tiền
- ·Cảnh báo loại ma tuý mới gây ảo giác mạnh tẩm trong thuốc lá
- ·Không biết thì phải hỏi
- ·Xuất 59.000 tỷ đồng cho vay mua nông sản chế biến xuất khẩu
- ·Tỷ giá Won Hàn Quốc hôm nay 28/11/2023: VCB mua 16,20 VND/KRW, chợ đen giữ giá
- ·Giá vàng trong nước và thế giới cùng tăng trở lại
- ·Philippines tái mở cửa toàn bộ trường học sau hơn hai năm
- ·Ngày hội UK Academy: Anh Quốc giữa lòng Cố Đô
- ·Xem Ấn Độ cho nổ tung hai tòa chung cư 30 tầng xây trái phép
- ·TP.HCM dự kiến đầu tư 3.700 tỷ đồng xây dựng cầu đường nối từ Quận 7 về Quận 1
- ·Đồng USD giảm, EURO tăng giá trên thị trường châu Á