【soi kèo 88.net】Lãnh đạo Chính phủ bám sát thực tiễn, phản ứng kịp thời
>>Tái cơ cấu ngân sách,ãnhđạoChínhphủbámsátthựctiễnphảnứngkịpthờsoi kèo 88.net thị trường tài chính đạt kết quả khả quan
>>Năm 2018: GDP bình quân ước đạt hơn 2.540 USD/người
Chiều 15/10, sau khi nghe các báo cáo đánh giá giữa kỳ kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, tình hình năm 2018 và dự kiến kế hoạch năm 2019; về kết quả cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thảo luận về các nội dung này.
Cải thiện môi trường kinh doanh cần thực chất hơn
Đánh giá tình hình năm 2018 và kết quả 3 năm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận định tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, lạm phát được kiểm soát tốt, bảo đảm những cân đối lớn của nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh tăng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Nợ công, bội chi, lạm phát 3 năm qua đều được kiểm soát trong ngưỡng đề ra.
Tinh gọn bộ máy, cải cách hành chính được thực hiện tích cực với một số đột phá mạnh mẽ. Hoạt động phòng chống tham nhũng đạt nhiều kết quả tích cực, hoạt động tư pháp hiệu quả, kỷ luật duy trì ngày một tốt. Quốc phòng an ninh được củng cố, hoạt động đối ngoại hiệu quả, nâng tầm vị thế quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ có những rủi ro không thể chủ quan từ tình hình biến động của kinh tế thế giới có thể tác động đến kinh tế nước ta. Trong đó, đáng lưu ý là rủi ro về lạm phát, tỷ giá.
Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các báo cáo cần làm rõ hơn một số vấn đề như chất lượng tăng trưởng kinh tế so với yêu cầu đạt mức nào trong khu vực, mức độ bền vững ra sao. Môi trường kinh doanh thời gian qua được cải thiện, nhưng mức độ thực thi của các ngành, các cấp chưa đầy đủ, thậm chí còn hình thức, các rào cản về thủ tục hành chính vẫn là vấn đề được cử tri phản ánh.
"Có những dự án tư nhân 3 năm, hay 10 năm chưa làm được, dù đầy đủ thủ tục, chủ yếu do địa phương. Còn nhiều rào cản do sợ sai, sợ trách nhiệm. Nói môi trường kinh doanh thông thoáng, nhưng vào thực tế không đơn giản" - Chủ tịch Quốc hội nói.
Lãnh đạo Chính phủ cầu thị
Hoan nghênh những kết quả đạt được thời gian qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, mặc dù từ đầu nhiệm kỳ đã có nhiều khó khăn, tình hình quốc tế biến động phức tạp thời gian qua, song Chính phủ đã nỗ lực điều hành theo hướng xuyên suốt, trật tự kỷ cương, xây dựng nền hành chính liêm chính. Những kết quả đạt được đã tạo hiệu ứng lan toả trên nhiều lĩnh vực, củng cố niềm tin của nhân dân, được nhà đầu tư đánh giá cao.
Trong đó, Chủ nhiệm Lê Thị Nga đã nhấn mạnh một số điểm cần phát huy. Đó là việc Thủ tướng, các Phó Thủ tướng luôn đi sâu sát cơ sở, bám sát thực tiễn, nắm bắt phản ứng kịp thời những vấn đề cấp bách, thường xuyên đối thoại, tham dự xúc tiến đầu tư ở các tỉnh.
"Khi người đứng đầu Chính phủ, các lãnh đạo Chính phủ trực tiếp có mặt ở các cuộc ký kết đầu tư, lắng nghe nhà đầu tư thì sẽ có tác dụng động viên khuyến khích, tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư. Khi có sự cố thiên tai, cháy nổ, các Phó Thủ tướng, Thủ tướng cũng có mặt kịp thời, chỉ đạo sát sao" - Chủ nhiệm Lê Thị Nga nói.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, việc tổ chức thường xuyên các hội nghị đối thoại với công nhân, nông dân, trí thức, hội nghị tổng kết toàn quốc về từng lĩnh vực... hay mô hình tổ công tác của Thủ tướng về kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng giao là những cách làm rất hiệu quả, cần phát huy.
Ngoài ra, khi có những vấn đề bức xúc, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các bộ trưởng đã có phản ứng, tiếp thu, chấn chỉnh kịp thời. Trong công tác lập pháp, các lãnh đạo Chính phủ, thành viên Chính phủ đã thể hiện sự cầu thị, tôn trọng ý kiến của dư luận, cử tri, đại biểu.
Chủ nhiệm Lê Thị Nga cũng nhấn mạnh những kết quả của công tác cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, phòng chống tham nhũng, hoạt động tư pháp. Về lĩnh vực kinh tế, nợ công, nợ nước ngoài, nợ Chính phủ trong giới hạn an toàn. Tỷ giá ổn định, thị trường vàng được kiểm soát tốt. Hệ thống ngân hàng đảm bảo an toàn…
Những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội này là khá toàn diện trên các mặt, tạo tiền đề quan trọng cho giai đoạn tiếp theo.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: H.Y |
Vì sao các công trình "làm thì lâu, hỏng thì nhanh"?
Bên cạnh những kết quả tích cực, Chủ nhiệm Lê Thị Nga cũng đưa ra nhiều vấn đề cần được làm rõ. Đầu tiên là vấn đề chất lượng hạ tầng đầu tư công, đặc biệt là các công trình giao thông.
"Cử tri băn khoăn, vì sao công trình của chúng ta làm thì rất lâu mà hỏng thì rất nhanh" - bà Lê Thị Nga nói.
Đề cập đến vụ việc đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với vốn đầu tư 34,5 nghìn tỷ đồng, Chủ nhiệm Lê Thị Nga đề nghị làm rõ những vụ việc cụ thể mà cử tri, báo chí nêu và trách nhiệm của các bên liên quan. Trách nhiệm giải trình phải được thực hiện nghiêm túc, tránh việc "né" trách nhiệm, như là đổ lỗi cho thời tiết...
Quan ngại về vấn đề ma túy, bà Lê Thị Nga nêu thực trạng nhiều chất gây nghiện mới như bóng cười, tem lưỡi, shisha… hiện bày bán bán công khai ở nhiều nơi, nhất là các vũ trường, quán bar, đề nghị Chính phủ siết chặt quản lý, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Về quản lý kinh tế, bà Lê Thị Nga cho rằng đã có nhiều vi phạm trong cổ phần hoá, quản lý, sử dụng tài sản công diễn ra trong thời gian dài, có cả từ giai đoạn trước, có sự tiếp tay của người có chức vụ, quyền hạn. Hiện tượng tham nhũng lớn, tham nhũng dưới hình thức lợi ích nhóm, sân sau, công ty gia đình lộ diện ngày một nhiều trong các vụ án vừa qua.. đòi hỏi cần nhận diện đầy đủ và có biện pháp xử lý cho phù hợp thực tế.
Ngoài ra, hiện tượng tín dụng đen lãi suất cao, siết nợ, giữ tài sản, bắt người trái pháp luật xảy ra phức tạp ở các địa phương, chưa được ngăn chặn hiệu quả. Vấn đề môi trường cần được quan tâm hơn ở 3 sự việc: Tình trạng nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam với hàng ngàn container tồn ở cảng, Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan liên quan làm rõ trách nhiệm; tình trạng vỡ hồ chứa chất thải khai thác khoáng sản; việc đặt các nhà máy thép, xi măng, nhiệt điện ở các bờ biển phải được hết sức cân nhắc tránh sự cố ô nhiễm biển…
Tích lũy đầu tư ngày càng cao
Sau khi nghe các ý kiến thảo luận tại phiên họp UBTVQH, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề. Đánh giá cao những vấn đề được nêu trong các báo cáo thẩm tra, các ý kiến thảo luận, Phó Thủ tướng đề nghị bổ sung một nội dung quan trọng đóng góp vào những kết quả đạt được thời gian qua, đó là sự đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Không chỉ bằng hoạt động giám sát, sự đóng góp còn thể hiện rõ ở cả công tác lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia.
Thời gian qua, nhiều văn bản pháp luật quan trọng đã được ban hành như Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công, Luật Quản lý tài sản công, Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu… Chất lượng lập pháp được nâng cao với sự sát sao của các bộ trưởng, người đứng đầu ngành.
Hoạt động chất vấn được cải tiến, nghị quyết về chất vấn của Quốc hội là cơ sở quan trọng để Chính phủ, Thủ tướng triển khai trong điều hành…
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp ngày 15/10. |
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, các báo cáo cần nhấn mạnh thêm nhiệm vụ của giai đoạn này là một mặt thúc đẩy kinh tế phát triển trên tất cả các lĩnh vực, mặt khác phải tập trung giải quyết những tích tụ, tồn tại từ giai đoạn trước.
"10 cuộc họp của Chính phủ thì có 7 cuộc về xử lý việc cũ, toàn những vấn đề khó, có 3 cuộc triển khai những việc mới. Thêm vào đó, trước những biến động khó khăn mới, Chính phủ phải làm thế nào giải quyết tồn đọng cũ mà không phát sinh ra tồn đọng mới cho nhiệm kỳ sau" - Phó Thủ tướng chia sẻ.
Về những tồn tại, hạn chế được nêu trong các báo cáo, Phó Thủ tướng cho rằng, tuy mức độ khác nhau nhưng các vấn đề đã nêu cơ bản trúng. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện công tác điều hành, thể chế chính sách.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề được nêu trong các báo cáo. Với thu chi ngân sách, đánh giá thu chỉ đủ chi thường xuyên và trả nợ là chưa chính xác. Thực tế, năm 2016, mức tăng tích luỹ đầu tư là khoảng 10.000 tỷ đồng. Năm 2017 là 69.000 tỷ đồng, năm 2018 là 63.500 tỷ đồng, năm 2019 dự toán là hơn 67.000 tỷ đồng. Cơ cấu chi chuyển biến rất tích cực, đầu nhiệm kỳ chi thường xuyên ở mức 70%, nay giảm còn 64% trong khi vẫn tăng chi tiền lương, là một thành tựu rất lớn.
Với cổ phần hoá, nên đánh giá cả về chất lượng, nếu chạy theo số lượng sẽ đi vào sai phạm như trước đây. Do đó, phải có thời gian ban hành chính sách, tìm kẽ hở trong thẩm định giá, sắp xếp đất đai. Quá trình kiểm toán, rà soát, sắp xếp đất đai đòi hỏi thận trọng, mất nhiều thời gian. Thực tế, số thu từ cổ phần hoá 3 năm vừa qua bằng 2,5 lần thu từ cổ phần hoá giai đoạn trước./.
Hoàng Yến
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- ·Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp sẽ IPO 6,3 triệu cổ phần
- ·Hà Nội tạm dừng tổ chức các lễ hội và tuyến phố đi bộ để phòng, chống Covid
- ·NSND Bạch Tuyết: Từng sinh quý tử cho tỷ phú Pháp, U80 sống độc thân vui vẻ
- ·Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- ·Xoá bỏ quan niệm văn hóa là ngành chỉ biết tiêu tiền
- ·Nguyễn Kim khai trương thêm trung tâm mua sắm mới tại Bình Dương và Đồng Nai
- ·Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh nhận giải Thành tựu điện ảnh
- ·Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- ·Đài Hà Nội ra mắt siêu ứng dụng thoả mãn nhu cầu giải trí của khán giả
- ·Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- ·Infographic: Phiếu bầu cử như thế nào là hợp lệ?
- ·Cận cảnh những cổ phiếu có diễn biến lạ
- ·Những bước tiến trong ứng dụng công nghệ thông tin ngành Thuế
- ·Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·NSND Thanh Điền U80: Đau đáu nỗi nhớ vợ và con gái quá cố, nhiều lần nhập viện
- ·Phiên đấu giá cổ phần của Foodcosa thu về trên 116 tỷ đồng
- ·Không thể tăng thuế NK xe đầu kéo nguyên chiếc
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·Sách 'Cha và con gái' khơi dậy những giá trị gia đình thiêng liêng