【bóng đá số - dữ liệu 666】Doanh nghiệp chia nhỏ quỹ lương để "né" đóng bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp chia nhỏ quỹ lương để "né" đóng bảo hiểm xã hội
Hoa Lê(Dân trí) - Có chủ sử dụng lao động chia nhỏ quỹ lương, đẩy thu nhập của người lao động vào khoản hỗ trợ như xăng xe, điện thoại, nhà ở... nhằm trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Thông tin về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm, Vụ Pháp chế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết, từ ngày 12/12/2022 đến ngày 14/12/2023, ngành bảo hiểm xã hội đã ban hành, kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt trên 1.700 trường hợp với tổng tiền phạt trên 67 tỷ đồng.
Nhiều hành vi vi phạm đã kịp thời được phát hiện, song đơn vị này nhận định vẫn còn khó khăn, vướng mắc trong khâu xử lý.
Nguyên nhân được đơn vị này chỉ ra do một số quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế chưa cụ thể, dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau.
Cụ thể, khoản 5 điều 39 nghị định 12/2022 của Chính phủ nêu "phạt tiền 12-15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động...".
Như vậy, nếu doanh nghiệp đóng đủ 100% số tiền chậm đóng trước khi bị thanh tra trực tiếp thì rất khó xác định số tiền phạt.
Bên cạnh đó, quy định nêu rõ tiền lương hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản thu nhập bổ sung khác. Tuy vậy, chưa có mức trần đối với các khoản hỗ trợ như xăng xe, điện thoại, đi lại, nhà ở, giữ trẻ, nuôi con nhỏ...
Do đó, có chủ sử dụng lao động chia nhỏ quỹ lương, đẩy thu nhập của người lao động vào các khoản nêu trên để trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Việc này khiến cơ quan bảo hiểm xã hội không đủ căn cứ pháp lý, thực tiễn chứng minh hành vi vi phạm hay kiến nghị khởi tố vi phạm.
Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chỉ có thể xác định doanh nghiệp đóng không đúng mức, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội, chứ không xác định được là trốn đóng hay không.
Vụ Pháp chế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng cần có hướng dẫn cụ thể về xử lý vi phạm hành chính đối với các đơn vị có hành vi trốn đóng và chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế song đã khắc phục tiền chậm đóng trước thời điểm bị thanh tra trực tiếp.
Trước mắt ngành bảo hiểm xã hội tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng, công đoàn khởi kiện chủ sử dụng lao động nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ra tòa án dân sự, xử phạt vi phạm hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm TP.HCM năm 2022
- ·Nỗi lo từ sốt xuất huyết
- ·Trường Trung cấp Kinh tế
- ·Thăm, tặng quà gia đình thương binh liệt sĩ
- ·Những tỉnh thành nào được tiêm vaccine COVID
- ·Bộ GD&ĐT lưu ý: Cần tính toán kỹ việc cho học sinh đi học lại từ tháng Năm
- ·Chuyện cô Thắm trường mầm…
- ·High rates of turnout seen in May 23 elections
- ·Hướng dẫn chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt
- ·Ứng dụng giám sát dịch COVID
- ·Sau ngày 21/9, Hà Nội nới lỏng một số hoạt động, không áp dụng cấp giấy đi đường
- ·Bộ Y tế khuyến cáo về việc không ra đường
- ·Trường Đại học Cần Thơ, khu Hòa An: Tuyển sinh được 512 chỉ tiêu cho năm học 2019
- ·Biên soạn kỷ yếu “Giáo dục trung học 15 năm thành tựu và phát triển”
- ·Tránh tin lời quảng cáo về miếng dán thải độc chân
- ·Bình chọn giải phụ toàn quốc cơ sở y tế xanh
- ·Tiếp nhận điều trị cho trên 1.800 lượt bệnh nhân liên quan đến ung bướu
- ·Hậu Giang đang cách ly hơn 620 người
- ·Việt Nam thu hút hơn 22,46 tỷ USD vốn FDI
- ·Ghi nhận rất ít trường hợp trẻ em nhiễm nCov