【w2 kqbd】OECD dự báo triển vọng kinh tế thế giới sáng sủa hơn
Trong báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế, OECD dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng 5,8% trong năm nay, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra hồi tháng 3 vừa qua. Báo cáo hoan nghênh việc chính phủ các nước nhanh chóng triển khai các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch như nghiên cứu và phát triển "thần tốc" vaccine ngừa COVID-19, các chính sách tiền tệ và hỗ trợ tài chính hiệu quả.
OECD dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 6,9% trong năm nay, cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Tuy nhiên, OECD hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu thế giới trong năm 2022 từ mức 4% xuống còn 3,6%.
Đối với Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), OECD dự báo nền kinh tế khu vực này sẽ tăng trưởng lần lượt 4,3% và 4,4% trong năm nay và năm tới, cao hơn mức dự báo 3,9% và 3,8% đưa ra hồi tháng Ba.
Trong khi đó, kinh tế Anh được dự báo sẽ tăng trưởng 7,2% trong năm 2021 và 5,5% trong năm 2022.
OECD dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng lần lượt 8,5% và 5,8% trong năm nay và năm 2022, cao hơn mức 7,8% và 4,9% trong dựa báo hồi tháng 3.
Đối với kinh tế Nhật Bản, OECD hạ dự báo tăng trưởng năm nay từ mức 2,7% xuống còn 2,6%, song tăng mức dự báo tăng trưởng năm tới lên 2%, cao hơn 0,2% so với dự báo trước đó.
Trong báo cáo, Giám đốc OECD Laurence Boone nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu đã tươi sáng hơn, song thừa nhận tình trạng tăng trưởng không đồng đều giữa các quốc gia, khu vực vẫn là một thách thức. Cho tới nay, Mỹ và Trung Quốc đã trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch và được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn khác như Nhật Bản và Đức. Bà cũng nhấn mạnh điều "rất đáng lo ngại" là không có đủ vaccine cho các nền kinh tế mới nổi và thu nhập thấp.
Giám đốc OECD nêu rõ, chừng nào phần lớn dân số toàn cầu chưa được tiêm chủng, thế giới vẫn dễ bị tổn thương trước sự xuất hiện của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Bà cũng lưu ý các đợt phong tỏa mới sẽ làm tổn hại niềm tin của công chúng, trong khi các công ty, vốn đang ngập trong nợ nần, có thể phá sản.
Cũng theo OECD, một nguy cơ khác đối với kinh tế toàn cầu là cách thức các thị trường tài chính phản ứng với những mối quan ngại về lạm phát. Mặc dù cho rằng giá cả tăng chỉ là tạm thời, song OECD nhấn mạnh điều đáng quan tâm nhất là nguy cơ các thị trường tài chính sẽ biến động mạnh trước việc lạm phát tăng cao. Trước đó, các nhà phân tích đã bày tỏ lo ngại lạm phát gia tăng sẽ khiến các ngân hàng trung ương rút lại các chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm ngăn nền kinh tế phát triển quá nóng.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Hải quan lập đường dây nóng chống tiêu cực và buôn lậu
- ·Sắc diện mới nơi Đình Phú Vĩnh
- ·Bà Harris lần đầu vận động tranh cử cùng ‘phó tướng’
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Hình ảnh các chiến hạm Nga cập cảng chiến lược Ấn Độ
- ·Chuẩn bị giai đoạn 2 Cơ chế hải quan một cửa quốc gia
- ·“Khoác áo mới” cho city tour
- ·Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- ·Lính dù Ukraine hé lộ hình ảnh những giờ đầu tiên tấn công vùng biên Nga
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Giá cà phê hôm nay 12/12/2024: Giá cà phê trong nước tăng nhẹ
- ·DLG có thêm công ty con
- ·Giải mã sức hút của ứng viên Phó Tổng thống Mỹ Tim Walz
- ·Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- ·Di tích Hải Vân Quan bắt đầu mở cửa đón du khách
- ·Công ty Cấp thoát nước Bình Định chào sàn UPCoM
- ·STT muốn thoái vốn khỏi PGT
- ·Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/12: Gạo giá nhích nhẹ, lúa tươi giá neo cao