【bảng xếp c1】Xử lý vi phạm hành chính gặp vướng từ văn bản pháp luật
Về việc xác định trị giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt,ửlýviphạmhànhchínhgặpvướngtừvănbảnphápluậbảng xếp c1 thẩm quyền xử phạt, theo quy định, đối với những tang vật phải thành lập Hội đồng định giá để xác định giá, thời gian quy định là 24 giờ kể từ thời điểm ra Quyết định tạm giữ tang vật, có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ. Theo Cục Hải quan Hà Nội, với khoảng thời giao “eo hẹp” này thì không thể thực hiện được trong thực tế. Bởi, theo các quy định tại Thông tư 173/2013/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, Thông tư 190/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan thì Hội đồng định giá tang vật ngoài Chủ tịch Hội đồng là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật thì thành viên là đại diện Sở Tài chính cung cấp. Do đó, việc triệu tập cần có thời gian nhất định, trong khi không phải lúc nào việc phối hợp giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Tài chính cũng đồng bộ.
Theo thông tin cập nhật ngày 14-10 của Cục Hải quan Hà Nội, tính đến nay, đơn vị đã lập biên bản vi phạm hành chính 798 vụ, thu nộp NSNN 5,94 tỉ đồng. Các vụ vi phạm hành chính tại Cục Hải quan Hà Nội hầu hết là các vi phạm trong lĩnh vực hải quan như: Khai báo sai so với thực tế, áp sai mã hàng hóa, áp sai thuế suất, hàng hóa NK không đủ điều kiện, NK hàng hóa trái với quy định của pháp luật đối với người nhập cảnh, chậm làm thủ tục thanh toán, chậm nộp chứng từ hải quan… Tang vật vi phạm bị tạm giữ, tịch thu chủ yếu là súng hơi săn bắn, phụ tùng súng hơi, điện thoại di động đã qua sử dụng, thuốc lá điếu, ngoại tệ, sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã. |
Việc chuyển hồ sơ xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng chưa mang lại hiệu quả. Trong thời gian qua, Cục Hải quan Hà Nội đã chuyển 4 vụ vi phạm hành chính cho UBND TP. Hà Nội xử lý, nhưng chỉ có 1 vụ được Chủ tịch UBND Hà Nội ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 3 vụ còn lại đều trả cơ quan Hải quan để hoàn thiện hồ sơ. Các hồ sơ đều được chuyển khi gần hết hạn ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đề kịp thời xử lý, Cục Hải quan Hà Nội đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính để đảm bảo thời hạn xử lý. Tuy nhiên, lý do hồ sơ gửi UBND chậm xử lý chủ yếu là do chưa thống nhất về nội dung trong một biểu mẫu. Ví dụ, biên bản xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính phải ghi rõ hành vi vi phạm theo điều khoản nào tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính. Trong khi biên bản theo mẫu tại Thông tư 190/2013/TT-BTC thì hướng dẫn hành vi vi phạm theo luật nội dung.
Hiện nay, trong tổng số các vụ vi phạm hành chính tại Cục Hải quan Hà Nội thì đối tượng vi phạm là khách XNC chiếm khoảng 5%, với hành vi vi phạm chủ yếu là mang ngoại tệ trái phép qua biên giới, NK hàng hóa thuộc danh mục cấm NK, NK hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép. Trong số các hành vi trên, thì chỉ hành vi mang ngoại tệ trái phép qua biên giới, cơ quan Hải quan mới thu được tiền phạt; do phải nộp phạt xong mới được nhận lại tang vật là tiền bị tạm giữ hoặc được làm thủ tục tái xuất cho hàng hóa vi phạm. Còn lại các trường hợp khác rất khó để thu được tiền phạt do tang vật của các đối tượng này thường bị tịch thu; một số đối tượng là người được thuê mang qua biên giới; địa chỉ đối tượng vi phạm khai báo với cơ quan Hải quan không chính xác dẫn tới không gửi được quyết định xử phạt, cũng như không thực hiện được các biện pháp cưỡng chế.
Rõ ràng, những bất cập về hệ thống văn bản pháp luật đang gây khó khăn cho cơ quan thực thi thực hiện nhiệm vụ. Theo Cục Hải quan Hà Nội, để đảm bảo việc xử lý vi phạm được đúng người, đúng tội và kịp thời cần xây dựng cơ chế chặt chẽ, đầy đủ đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính có hiệu quả và chất lượng, đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm chính chính, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·TP.HCM: Nhiều chợ bán hóa chất tạo màu, chất tẩy thực phẩm không rõ nguồn gốc
- ·Đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống Covid
- ·Yêu cầu làm rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân vi phạm quy định phòng chống dịch tại Tổng Công ty Han
- ·Quỹ đạo mới cho tăng trưởng kinh tế
- ·GDP quý II năm 2022 tăng 7,72%, cao nhất thập kỷ
- ·Mỹ hỗ trợ Việt Nam 2 triệu liều vaccine COVID
- ·Thúc đẩy hợp tác Việt Nam
- ·Dược liệu không đảm bảo chất lượng vẫn ngang nhiên vận chuyển tiêu thụ
- ·Vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu ngăn chặn sai phạm trong kinh doanh xăng dầu
- ·7 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 14,8%
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn
- ·Hướng đến phân loại rác tại nguồn
- ·Gạo ST25 bị đăng ký thương hiệu: Thương vụ Việt Nam tại Mỹ chính thức vào cuộc
- ·Từ 1/9, phi công muốn bay phải tiêm đủ 2 mũi phòng Covid
- ·Xuân của niềm tin, hy vọng và phồn vinh
- ·Hà Nội rà soát người dân có nhu cầu về quê và quay trở lại thành phố
- ·Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt: 'Việt Nam cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng'
- ·Nâng cao năng lực cho tư vấn viên, tuyên truyền viên về hợp tác xã
- ·Kiểm soát nông sản để đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu
- ·Giá vàng trong nước “giậm chân” tại chỗ