会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo italia】Tin kinh tế tài chính hôm nay ngày 19/1/2015: Giá vàng sáng tăng, chiều giảm!

【kèo italia】Tin kinh tế tài chính hôm nay ngày 19/1/2015: Giá vàng sáng tăng, chiều giảm

时间:2025-01-07 05:14:45 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:431次

Tin kinh tế tài chính hôm nay ngày 19/1/2015 trong nước

Giá vàng chiều nay (19/1): Sáng tăng,ếtàichínhhômnayngàyGiávàngsángtăngchiềugiảkèo italia chiều giảm

Theo tin kinh tế tài chính hôm nay, trên thị trường vàng Hà Nội, giá vàng SJC tại Tập đoàn DOJI điều chỉnh giảm tương ứng giá mua- bán xuống còn 35,51- 35,55 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới hiện đang dao động trong biên độ hẹp, giao dịch ở mức 1.277 USD/oz... Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới sáng nay là khoảng 2,5 triệu đồng/lượng.8h00

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (19/1), giá vàng tại châu Á ở mức 1.278,74 USD/oz, giảm nhẹ so với mức 1.280 USD/oz chốt phiên cuối tuần trước. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, mở cửa phiên giao dịch, giá vàng SJC được điều chỉnh tăng nhẹ 20.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào – bán ra so chốt phiên cuối tuần trước 17/1.

Cụ thể, giá vàng SJC tại TP HCM được Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giao dịch ở mức 35,49 triệu đồng/lượng (mua vào); 35,59 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng SJC tại Hà Nội được Tập đoàn DOJI niêm yết giá bán lẻ ở mức 35,56 triệu đồng/lượng. Giá mua vào được niêm yết 35,52 triệu đồng/lượng.

Giá vàng chiều nay (19/1), sau khi tăng 20.000 đồng/lượng vào đầu phiên sáng, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn giảm về mức chốt phiên cuối tuần trước 35,47 - 35,57 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra) tại thị trường TP HCM. Tuần trước, giá vàng thế giới tăng lên cao nhất trong vòng 4 tháng qua. Giá vàng tăng trong khi kinh tế châu Âu tăng trưởng chậm, làm dấy lên đồn đoán các nhà hoạch định chính sách sẽ tăng cường kích thích, làm tăng nhu cầu đối với phương tiện tích trữ. Lạm phát thấp cùng với các nền kinh tế nước ngoài tăng trưởng trì trệ có thể khiến Fed hoãn kế hoạch nâng lãi suất.

Giá vàng chiều nay 19/1: Sáng tăng, chiều giảm

Giá vàng chiều nay 19/1: Sáng tăng, chiều giảm. Ảnh minh họa

Trước diễn biến mới của giá vàng trong tuần trước, giới phân tích nhận định, tình trạng bất ổn tiếp diễn trên thị trường tài chính toàn cầu sẽ tiếp tục là nhân tố quan trọng hỗ trợ cho giá vàng trong tuần này. Hơn nữa, nhu cầu trú ẩn an toàn đã giúp giá vàng kết thúc tuần qua ở mức cao, điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng mặc dù chỉ ở trong khoảng ngắn hạn.

Nhận định của Bill Baruch - nhà môi giới hàng hóa cấp cao thuộc iiTrader cho thấy, đà tăng giá của vàng có khả năng phá ngưỡng kháng cự then chốt 1.300 USD/oz. Cơ sở cho nhận định của những nhà phân tích vẫn dựa vào việc Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) bất ngờ dỡ bỏ trần tỷ giá đồng Franc vào hôm 15/1. Động thái này khiến thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh, các nhà đầu tư mạnh tay mua vàng nhằm phòng ngừa rủi ro.

Bên cạnh đó, những đồn đoán về động thái của Ngân hàng châu Âu (ECB) sau cuộc họp vào tuần tới sẽ tung một gói QE lớn sẽ khiến giá vàng không thể tăng hơn nhiều. Trước tình hình đó, thị trường tài chính toàn cầu đã có những biến động mạnh trước khi cuộc họp này diễn ra. Sự biến động này đã là động lực quan trọng đẩy vàng tăng giá.

Tỷ giá USD tại một số ngân hàng biến động nhẹ so với ngày hôm qua. Ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức 21.310– 21.370 đồng/USD (mua vào – bán ra), không đổi so với ngày 17/1. Ngân hàng ACB niêm yết tỷ giá USD/VND tại mức 21.295 đồng/USD chiều mua vào và bán ra ở mức 21.365 đồng/USD, không đổi so với ngày 17/1. Ngân hàng VietinBank niêm yết tỷ giá USD/VND chiều mua vào ở mức 21.320 đồng/USD và bán ra 21.370 đồng/USD, tăng 5 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với ngày 17/1. Eximbank giao dịch USD ở mức mua vào là 21.300 đồng/USD và bán ra ở ngưỡng 21.370 đồng/USD, không đổi so với ngày 17/1. Ngân hàng BIDV niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức mua vào là 21.310 đồng/USD, bán ra là 21.370 đồng/USD, không đổi so với ngày 17/1. Ngân hàng Techcombank niêm yết giao dịch USD/VND tại 21.290 đồng/USD mua vào và 21.370 đồng/USD bán ra, giảm 5 đồng chiều bán ra so với ngày 17/1. Trên thị trường Hà Nội, giá USD tự do mua vào hiện ở mức 21.390- 21.400 đồng/USD và chiều bán ra từ 21.410- 21.415 đồng/USD, tăng 10 đồng chiều mua vào và điều chỉnh giảm 10 đồng chiều bán ra so với ngày 16/1. 

Tuyên án vụ lừa đảo hơn 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng

Ngày 17/1, TAND TP Cần Thơ đã tuyên án sơ thẩm vụ hàng loạt lãnh đạo chi nhánh ngân hàng tiếp tay lừa đảo hơn 200 tỷ đồng của Công ty TNHH An Khang (Cần Thơ)hơ. Tòa tuyên bị cáo Nguyễn Thị Thu Sương (39 tuổi), Phó Giám đốc Công ty TNHH An Khang 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Các bị cáo trong vụ lừa đảo hơn 200 tỷ đồng

Các bị cáo trong vụ lừa đảo hơn 200 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Tòa chuyển tội danh từ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” sang tội danh “Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản” đối với 5 bị cáo, gồm Nguyễn Hồng Quân, Giám đốc Công ty TNHH An Khang với 2 năm tù cho hưởng án treo; Hồ Thanh Bình (chồng của Sương), Nguyễn Văn Thuận, Lê Thanh Phong, mỗi người cùng mức án 3 năm tù; cũng được chuyển từ tội có khung hình phạt nặng sang tội nhẹ như các bị cáo nói trên nhưng mức án của bị cáo Nguyễn Cao Hoa Anh Đào là 2 năm tù. Tòa cho rằng, các bị cáo được chuyển tội danh do không đóng vai trò đồng phạm với Sương. 

Với các bị cáo là cán bộ lãnh đạo, nhân viên Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh Cần Thơ - Hậu Giang, tòa tuyên các bị cáo này phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và tuyên phạt Lương Quang Minh - nguyên Giám đốc chi nhánh 7 năm tù; Nguyễn Thị Mai - nguyên Trưởng Phòng tín dụng xuất khẩu mức án 6 năm tù; Lâm Chí Công - nguyên Phó Phòng tín dụng xuất khẩu và Nguyễn Minh Phục - nguyên cán bộ phòng tín dụng xuất khẩu cùng mức án 3 năm tù, trong đó Phục được hưởng án treo.

Theo cáo trạng, trong thời gian làm Phó Giám đốc Công ty TNHH An Khang, Sương đã làm khống 44 bộ chứng từ xuất khẩu để chiết khấu tại VietinBank chi nhánh Trà Nóc với số tiền hơn 6,4 triệu USD, chiếm đoạt gần 4,4 triệu USD (tương đương khoảng 87 tỷ đồng); ký khống hợp đồng mua nguyên liệu, hợp đồng xuất khẩu để làm thủ tục vay, lừa đảo chiếm đoạt của VDB chi nhánh Cần Thơ - Hậu Giang hơn 75 tỷ đồng; làm khống 3 bộ chứng từ xuất khẩu để chiết khấu tại Ngân hàng TMCP An Bình, chi nhánh Cần Thơ hơn 4,9 tỷ đồng, chiếm đoạt hơn 3,9 tỷ đồng; kê khống hàng tồn kho, làm thủ tục khống vay tiền để lừa đảo, chiếm đoạt của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, chi nhánh Cần Thơ hơn 14,9 tỷ đồng; kê khống hàng tồn kho, làm thủ tục khống vay tiền để lừa đảo, chiếm đoạt của Ngân hàng XNK Việt Nam - chi nhánh Tây Đô hơn 11 tỷ đồng.

VPBank dành 1.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi với doanh nghiệp ngành gạo và thủy hải sản

Với mục đích hỗ trợ, bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), vừa qua, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức triển khai chương trình cho vay ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp với tổng hạn mức lên đến 1.000 tỷ đồng. Theo đó, khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh trong lĩnh vực thu gom, chế biến, cung ứng, xuất khẩu gạo và thủy hải sản tại Đồng bằng Sông Cửu Long với nhu cầu vay vốn, có thể vay mức tối đa 100 tỷ đồng trong vòng 12 tháng tại VPBank.

VPBank dành 1000 tỷ đồng cho vay ưu đãi doanh nghiệp ngành gạo và thủy sản

VPBank dành 1000 tỷ đồng cho vay ưu đãi doanh nghiệp ngành gạo và thủy sản. Ảnh minh họa


Ngân hàng áp dụng các hình thức cho vay linh hoạt như: vay thấu chi, vay qua thẻ tín dụng, chiết khấu, bảo lãnh, thư tín dụng và tài sản đảm bảo linh hoạt gồm: tài sản bất động sản, giấy tờ có giá hoặc máy móc thiết bị sản xuất… Đại diện lãnh đạo VPBank cho biết: “Với chương trình cho vay ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp ngành Thủy hải sản và gạo, VPBank mong muốn sẽ mang đến nguồn vốn linh hoạt, hỗ trợ tích cực cho khách hàng có nhu cầu vay vốn trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Đặc biệt, với thủ tục vay vốn đơn giản, thời gian cho vay linh hoạt và tài sản đảm bảo đa dạng, chương trình sẽ là giải pháp tài chính hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành gạo, thủy hải sản khu vực ĐBSCL”.

Tin kinh tế tài chính hôm nay ngày 19/1/2015 quốc tế

Mỹ đã đầu hàng trong cuộc chiến giá dầu?

thíchCuộc chiến giá dầu căng thẳng nhất kể từ những năm 80 của thế kỷ trước giữa bộ ba OPEC - Nga - Mỹ có vẻ như cuối cùng cũng chuẩn bị đi đến hồi kết. Người Mỹ đã không tránh khỏi một cuộc thoái lui khi hầu hết các giàn khoan của nước này phải giảm sản lượng và sa thải bớt công nhân trong khi "võ đài" chỉ còn lại Nga và OPEC và giá dầu đã xuống đến dưới 40 USD/thùng.

Trước hết, có vẻ như cuộc thoái lui của người Mỹ cũng đã trở thành hiện thực. Các giàn khoan dầu đá phiến ở hầu hết các bang khai thác dầu chủ lực của Mỹ như Texas, North Dakota bắt đầu ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, không có giếng dầu mới nào được khoan và lượng công nhân viên thất nghiệp từ ngành dầu đang đi tìm việc làm thì nhiều lên với tốc độ chóng mặt.

Giới tài chính cũng bó tay chịu trận khi cả Goldman Sachs và JPMorgan đều công khai khuyên các nhà đầu tư nên thoái vốn khỏi ngành dầu càng sớm càng tốt. Tuy vậy, sự thoái lui của người Mỹ có vẻ như vẫn chưa khiến OPEC hài lòng. Bất kể những động thái rõ rệt từ phía Mỹ, các nhà lãnh đạo của tổ chức dầu lửa nhiều quyền lực nhất trên thị trường dầu mỏ thế giới vẫn chưa có dấu hiệu sẽ thay đổi thái độ trong việc nâng giá dầu trở lại.

Iran, một trong những cái đích mà Ả Rập Saudi hướng tới trong việc ghìm giá dầu này, cũng đã lên tiếng về một sự cần thiết đối với việc OPEC hành động để nâng giá dầu trở lại. Nhưng có vẻ như cái đích sau cùng mà Ả Rập Saudi và OPEC đang nhắm tới không ai khác ngoài nước Nga. 

Nếu như có một tiền lệ nào về việc cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu trong quá khứ khiến OPEC tỏ thái độ cứng rắn chưa từng thấy ở thời điểm hiện tại, hẳn đó phải là việc bị người Nga hớt tay trên hồi thập niên 1980.  Khi đó, tận dụng việc Ả Rập Saudi cắt giảm sản lượng, Liên Xô đã nâng sản lượng khai thác một cách chóng mặt để nhanh chóng hớt tay trên miếng bánh béo bở mà đất nước Trung Đông kia vừa thả ra.  

Cuộc chiến giá dầu sắp đến hồi kết

Cuộc chiến giá dầu sắp đến hồi kết. Ảnh minh họa

Sản lượng của Liên Xô khi ấy thậm chí đạt đến mức gần 10.700.000 thùng/ngày, một con số kỷ lục mà giờ đây cả Nga lẫn Mỹ đều chưa thể vượt qua. Ả Rập Saudi và OPEC dĩ nhiên là không quên kỷ niệm cay đắng ấy, giờ đây chẳng có lý do gì để tạm dừng cuộc chiến mà trước đó, Mỹ đã đầu hàng và giờ đến lượt Nga.  Bất kể Nga đã thoát ra khỏi tình trạng nguy ngập về kinh tế cách đây ít lâu, nhưng đồng rúp (Ruble) vẫn luôn có một phần giá trị neo vào giá dầu.

Việc tiếp tục đẩy giá dầu xuống sâu hơn ở thời điểm hiện tại cũng đồng nghĩa với việc ép Nga vào khó khăn sâu hơn nữa. Khá nhiều nhà phân tích đã đưa ra dự đoán giá dầu thậm chí có thể chạm đáy ở mức trên 20 USD/thùng, đó có vẻ như sẽ là một thảm họa thực sự cho nước Nga. Kịch bản tươi đẹp với Ả Rập Saudi và OPEC khó xảy ra Với việc giảm sản lượng một cách triệt để của Mỹ thì giá dầu sẽ có xu hướng nhích dần lên trở lại thay vì xuống sâu hơn.

Vẫn còn một số giàn khoan dầu đá phiến của Mỹ hoạt động và một sự tụt giá thấp hơn nữa của giá dầu sẽ ảnh hưởng đến những giàn khoan này của Mỹ trước, hơn là với Nga.  Đó là chưa kể, theo ước tính của Herman Gref, với giá dầu được duy trì khoảng 45 USD/thùng thì Nga sẽ cần khoảng 46 tỉ USD để ổn định tình hình. Con số 46 tỉ USD không lớn lắm với quỹ dự trữ ngoại hối lên tới gần 400 tỉ USD của Nga ở thời điểm hiện tại. 

Giới phân tích đánh giá, Nga đang nắm giữ một lợi thế lớn hơn so với OPEC là thời gian. Vấn đề nối lại quan hệ thương mại giữa Nga và EU sẽ được đưa ra vào cuộc họp vào ngày 19.1. Theo đó, EU sẽ không thông qua bất cứ quyết định nào về các lệnh trừng phạt với Nga và quyết dỡ bỏ lệnh trừng phạt sẽ được thông qua vào cuộc họp diễn ra trong tháng 3. 

Việc nối lại quan hệ kinh tế với EU được đánh giá có tầm quan trọng với Nga, tương đương với việc giá dầu tăng trở lại, nhất là trong bối cảnh EU đang chuẩn bị triển khai một gói kích thích kinh tế trị giá 500 tỷ Euro. Việc nối lại quan hệ thương mại với EU trong thời điểm đó sẽ đem lại những lợi ích rất lớn cho Nga. Trong khi Nga có thể nối lại quan hệ kinh tế với EU trong tháng 3, phải đến đầu tháng 6 OPEC mới có thể nhóm họp để đưa ra quyết định chính thức về việc có thay đổi chính sách về sản lượng và giá dầu hay không.  

Dù OPEC đang chiếm ưu thế trong cuộc chiến giá dầu, nhưng không ai dám chắc điều gì có thể xảy ra cho tới tháng 6, khi mà hầu hết các thành viên OPEC đang căng như dây đàn để đáp ứng chính sách giữ nguyên sản lượng hiện tại. Một cuộc xuống thang giữa các bên, theo đó cả OPEC lẫn Nga đều giảm sản lượng để nâng giá dầu trở lại đang là kịch bản được khá nhiều chuyên gia hướng tới. Nó không chỉ tốt nhất cho cả OPEC và Nga, mà còn cho cả nền kinh tế thế giới.

Trao đổi thương mại Iran-Trung Quốc tăng 35% trong năm 2014

Một quan chức Iran vừa cho biết giá trị trao đổi thương mại hai chiều giữa Iran và Trung Quốc đạt 52 tỷ USD trong năm 2014, tăng 35% so với năm 2013. Ông Abbas Khaleqitabar, quan chức của Bộ Công nghiệp, Dầu mỏ và Thương mại Iran phát biểu trên tờ Iran Daily khẳng định thêm rằng Tehran xuất khẩu khoảng 28 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc trong giai đoạn này, tăng 10% so với năm trước đó. 

Tin kinh tế tài chính hôm nay: Trao đổi thương mại Iran- Trung Quốc tăng mạnh

Tin kinh tế tài chính hôm nay: Trao đổi thương mại Iran- Trung Quốc tăng mạnh. Ảnh minh họa

Ông Khaleqitabar cho biết, Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Iran, chiếm tới 52% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia Hồi giáo này. Ông cho biết thêm, Hội nghị thương mại giữa Iran và Trung Quốc sẽ được tổ chức tại Tehran vào ngày 26/1 tới sẽ là "cơ hội tốt" để các quan chức kinh tế cấp cao của hai nước thảo luận về các biện pháp nhằm tăng cường trao đổi thương mại. 

Chương trình nghị sự của hội nghị sẽ bao gồm các chủ đề về tiềm năng xuất khẩu của Iran và Trung Quốc, các nguyên tắc đàm phán, cơ hội đầu tư, thương mại, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng tại thị trường Trung Quốc và những khuyến nghị khi làm ăn với các đối tác Trung Quốc. Iran có khả năng xuất khẩu 10 loại hàng hóa sang Trung Quốc, bao gồm dầu mỏ và các sản phầm từ dầu mỏ, khoáng sản, kim loại, xe tải, sản phẩm chăn nuôi, đá xây dựng, chất tẩy rửa, các loại trái cây sấy khô và hải sản. Ngoài ra, các mặt hàng khác như thủ công mỹ nghệ, thực phẩm cũng có thể tìm được chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc.

Các mặt hàng Iran nhập khẩu của Trung Quốc bao gồm máy móc công nghiệp, thiết bị điện tử, máy tính bảng, điện thoại di động và xe ôtô chiếm tới 50% thị phần xuất khẩu của Bắc Kinh sang Tehran. Quan chức thương mại này cho hay hiện tại có hai ngân hàng Iran đang hoạt động tại Trung Quốc và đây là những đầu mối chính giúp giải quyết các giao dịch tài chính giữa hai nước.

Trang Mạc(tổng hợp)

Tin kinh tế tài chính hôm nay ngày 12/1/2015

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
  • Việt Nam attends IPU
  • Deputy PM begins official visit to DPRK
  • Vietnamese foreign minister to visit North Korea
  • Cựu Tổng giám đốc Sàn giao dịch tiền ảo Mt.Gox bị bắt tại Nhật
  • Việt Nam treasures friendship with Thailand: Party chief
  • Việt Nam, Singapore step up criminal justice assistance
  • PM pledges optimal conditions for Japanese MUFG Bank in VN