【lich thi dau bong da hom】Nghệ An: Trồng lạc theo chuẩn thu lãi cao
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An,ệAnTrồnglạctheochuẩnthulãlich thi dau bong da hom hàng năm gieo trồng khoảng trên 20.000 ha lạc, năng suất vụ xuân bình quân đạt 25 - 27 tạ/ha, tổng sản lượng từ 45.000 - 55.000 tấn. Năm 2011, Dự án cạnh tranh nông nghiệp tại Nghệ An đã phối hợp với Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung bộ triển khai mô hình ứng dụng quy trình quản lý dinh dưỡng tổng hợp (ICM) nhằm chuyển giao quy trình công nghệ thâm canh lạc đạt năng suất cao. Mô hình được triển khai tại 6 xã thuộc huyện Nghi Lộc, Diễn Châu và Nam Đàn với tổng diện tích 150 ha.
Đến nay, tại các địa phương ứng dụng quy trình ICM đã thu được kết quả đáng ghi nhận. Xã Diễn Thịnh là một trong những địa phương có diện tích gieo trồng lạc lớn nhất của huyện Diễn Châu với 430 ha vụ xuân và hơn 50 ha vụ đông. Những năm trước, bà con thường gieo trồng theo kinh nghiệm truyền thống, chưa biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Khi Liên minh sản xuất và tiêu thụ lạc tại xã Diễn Thịnh thuộc Dự án cạnh tranh nông nghiệp ra đời, việc áp dụng KHKT cũng được quan tâm. Đặc biệt, nhờ ứng dụng quy trình ICM vào sản xuất đã tạo nên bước đột phá trong việc tăng năng suất, chất lượng lạc xuân; năng suất lạc bình quân đạt 31 - 32 tạ/ha, cao hơn diện tích không ứng dụng quy trình khoảng 3,5 – 4 tạ/ha.
Đổi mới mô hình, đa dạng giống mới là bí quyết để nông dân Nghệ An thành công với cây lạc
Theo lý thuyết, áp dụng ICM phải tuân thủ chặt chẽ các quy trình thâm canh nhưng thực tế, việc triển khai trên đồng ruộng khá đơn giản, không khó vì nó được áp dụng liên hoàn từ khâu làm đất, bón phân, gieo trỉa phun thuốc diệt cỏ và phủ nilon; sau đó là kỹ thuật xử lý dinh dưỡng tổng hợp bằng các chế phẩm sinh học để cây lạc ra hoa tập trung, cho nhiều củ chắc đều, chất lượng cao khi thu hoạch... Việc ứng dụng ICM đã làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân, năng suất cây trồng khi áp dụng cao hơn khoảng trên 10% và hệ số an toàn cũng cao hơn. Khi mới triển khai mô hình thí điểm, toàn xã chỉ có 160 hộ ứng dụng ICM vào sản suất trên diện tích 10 ha, tính đến vụ xuân 2014 diện tích đã được mở rộng lên 240 ha.
Được biết, mô hình thực hiện theo đúng quy trình gồm 4 bước: kỹ thuật xử lý hạt giống trước khi gieo, chăm sóc cây con giai đoạn phân nhánh, giai đoạn nở hoa và giai đoạn đậu quả. Việc triển khai làm lạc thu đông để lấy giống cho vụ xuân, nhằm tăng tỷ lệ nảy mầm lên 90 - 95% trước kia của bà con ngông dân rất khoa học. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết, dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên lạc vụ đông khiến năng suất thường đạt thấp. Để giúp các địa phương khắc phục tình trạng này, nhóm nghiên cứu đã triển khai mô hình mẫu quản lý dịch hại cho cây lạc, từ đó làm cơ sở nhân rộng ra diện tích lạc đại trà. Đây là một quy trình chuẩn, khoa học, ngăn chặn hiệu quả 20 loại dịch bệnh trên cây lạc giúp cây sinh trưởng và phát triển cân đối, cho năng suất cao hơn.
Tại Nghi Lộc, lạc được xác định là cây trồng chính có giá trị hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, hàng năm, diện tích trồng lạc của huyện lên tới 4.000 ha, trong đó lạc vụ xuân 3.600 ha. Giống lạc L14 do Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam chọn lọc và lai tạo đã được nông dân Nghi Lộc đưa vào từ năm 2003, chiếm trên 90% diện tích lạc hàng năm. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, do ít được chọn lọc phục tráng, giống lạc L14 đã có biểu hiện thoái hóa dẫn đến năng suất sụt giảm, không đảm bảo tiêu chuẩn cho xuất khẩu. Để nâng cao năng suất, chất lượng và từng bước cải tạo giống lạc trên địa bàn, UBND huyện Nghi Lộc chỉ đạo xây dựng mô hình “Sản xuất lạc giống vụ đông bằng giống lạc L14 đã qua phục tráng” với diện tích 13 ha ở các xã Nghi Văn, Nghi Hợp, Nghi Long.
Lạc được gieo trỉa bằng giống L14 nguyên chủng nhận từ Viện đậu đỗ Trung ương. Sau 85 ngày sản xuất, mô hình đã cho thu hoạch. Qua giám sát và đánh giá mô hình, lạc L14 đã được phục tráng sản xuất trong vụ đông tại các xã, tỷ lệ nảy mầm đạt 90 - 95% (tại chân ruộng đủ độ ẩm); thời gian sinh trưởng ngắn hơn lạc L14 do nông dân tự để giống qua nhiều năm đã bị thoái hóa. Năng suất thực tế đạt 20 -25tạ/ha, gần gấp đôi so với lạc vụ đông sản xuất bằng giống L14 truyền thống. Thành công của mô hình là điều kiện để huyện nhân rộng trên địa bàn.
Mô hình gà thả vườn: Hướng đi hiệu quả trong việc tăng năng suất, chất lượng
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đã có đáp án môn toán kỳ thi THPT Quốc gia 2015
- ·Bể bơi giữa biển khơi
- ·Hơn 400 người cao tuổi thi văn nghệ
- ·Thái Lan đặt mục tiêu vào top 5 điểm du lịch của thế giới
- ·Khủng bố IS và những tin tức mới cập nhật ngày 3/6/2015
- ·Tổ chức hội thi kéo co, nhảy bao bố, nấu ăn mừng ngày 20
- ·Khoai xéo
- ·Búi tóc
- ·Khủng bố IS đánh chết một thiếu nữ vì dám vén mạng che mặt
- ·Lễ Cầu bông đình thần Tân Khai
- ·Hỗ trợ người lao động đào tạo nghề trong thời gian thất nghiệp
- ·Hòn Đá Bạc
- ·Những món ngon "lạc điệu" trên 2 phố trà chanh
- ·Vẻ ngoài không thể khẳng định giá trị bản thân
- ·Khủng bố IS và những tin tức mới nhất ngày 14/04/2015
- ·Rước tượng lạ vào chùa
- ·Thế giới và biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài
- ·Có một làng người Việt trên đất Ba Lan
- ·Tình hình Ukraine mới nhất cập nhật ngày 19/5/2015
- ·Hớn Quản có trên 1 ngàn hộ S’tiêng lưu giữ nghề dệt thổ cẩm