【bd kq giao hữu quốc tế】Hội nhập là động lực để cải cách trong nước
Một thập kỷ tham gia sân chơi lớn WTO
Diễn đàn với chủ đề “Tăng cường động lực cho giai đoạn phát triển mới” được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tròn 10 năm (2007 - 2017). Sau một thập kỷ tham gia sân chơi lớn của thế giới với đầy cơ hội và thử thách,ộinhậplàđộnglựcđểcảicáchtrongnướbd kq giao hữu quốc tế đến nay GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên hơn 2.000 USD là một trong những kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh. Năm 2006, Việt Nam chỉ thu hút được 10 tỷ USD vốn FDI. Đến nay, Việt Nam đã thu hút hơn 22.000 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 300 tỷ USD.
Tính đến nay, đã có 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương giữa Việt Nam và các đối tác lớn trên thế giới được chính thức ký kết, hoặc kết thúc đàm phán như FTA Việt Nam - EU (EVFTA), FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)..., trong đó có những FTA thế hệ mới có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá hội nhập thời gian qua đạt nhiều kết quả khả quan đáng ghi nhận như về xuất nhập khẩu, FDI. Nhờ hội nhập, chúng ta đã cơ cấu lại nền kinh tế, một số ngành, sản phẩm đã được hình thành ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng cho rằng vẫn còn những bất cập, tồn tại cần khắc phục đó là sức cạnh tranh chưa bắt kịp với hội nhập. Khu vực DN trong nước và các DN FDI chưa có sự liên kết hiệu quả. Nhận thức và hành động của một số ngành, địa phương, đặc biệt của người dân, DN về hội nhập là vấn đề rất lớn, và chính nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ, cho nên hành động chưa đủ quyết liệt để chuyển tình thế phù hợp với hội nhập.
Hội nhập nửa vời sẽ thất bại
Định hướng cho thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ Chính phủ Việt Nam kiên trì chủ trương hội nhập toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế. Chính phủ coi hội nhập kinh tế quốc tế là động lực để cải cách kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phát huy mạnh mẽ Chính phủ kiến tạo để tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh tốt hơn. Nếu cứ trì trệ, bộ máy chạy không đều, “kẻ đẩy, người kéo” thì khó phát triển đất nước. Do đó, những rào cản, thủ tục, chi phí không cần thiết cần sớm xóa bỏ, Thủ tướng nói.
Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ luôn xác định DN là lực lượng nòng cốt, trong đó khu vực DN tư nhân có vai trò quan trọng và tạo mọi điều kiện để DN ngày càng phát triển. Trong thực thi các hiệp định FTA, Chính phủ sẽ có những biện pháp hỗ trợ, nâng đỡ phù hợp với những lĩnh vực còn tạm thời khó khăn của nền kinh tế để từng bước vươn lên.
Đồng thời, Thủ tướng cũng lưu ý cần đẩy mạnh công tác dự báo, không để Việt Nam rơi vào thế bị động, bất ngờ trong hội nhập kinh tế quốc tế. “Tiến trình hội nhập nói chung, đặc biệt là kinh tế quốc tế cần phải có quyết tâm cao, với sự sáng tạo, nỗ lực của mọi cấp, mọi ngành. Không có quyết tâm cao, không có hành động cụ thể, không triển khai đến nơi đến chốn, chúng ta nửa vời thì chúng ta thất bại”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Sau phiên khai mạc, Diễn đàn lần lượt thảo luận theo 3 phiên tọa đàm chuyên sâu nhằm tập trung trao đổi, thảo luận các vấn đề nội dung hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, đề xuất kiến nghị các giải pháp để Việt Nam tiếp tục hội nhập thành công: Toạ đàm 1: “Tổng quan tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Hành trình vươn ra biển lớn”; Toạ đàm 2: “Việt Nam trước những xu thế trong kinh tế và thương mại quốc tế”; Toạ đàm 3: “Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay”.
Diễn đàn có sự tham gia tài trợ của các đơn vị: Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGAS), Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO), Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tập đoàn Vinacapital, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Không trở thành nơi để các nước “xuất khẩu nhờ” Phát biểu tại Diễn đàn, TS Vũ Thành Tự Anh cho rằng hội nhập là quan trọng, nhưng phương thức hội nhập còn quan trọng hơn. Hội nhập nhưng không được trở thành nơi các nước đến xuất khẩu nhờ. Hội nhập phải đi đôi nâng cao chất lượng nền kinh tế, đời sống người dân, không biến thành điểm tựa cho các nước khác xuất khẩu. Thay vào đó, biến đất nước thành trung tâm cung cấp của các tập đoàn đa quốc gia, biến các FTA thành điểm tựa cho xuất khẩu của quốc gia, qua các FTA nâng cao chất lượng thể chế, chất lượng nền kinh tế. Trong quá trình hội nhập, ngoại lực là quan trọng nhưng nội lực phải là then chốt. Hội nhập vẫn phải nghĩ cách bảo vệ thị trường trong nước, mượn hội nhập quốc tế như chất xúc tác cải cách môi trường thể chế trong nước. |
H.Y
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử
- ·Trưng bày chuyên đề “Chiến khu Hoà Mỹ
- ·Trao giải thưởng Sách quốc gia đến gia đình nhà thơ Trần Vàng Sao
- ·Gió từ sông mát rượi
- ·Phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland
- ·Dâng tiến Hương Xuân các sản vật địa phương
- ·Tin bóng đá 14/8: MU ký Dumfries, Erik ten Hag gọi De Jong
- ·Quan Văn Chuẩn chờ cơ hội được bắt chính ở CLB Hà Nội
- ·TP.HCM: Sắp có Trung tâm ghép tạng trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
- ·Thăng trầm gallery
- ·5 sở công thương ký giao ước thi đua năm 2023
- ·Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi): Chưa giao quyền chủ sở hữu nhà nước tại SGDCK cho UBCKNN
- ·Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ra mắt sách động viên mọi người vượt qua dịch bệnh
- ·Tìm hiểu trang phục, cấp hiệu của Hải quan qua các thời kỳ
- ·Dịch vụ vệ sinh máy lạnh tại văn phòng chuyên nghiệp
- ·“Em và Trịnh” ra mắt MV đầu tiên vào sinh nhật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
- ·Đẩy mạnh triển khai hệ thống máy soi và camera giám sát tại cảng Cát Lái
- ·Phái sinh: Dự báo chỉ số VN30 sẽ kiểm lại mốc 930 điểm
- ·Những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc trị tiểu đường mà người bệnh cần lưu ý
- ·MU bị Cody Gakpo từ chối chuyển nhượng