【boca vs】5 năm cơ cấu lại ngân sách nhà nước: Nhiều mục tiêu hoàn thành vượt kế hoạch
Trong đó, nhiều mục tiêu liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân sách vượt xa so với kế hoạch đề ra.
Quyết liệt giảm tốc độ tăng nợ công
Theo dự thảo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội, trong số 22 mục tiêu về cơ cấu lại nền kinh tế được giao tại Nghị quyết 24, có 14 đã hoàn thành và dự kiến hoàn thành. Trong đó, 5 mục tiêu quan trọng hoàn thành vượt xa so với kế hoạch đề ra và 3/5 mục tiêu này thuộc lĩnh vực tài chính - ngân sách.
Đó là, mục tiêu quy mô nợ công giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55% GDP cuối năm 2019. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nợ công có thể tăng đến 56 - 57% GDP, song vẫn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2016 - 2020 là không quá 65% GDP. Thứ hai là quy mô nợ chính phủ đã giảm mạnh từ 52,7% năm 2016 xuống 48% GDP đến cuối năm 2019, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu không quá 54%. Mục tiêu thứ ba là dư nợ thị trường trái phiếu đến năm 2019 đạt 40,14% vượt xa so với mục tiêu đến năm 2020 đạt 30% GDP. (Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 của Thủ tướng đã nâng mục tiêu này lên 45% GDP vào năm 2020).
Trong số 7 mục tiêu không hoàn thành, có 2 mục tiêu là tỷ lệ bội chi ngân sách và tỷ lệ nợ xấu ngân hàng đến năm 2019 đã hoàn thành. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đã khiến nợ xấu gia tăng, thu ngân sách nhà nước (NSNN) có khả năng giảm trong khi chi NSNN tăng để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, dẫn đến 2 mục tiêu này có khả năng không hoàn thành.
Nhìn lại 5 năm qua, có thể thấy nhiệm vụ cơ cấu lại NSNN, khu vực công được giao tại Nghị quyết 24 đã đạt nhiều kết quả ấn tượng. Cơ cấu NSNN thay đổi tích cực về quy mô, cơ cấu thu, chi. Quy mô thu NSNN được cải thiện, cơ cấu thu bền vững hơn. Giai đoạn 2016 - 2020, tổng thu NSNN đạt khoảng 24,36% GDP (giai đoạn 2011 - 2015 là 23,96% GDP), trong đó tỷ trọng thu nội địa tiếp tục được cải thiện, bình quân 5 năm 2011 - 2015 là 68,7%; năm 2016 là 80,5%; cập nhật 3 năm 2017 - 2019 là 81,08%.
Cơ cấu chi NSNN đã tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển năm 2016 chiếm 28,18% tổng chi NSNN giảm xuống 24,99% năm 2019, dự toán năm 2020 là 26,94%; tỷ trọng chi thường xuyên cũng giảm dần tương ứng. Bội chi NSNN đã được kiểm soát dần. Năm 2016 bội chi theo số quyết toán là 5,12% GDP đã giảm xuống 3,4% GDP năm 2019 và dự toán năm 2020 là 3,44% GDP. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Chính phủ cho biết có thể bội chi NSNN thực tế sẽ cao hơn mức dự toán năm 2020, nhưng vẫn duy trì ở mức dưới 3,9% GDP.
Về nợ công, an toàn nợ công được đảm bảo và giảm áp lực trả nợ lên NSNN với nhiều giải pháp cơ cấu lại nợ. Cụ thể như kéo dài kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu chính phủ, giảm lãi suất huy động, tăng tỷ trọng vay trong nước được thực hiện.
Bộ máy còn cồng kềnh, áp lực chi ngân sách lớn
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, Chính phủ cũng nhìn nhận cơ cấu lại NSNN vẫn còn một số hạn chế. Hệ thống thu NSNN chưa thực sự bền vững, dư địa thu NSNN giảm, nhất là trong bối cảnh Covid-19. Tỷ trọng thu ngân sách trung ương bình quân là 55% so với mục tiêu là 60% - 65%, vai trò đóng góp của các cực tăng trưởng là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có chiều hướng chững lại. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã xuống mức 20% trong bối cảnh ảnh hưởng của suy giảm tăng trưởng năm 2020, thuế xuất nhập khẩu cũng giảm do thực hiện các FTA…
|
Cơ cấu chi ngân sách vẫn mất cân đối, chi thường xuyên vẫn tiếp tục tăng nhanh hơn chi đầu tư. Bộ máy nhà nước, khu vực công còn cồng kềnh, chậm được đổi mới là nguyên nhân quan trọng dẫn đến áp lực chi ngân sách còn lớn, hiệu quả chi không cao. Ví dụ còn tình trạng tăng biên chế xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành. Kết quả kiểm toán năm 2017 cho thấy, một số bộ, ngành, địa phương giao biên chế công chức vượt Bộ Nội vụ giao 5.087 biên chế; sử dụng lao động thực tế trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập vượt quy định 63.279 người…
Trong giai đoạn 2021 – 2025 sắp tới, Chính phủ xác định định hướng về cơ cấu lại NSNN, khu vực công vẫn là tập trung tiếp tục cơ cấu lại thu chi NSNN, tăng tỷ lệ thu nội địa, tăng tích lũy từ NSNN cho đầu tư phát triển; tăng sức chống chịu, bảo đảm an toàn, an ninh tài chính quốc gia.
Đồng thời, cơ cấu lại NSNN, nợ công, cải thiện dư địa chính sách tài khóa. Đẩy mạnh việc quản lý tài chính - ngân sách trung hạn, quán triệt nguyên tắc chi trong phạm vi nguồn lực, vay trong phạm vi trả nợ, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa kế hoạch đầu tư công trung hạn với kế hoạch nợ công, kế hoạch tài chính 5 năm.
Đối với chính sách thu, sẽ hoàn thiện phù hợp với trình độ phát triển, mở cửa nền kinh tế, hướng tới thông lệ chung; hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp, điều chỉnh giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp; rà soát, quy định các tiêu chí, điều kiện ưu đãi, miễn giảm thuế phù hợp với từng thời kỳ.
Trong quản lý chi NSNN, phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường; rà soát các chương trình, chính sách, nhất là các chính sách an sinh xã hội để bảo đảm sử dụng ngân sách tập trung và hiệu quả cao. Nghiên cứu sửa đổi cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách theo hướng đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, khuyến khích tính chủ động của địa phương...
Dương An
(责任编辑:La liga)
- ·Có người thứ ba, chia tay hay tha thứ?
- ·HDBank tặng 100 giường y tế cho tỉnh Phú Yên
- ·iPhone 14 Pro Max hàng nhập từ Mỹ giảm giá mạnh
- ·Doanh nghiệp bảo hiểm đối mặt với thách thức gia tăng
- ·Tôi dâng hiến và buồn tủi
- ·Hệ sinh thái giải pháp nhân sự FPT gỡ rối cho doanh nghiệp trong thời VUCA
- ·Lần thứ 4, ngân hàng "bức xúc" kiến nghị vì phí tin nhắn cao, bảo mật chưa an toàn
- ·ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng và thương mại hoá nông sản
- ·Làm thế nào để tin ông hàng xóm?
- ·HDBank chốt danh sách cổ đông chia cổ tức tỷ lệ 25%
- ·Tình yêu như trò cút bắt, kẻ đuổi người chạy...
- ·PTIT và Samsung hợp tác bồi dưỡng nhân tài lĩnh vực phát triển ứng dụng di động
- ·HDBank chốt danh sách cổ đông chia cổ tức tỷ lệ 25%
- ·Kỷ lục xếp dỡ mới tại cảng nước sâu hàng đầu Việt Nam
- ·Ấm áp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
- ·Cổ phiếu tăng hơn 80%, MB lãi gần 8.000 tỷ đồng 6 tháng đầu năm
- ·Camera có nhiều tính năng thông minh do người Việt nghiên cứu và phát triển
- ·Cần đặt mục tiêu cụ thể khi chuyển đổi số để tránh lãng phí nguồn lực
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc
- ·Học viện Kỹ thuật Mật mã giành giải Nhất cuộc thi ISITDTU CTF 2022