【tỷ số mainz 05】3 người đàn ông góp sức mở thư viện hàng nghìn cuốn sách cho học sinh nghèo
Chàng shipper mơ làm tủ sách
Một ngày tháng 8/2019,ườiđànônggópsứcmởthưviệnhàngnghìncuốnsáchchohọcsinhnghètỷ số mainz 05 ba người đàn ông trong một căn nhà nhỏ ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội cùng ngồi lại bàn bạc về kế hoạch dựng thư viện miễn phí cho các học sinh trong vùng.
Lê Văn Tuấn tốt nghiệp hệ cao đẳng của ĐH Thương mại năm 2012. Anh trải qua khá nhiều công việc: xuất nhập khẩu, thợ làm bánh, mở doanh nghiệp riêng… Hiện, anh làm nghề giao hàng để mưu sinh và có điều kiện thực hiện mong mỏi của mình: Dựng tủ sách miễn phí cho học sinh.
Anh Tuấn (áo đen) đang bàn kế hoạch mở rộng tủ sách. |
‘Từ bé, tôi đã muốn mở tủ sách. Mỗi lần sở hữu quyển sách nào tôi đều giữ gìn cẩn thận với mong muốn khi số lượng đủ lớn sẽ chia sẻ cho mọi người’, anh nói.
Năm 2017, anh mở tủ sách cho các học sinh trong xã đến đọc. Thời gian này, anh vẫn phải đi làm, không ở nhà nên việc trông nom, gìn giữ sách không được tốt. Tủ sách ban đầu đầy ắp sau cứ vơi dần.
‘Tôi mở cửa tự do cho tất cả các em đến mượn. Nhưng không có người ở nhà nên các cháu không có ý thức giữ gìn. Nhận ra như thế không ổn nên tôi suy nghĩ về việc quản lý và lan rộng tủ sách’, anh Tuấn nói.
Sau đó, Tuấn biết đến anh Phùng Văn Trường, một người cũng đang xây dựng dựng thư viện cho trẻ em tại nhà, một cách rất tình cờ.
‘Người thầy’ cầm bút bằng miệng
Anh Phùng Văn Trường (SN 1979) sinh ra không được may mắn như những người khác. Lên 4 tuổi, vẫn chưa biết đi, chưa biết cầm nắm đồ vật, gia đình cho anh đi khám, kết quả anh bị bại liệt cả chân tay.
Đến tuổi đi học, ngày ngày, Trường được những người bạn cùng xóm đưa đến lớp. Học đến lớp 8, không thể viết được nữa do bàn tay đã cứng lại, cậu học trò phải giã từ cây bút.
Ngày trước anh có thể dùng tay cố gắng kẹp bút để viết nhưng sau đó sức khỏe kém, bàn tay anh không còn cầm nổi bút. Anh chuyển sang luyện cầm bút bằng miệng. Ngậm bút để viết không đơn giản nhưng anh không nản chí, vài tháng sau đã viết được bằng miệng.
Anh Trường, 'thầy giáo' viết bằng miệng. |
Cuối năm 2009, có thời gian rảnh rỗi, anh dạy kèm cho con cháu của các anh, chị trong nhà. Sau đó, người dân đưa con, cháu đến nhờ anh dạy học sau giờ đến lớp. Dần dần số học sinh của anh tăng lên nhanh chóng. Cứ sau giờ đến lớp, các em đến đây được anh hướng dẫn đọc, viết và làm toán. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí.
‘Sau này, hàng tháng các phụ huynh có đưa thêm cho tôi 100, 200 nghìn đồng để hỗ trợ phí điện, nước, sách vở…’, anh nói.
Thư viện sách có tên Hallo World |
Anh chia sẻ: 'Tôi chưa bao giờ tự nhận mình là thầy. Vì người ta đỗ đạt, có bằng cấp mới gọi là thầy giáo, còn tôi học chưa hết lớp 8. Nhưng đến lớp học này, ngoài kiến thức cơ bản, các cháu còn được rèn luyện tính kỷ luật, đạo đức…’.
Cũng như Tuấn, anh Trường muong muốn có tủ sách cho các em trong vùng không có điều kiện. Năm 2014, thư viện sách, báo của anh ra đời…
Người bộ đội về hưu
Người đàn ông thứ 3 trong căn nhà anh Trường hôm ấy là ông Hoài, một bộ đội về hưu.
‘Từ lâu nay, hai vợ chồng tôi đã có kế hoạch tiết kiệm một khoản chi tiêu để tham gia đóng góp cho cộng đồng.
Sau khi tìm hiểu thư viện của Trường và Tuấn, 2 vợ chồng quyết định hỗ trợ 10 triệu đồng. Chúng tôi đã dành 6 triệu mua tủ sắt, bảng, quả địa cầu, văn phòng phẩm….
Những người đàn ông đóng thêm tủ sách mới cho thư viện. |
4 triệu nữa, chúng tôi sẽ tìm những thứ còn thiếu (sách vở hoặc bất cứ thứ gì liên quan đến việc học tập của các cháu) để mua’, ông Hoài nói.
Trước đó, vợ chồng ông từng đi làm từ thiện nhiều nơi với các hội nhóm từ thiện khác.
‘Tôi thấy xây dựng thư viện tạo dựng văn hóa đọc sách tốt cho các cháu. Trường lại là 1 người khuyết tật nhưng vẫn vươn lên, giúp đỡ người khác, đó là một nguồn động lực giúp các cháu cố gắng hơn trong học tập’, ông Hoài nói thêm.
Thư viện của 3 người xa lạ
Thư viện ban đầu của anh Trường và anh Tuấn có 3.400 cuốn. ‘Số sách này trước đó nhiều hơn nhưng đã bị thất thoát do nhiều em mượn làm mất hoặc không trả.
Sắp tới, khi tiến hành mở rộng thư viện, chúng tôi sẽ có những quy định để các em có ý thức hơn trong việc giữ gìn sách cho các bạn khác’, anh Trường chia sẻ.
Thư viện sách là điểm đến của nhiều học sinh sau giờ học ở trường |
Anh Tuấn cũng cho biết thêm: ‘Chúng tôi quyết định dồn sách về một chỗ và xây dựng thành thư viện tại nhà anh Trường bởi anh là người khuyết tật, mở lớp dạy các cháu vì vậy các học sinh đến đây ngoài việc học còn có thể đọc sách.
Bên cạnh đó, anh Tuấn thường xuyên ở nhà dạy học nên có thời gian quản lý sách. Sắp tới, chúng tôi có kế hoạch kết hợp cùng nhiều nhóm thiện nguyện chuyển sách đến các vùng sâu vùng xa, mở rộng thư viện hơn nữa cho các học sinh kém may mắn’.
Lớp học đặc biệt trong ngôi chùa ở Chương Mỹ, Hà Nội
Với chiếc xe đạp cũ, hàng tuần cô giáo ở tuổi 65 vẫn đạp xe đến một ngôi chùa. Nơi đó, gần 60 đứa trẻ tàn tật, có hoàn cảnh đặc biệt đang chờ đợi cô để bắt đầu buổi học mới.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cuối năm nay Bộ Công Thương trình Chính phủ biểu giá bán điện hoàn chỉnh
- ·Du học sinh là cầu nối Việt Nam với thế giới
- ·Đề nghị phạt 40 triệu đồng vì vận chuyển 350 bao thuốc lá ngoại không giấy tờ
- ·Có được tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước khi tuyển dụng để xếp lương?
- ·Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo làm rõ vụ nhóm ‘hiệp sĩ’ TPHCM bị sát hại
- ·Lưu ý khi du học nước ngoài để tránh học phải trường “rởm”
- ·Khai giảng chương trình Cao học quốc tế Okayama – Huế
- ·Đột kích kho chứa 450 tấn hàng từ đường dây nóng 389
- ·Chính phủ sẽ có cơ chế thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- ·Thủ tướng bổ nhiệm 2 tân thứ trưởng Bộ GD&ĐT
- ·Những thói quen xấu gây hư hại cho xe ô tô, các tài xế cần bỏ ngay
- ·Tỷ giá Bảng Anh hôm nay 20/10/2023: Xu hướng giảm chiếm đa số tại nhiều ngân hàng
- ·“Đuối sức” khi không có học viên
- ·Khám bệnh tổng quát có được thanh toán bảo hiểm y tế?
- ·Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diệ
- ·Khi học sinh trường huyện được “truyền lửa”
- ·Người lao động tự chốt sổ bảo hiểm xã hội online được không?
- ·Mua 266 kg sụn, nầm lợn, chân gà mốc trên mạng xã hội để bán kiếm lời
- ·Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà: Báo cáo cái gì khi chất lượng nước vẫn đảm bảo?
- ·Thêm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm ước tính con số bồi thường khủng do Bão số 3 gây ra