【bóng đá bảng xếp hạng đức】Không được đào tạo cao đẳng, nhiều trường đại học lo
44 trường đại học dừng tuyển sinh hệ cao đẳng từ 2020 | |
Trường đại học được tự thiết kế mẫu, in phôi văn bằng | |
Trường Đại học Vinh được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ 6 bậc | |
Vội vã không ghi hình thức đào tạo trên bằng đại học: Nguy cơ đánh lận con đen |
Hiện đã có nhiều trường công bố dừng tuyển sinh hệ cao đẳng năm 2020. Ảnh: ĐH. |
Chưa nhận được thông báo?
Trong Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đại học có tuyển sinh và đào tạo cao đẳng giảm 20% chỉ tiêu cao đẳng mỗi năm, để đến năm 2020 không còn tuyển sinh bậc học này trong trường đại học.
Trong tháng 7/2019, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng có văn bản gửi 45 trường đại học trong cả nước đề nghị dừng tuyển sinh đối với các ngành, nghề đào tạo cao đẳng, trung cấp từ ngày 1/7/2019. Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, do Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019 quy định: Trường đại học thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học gồm: Đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Tuy nhiên, vào thời điểm đó các trường đã chuẩn bị xong phương án tuyển sinh, nên đã đề nghị Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cần thêm thời gian để chuyển đổi. Trên cơ sở đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã có văn bản tiếp thu ý kiến và thống nhất để các trường đại học tiếp tục chủ động kế hoạch tuyển sinh trình độ cao đẳng trong năm học 2019-2020 đã được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và dừng vào năm 2020.
Được biết, thời điểm này nhiều trường thông báo từ năm học 2020-2021 dừng tuyển sinh hệ cao đẳng như: Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm, trường Đại học Nha Trang, trường Đại học Tôn Đức Thắng... để tập trung đào tạo cho bậc đại học. Dù vậy, đối với nhiều trường đại học việc dừng tuyển sinh hệ cao đẳng không phải là việc dễ dàng.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội cho biết: Hiện tại nhà trường chưa nhận được văn bản chính thức thông báo về việc sẽ dừng tuyển sinh hệ cao đẳng trong năm học 2020-2021. “Song giả sử quy định này được thực hiện nhà trường cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi như năm 2019 nhà trường tuyển sinh đến 400-500 thí sinh hệ cao đẳng. Hơn nữa, trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội là trường đào tạo nghề đặc thù và hiện nay nhiều doanh nghiệp đang sử dụng nguồn lao động dệt may do nhà trường đào tạo. Nếu nhà trường bị dừng đào tạo hệ cao đẳng thì thị trường lao động sẽ thiếu hụt nguồn lao động dệt may”, ông Hiệp cho biết.
Hiện trường Đại học Công nghiệp TPHCM cũng dự kiến dừng tuyển sinh hệ cao đẳng năm 2020. Song đại diện nhà trường cũng thông tin, hiện tại trường chưa có quyết định chính thức về việc dừng tuyển sinh cao đẳng. Bởi trường Đại học Công nghiệp TPHCM là trường tự chủ tài chính nên việc dừng đào tạo cao đẳng sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu, việc bố trí đội ngũ giảng viên của nhà trường. Theo đó, nếu ngưng đào tạo cao đẳng thì hơn 100 giảng viên chưa đạt chuẩn của trường phải đi học và bồi dưỡng chuyên môn để dạy từ bậc đại học trở lên. Chưa kể nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp cho hệ cao đẳng cũng rất lớn nhưng các cơ sở dạy nghề khác chưa đáp ứng được. Trong khi trường đại học có đội ngũ lớn, cơ sở vật chất được đầu tư, điều kiện thực hành cho các em tốt hơn.
Trường Đại học FPT là một trong 45 trường phải dừng tuyển sinh hệ cao đẳng vào năm 2020. Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đại học FPT cho biết, nhà trường chưa nhận được văn bản chính thức nào về việc dừng tuyển sinh hệ cao đẳng. Song ông Tùng nhận định, quy định sẽ không ảnh hưởng đến nhà trường. Chỉ tính riêng năm 2019, hệ cao đẳng của nhà trường tuyển sinh khoảng 8.000 thí sinh. Do đó, nhà trường đã có chủ trương tách riêng hệ cao đẳng ra để hoạt động độc lập. Dự kiến sang năm nhà trường sẽ công bố hình thành trường Cao đẳng FPT như một thể độc lập làm nhiệm vụ đào tạo cao đẳng. Theo ông Tùng, cao đẳng là thành phần đào tạo kỹ năng, chuẩn về trình độ nằm trong tháp nhân lực của nền kinh tế nên không đơn thuần tập trung vào đào tạo đại học hay cao đẳng mà sẽ phải có tỉ lệ đào tạo nhất định và phù hợp. Do đó, FPT thực hiện đào tạo cả đại học và cao đẳng.
Quy định đã hợp lý?
Trước đây, trả lời báo chí về việc yêu cầu các trường đại học dừng tuyển sinh cao đẳng, ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, mục tiêu việc ngừng đào tạo cao đẳng trong trường đại học không phải vì cạnh tranh nguồn tuyển. Nhưng đại học và cao đẳng phải tách bạch quản trị, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn giảng viên, điều kiện đảm bảo chất lượng... để đáp ứng từng phân khúc nhu cầu. Trong thời gian tới, trường đại học muốn đào tạo cao đẳng có thể xây dựng đề án thành lập trường cao đẳng độc lập với các tiêu chuẩn theo quy định của giáo dục nghề nghiệp.
Ông Lê Trường Tùng cho rằng, với quy định yêu cầu 45 trường đại học dừng đào tạo hệ cao đẳng là không hợp lí. Theo ông Tùng, Luật Giáo dục đại học sửa đổi quy định, các trường đại học sẽ thực hiện chức năng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, nhưng trong luật cũng không quy định các trường đại học không được đào tạo cao đẳng. “Về mặt nguyên tắc những gì mà luật không cấm thì các trường được làm. Tư duy quản lí chỉ làm những gì luật cho phép thì không hỗ trợ sự phát triển của các trường”, ông Tùng nhấn mạnh.
Lãnh đạo trường Đại học FPT cũng chỉ ra mẫu thuẫn giữa quy định mở ngành ở các trường đại học và cao đẳng. Theo đó, các trường đại học được phép tự chủ mở ngành đào tạo, trong khi đó mọi quyết định mở ngành đào tạo cao đẳng đều phụ thuộc vào Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Ông Tùng cũng đặt ra câu hỏi: “Liệu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có ủng hộ các trường tự chủ hay không? Bởi quan điểm tự chủ được đưa vào Luật Giáo dục đại học sửa đổi, quan điểm tự chủ có được đưa vào Luật Giáo dục nghề nghiệp hay không? Nhìn nhận tự chủ ở cao đẳng bắt nguồn từ câu chuyện tuyển sinh, mở ngành đào tạo...”.
Theo ông Tùng, khi Nhà nước ban hành quy định cấm trường đại học đào tạo hệ cao đẳng cũng cần phải quan tâm đến chất lượng đào tạo của từng trường. Đồng thời, khi các trường đại học dừng tuyển sinh hệ cao đẳng cũng sẽ đặt ra vấn đề học sinh sẽ học cao đẳng ở đâu. Đó là quyền lợi của người học bị ảnh hưởng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bạn đọc ủng hộ Quốc Vinh 80 triệu đồng mổ tim “trong một nốt nhạc”
- ·Khai mạc Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024
- ·Bắt 3 thiếu nữ 'vô công rồi nghề' lừa bán 2 trẻ em gái vào quán karaoke
- ·20 thanh niên giải quyết mâu thuẫn trên Facebook bằng hung khí
- ·Đất ông thờ cúng, làm ăn thua lỗ cháu cũng xin thế chấp
- ·Huyện Ba Vì: Tổ chức ngày hoá Đức Thánh Tản Viên Sơn
- ·Công an Cần Thơ vượt hàng trăm km bắt đối tượng 25 tuổi bị truy nã nguy hiểm
- ·Độc lạ vườn hồng 130 năm tuổi ở núi Đại Huệ
- ·Cha mù lòa, mẹ bệnh nặng, hai đứa trẻ lả người vì đói
- ·Bao thanh toán: Doanh nghiệp chờ gì mà chưa sử dụng?
- ·Vợ ngoại tình với sếp bị sa thải, ly hôn chia tài sản thế nào?
- ·Bắt giữ nhóm đối tượng cho vay lãi ‘cắt cổ’ 380%/năm
- ·Gập ghềnh đường vào siêu thị ngoại
- ·Bắt đối tượng lừa đảo xin việc, chạy dự án, chiếm đoạt 3,8 tỷ
- ·Lời khẩn cầu 'có một chiếc hòm tử tế' của người mẹ nghèo mắc bệnh ung thư
- ·Nhóm 6 đối tượng dưới 18 tuổi bị khởi tố trong vụ án giết người
- ·Đi trộm xe máy đã cầm cố của chính mình, thanh niên nhân tiện 'cuỗm' thêm 2 xe
- ·Phát huy giá trị di sản 'Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt'
- ·Sông Hồng hội ngộ thân thương đong đầy
- ·Bà Trương Mỹ Lan muốn bán một loạt cổ phần lấy tiền khắc phục hậu quả