【kèo wolverhampton】Vững lòng khi về quê lập nghiệp
(CMO) Tác động của dịch Covid-19 đến đời sống của nhiều người dân vẫn như một “vết sẹo” dài và trong đó không ít người bị mất việc vì dịch phải trở về quê nhà sinh sống, chật vật giải bài toán tìm kế sinh nhai. Chấp nhận bám trụ lại quê nhà tìm sinh kế mới, dù thu nhập có thấp hơn, cuộc sống có vất vả nhưng nhiều lao động vẫn vững lòng khi không phải sống cảnh xa quê, ở trọ.
Tìm sinh kế mới
Sau lần theo dòng người hồi hương từ Bình Dương về lại quê nhà tránh dịch, vợ chồng chị Thái Văn Lài (sinh năm 1980, ngụ ấp Hoà Hải, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi) quyết ở hẳn tại quê sinh sống, lập nghiệp. Cũng như nhiều lao động nông thôn khác, trước đây do khó khăn về kinh tế, gia đình không đất sản xuất nên cả nhà chị Lài mới dắt díu nhau lên thành phố tìm việc. Rồi dịch Covid-19 ập đến, cũng như nhiều người khác, điều chị Lài nghĩ đến đầu tiên chính là “về tới nhà rồi tính tiếp”.
“Vợ chồng tôi làm ở Bình Dương cũng mười mấy năm rồi, trước kia làm cho công ty sắt, dịch bùng lên, ở trên đó mấy tháng trụ hết nổi, đời sống khó khăn quá nên phải về. Giờ chồng tôi và các con làm nghề đục hàu, một ngày kiếm cũng được 300-400 ngàn đồng”, chị Lài chia sẻ.
Từ sau Tết, trên địa bàn ấp Hoà Hải có nhiều hộ dân phát triển nghề nuôi sò huyết theo bờ kênh. Nghề này chi phí đầu tư thấp nên nhiều hộ không đất sản xuất như nhà chị Lài vẫn có thể bao lưới để thả nuôi. Một trong những hộ tiên phong thả nuôi sò huyết mà sau này nhiều chị em trong xóm học hỏi nhân rộng mô hình phải kể đến hộ bà Nguyễn Ánh Xuân. Vụ sò gia đình mới thả nuôi đến nay đã được hơn 3 tháng.
Mô hình nuôi sò huyết của bà Nguyễn Ánh Xuân (ấp Hoà Hải, xã Tân Thuận) được nhiều hộ dân học hỏi, trong đó có hộ chị Lài.
“Ở vụ này tôi thả 300 kg sò giống, dự tính khoảng gần Tết sẽ thu hoạch. Hiện sò huyết được thương lái thu mua với giá 140.000 đồng (loại 90 con/kg), mức giá này khá cao, lợi nhuận thu được cũng khả quan. Tôi nuôi sò giống ở dưới kênh trước nhà, sau khi sò lớn thì sẽ mang vào vuông nuôi. Ưu điểm của mô hình là nhẹ công chăm sóc, chỉ cần lưu ý những ngày có mưa thì nên xả nước mặt trong vuông. Nhiều chị em trong xóm học theo để nuôi, giờ cũng được khoảng 18 hộ có mô hình này”, bà Xuân cho biết.
Học hỏi theo hộ bà Xuân, chị Lài mạnh dạn đầu tư gần 10 triệu đồng mua 3.000 con giống, dù chỉ mới thả nuôi được vài tháng nhưng vợ chồng chị cũng xem như có cái gì đó gọi là khởi nghiệp tại quê sau mười mấy năm ròng đi làm công xa nhà.
“Bây giờ ở quê cuộc sống nhẹ nhàng hơn, chi tiêu cũng không nhiều như ở thành phố, thu nhập có thấp hơn nhưng cũng xoay xở được, mong vụ sò sắp tới sẽ cho thu nhập cao để trang trải trong gia đình”, chị Lài bộc bạch.
“7-8 triệu sống cũng ổn”
Ðó là chia sẻ của chị Nguyễn Như Quỳnh (xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau), cũng là một trong những lao động từ Bình Dương trở về lại Cà Mau làm việc.
Như bao công nhân khác ở vùng tâm dịch thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, lúc bấy giờ chị Quỳnh thất nghiệp phải trở về quê nhà bắt đầu lại cuộc sống mới. Vào một dịp tình cờ khi thấy Công ty may Gia Bảo (Quản lộ Phụng Hiệp, Khóm 6, phường Tân Thành, TP Cà Mau) đăng tuyển lao động trên trang mạng xã hội, chị xin vào làm.
Sau khi rời thành phố về quê, chị Quỳnh làm công nhân cho công ty may ở phường Tân Thành, TP Cà Mau. |
“Ban đầu tôi cũng chỉ xin làm thử, thấy ổn định nên gắn bó cũng gần 1 năm rồi. Ở Bình Dương làm lương có cao thật nhưng phải chi phí cho ăn uống, nhà trọ, còn ở đây ăn uống đã có công ty lo, chỗ làm ở gần nhà nên không phải lo chỗ ở. Cuộc sống ở quê với mức lương 7-8 triệu/tháng sống cũng ổn nên tôi không đi thành phố nữa”, chị chia sẻ.
Ðại dịch đã ít nhiều làm thay đổi lựa chọn nơi lập nghiệp của người lao động. Có người vì nhận thấy việc lựa chọn làm việc ở các thành phố lớn trở nên quá sức, bởi áp lực về giá cả ngày một tăng cao, việc quá tải lao động, chi phí ăn ở, sinh hoạt, chuyện học của các con sẽ khiến cuộc sống họ chật vật hơn. Mặt khác, với một thị trường việc làm năng động hấp dẫn như các thành phố lớn cũng khiến không ít người đắn đo việc đi hay ở. Tuy nhiên, khi đã tìm được một điểm tựa vững chắc thì mưu sinh ở đâu cũng không bằng ở chính quê hương của mình./.
Hữu Nghĩa
(责任编辑:La liga)
- ·Thay đổi nhận thức và thói quen tiêu dùng hàng Việt
- ·Chuyên gia top đầu Trung Quốc hiến kế xử lý ô nhiễm nguồn nước sông, đại dương
- ·Chuyên gia: 'Mỗi người dân cần chung tay vì một Việt Nam xanh'
- ·GSM đồng hành cùng VinFast, chung tay vì một Việt Nam xanh
- ·Từ 0h ngày 31/5, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội
- ·Xây dựng trạm sạc xe điện miễn phí: 'Khó và tốn kém nhưng Việt Nam đã làm được'
- ·Nhóm tình nguyện viên 10 năm miệt mài thu gom hơn 140 tấn rác điện tử
- ·Ba bệnh viện lớn vi phạm quy định bảo vệ môi trường
- ·Giảm thuế góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế
- ·Petrovietnam: Trồng cây xanh
- ·Hà Nội đã làm thẳng được đường cong các ca nhiễm Covid
- ·Quyền Phó đại sứ Australia ấn tượng với sự phát triển xe điện tại Việt Nam
- ·Bất ngờ về sự khác biệt giữa xe máy điện và xe đạp điện
- ·SUV thuần điện Audi Q8 e
- ·Nghiêm túc kiểm soát giấy tờ tùy thân của khách ở cửa ra máy bay
- ·Những lợi ích khi sử dụng xe đạp điện chính hãng
- ·Hà Nội xanh hóa xe buýt: Phát thải thấp hơn diesel chỉ 15%, có nên coi xe CNG là xe xanh?
- ·Những ý tưởng độ VinFast VF 3 cực ngầu, dự báo các cửa hàng xe kiếm bội tiền
- ·Bà Nguyễn Thị Nghiêm giữ chức Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Long An
- ·Những 'chiến sĩ' áo xanh giúp người dân chuyển đổi xanh