会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bóng đá kết quả cúp liên đoàn anh】Cần đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông đường bộ và đường thuỷ!

【bóng đá kết quả cúp liên đoàn anh】Cần đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông đường bộ và đường thuỷ

时间:2025-01-09 08:05:56 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:852次

Báo Cà Mau(CMO) “ĐBSCL cần được đầu tư thoả đáng hơn về hạ tầng giao thông đường bộ cũng như đường thuỷ”, đó là kiến nghị của Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử trong buổi làm việc với đoàn công tác của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp – nông thôn xoay quanh việc triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ–CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL và thích ứng biến đổi khí hậu.

Cà Mau được xác định là một trong 4 tỉnh trọng điểm của khu vực ĐBSCL. Hiện toàn tỉnh có trên 302.000 ha nuôi trồng thuỷ sản; diện tích gieo trồng lúa cũng trên 118.000 ha; diện tích rừng tập trung khoảng 94.500 ha, hằng năm cung cấp sản lượng gỗ trên 308.000 m3. 

Khu vực cửa biển Bồ Đề, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển hiện đang là một trong những điểm nóng về sạt lở.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều loại cây trồng vật nuôi khác như: hơn 7.300 ha dừa, hơn 1.000 ha mía, tổng đàn heo xuất chuồng năm 2017 đạt 218.382 con và 3.048.785 con gia cầm... Theo đó, tỉnh đã chọn 5 ngành chủ lực để tập trung đầu tư tái cơ cấu gồm: tôm, cua biển, lúa chất lượng cao, chuối và gỗ.

Tuy nhiên, biển đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng là mối đe doạ và thách thức lớn cho tiến trình phát triển nông nghiệp của tỉnh. Theo kết quả quan trắc, mực nước biển các năm gần đây cho thấy đỉnh triều cường năm sau đều cao hơn năm trước và kèm theo đó là thiệt hại cũng tăng theo. Cụ thể, năm 2007 triều +1.5 m, thiệt hại 4.886 ha; năm 2008: +1.6 m, thiệt hại 10.632 ha; năm 2009: +1.8 m thiệt hại 14.795 ha; năm 2011: +2.1 m, thiệt hại 19.653 ha. Đặc biệt, năm 2014 ảnh hưởng của triểu cường kết hợp với không khí lạnh tăng cường làm cho đỉnh triều vốn đã cao lại càng cao hơn, gây ra tình trạng tràn 194 km đê và bờ bao, làm thiệt hại sản xuất trên 3,9 tỷ đồng.

Không chỉ vậy, BĐKH hiện nay được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xói lở bờ biển ngày một trở nên nghiêm trọng. Tình trạng sạt lở bờ biển bình quân hằng năm khoảng 15 m, cá biệt có những nơi hơn 50 m. Kể từ năm 2008 đến nay, sạt lở đã làm mất khoảng 3.810 ha rừng phòng hộ biển Tây của tỉnh. Đặc biệt hơn, tình trạng hạn hán, xâm mặn do tác động của BĐKH đã tác động nặng nề đến sản xuất nông nghiệp. Đỉnh điểm của tình trạng này là vào năm 2016, nắng hạn kéo dài kèm theo xâm mặn đã làm trên 51.100 ha lúa bị thiệt hại; hơn 53.000 ha nuôi tôm công nghiệp, quảng canh, quảng canh cải tiến bị thiệt hại; sạt lở, sụp lún gần 113 km đường giao thông nông thôn; hơn 12.472 hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt… Tổng thiệt hại do tình trạng nắng nóng kéo dài của năm 2016 ước tính trên 1.058 tỷ đồng.

Trước những diễn biến thời tiết ngày một cực đoan do tác động của BĐKH, TS. Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia tư vấn cao cấp của Viện chính sách và chiến lược nhận định, ngành nông nghiệp của khu vực ĐBSCL đang đối diện với nguy cơ lớn từ BĐKH nên không cách nào khác là phải xoay chiều và nhanh chóng đưa Nghị quyết 120/NQ-CP đi vào thực tiễn.

Để nhanh chóng hiện thực hoá nghị quyết này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử nhận định, phân vùng là một vấn đề quan trọng nhất hiện nay để có giải pháp, hướng đi phù hợp và bền vững. Theo đó, việc phân vùng cần dựa trên cơ sở, nguyên tắc cụ thể, cần được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi cũng như phải theo hiện trạng thực tế.

Sau khi phân vùng là việc đầu tư để thực hiện mục tiêu sản xuất của vùng. Được biết, trước năm 2000, với điều kiện đất đai, nguồn nước, hạ tầng thuỷ lợi… nên sản xuất của tỉnh được phân ra 3 vùng. Cụ thể, vùng ven biển sản xuất chuyên tôm; Nam Cà Mau là vùng lúa tôm còn Bắc Cà Mau là vùng chuyên lúa. Tuy nhiên, việc đầu tư kể từ khi được phân vùng đến nay là chưa thoả đáng nên hiện trạng sản xuất đã có nhiều thay đổi. Tiêu biểu như tiểu vùng Quản lộ Phụng Hiệp (thuộc vùng Bắc Cà Mau) trước kia là ngọt hoá nay đã chuyển sang sản xuất lúa - tôm.

Nghị quyết 120/NQ-CP đã xác định, ĐBSCL có vai trò vô cùng to lớn đối với cả nước nhưng hệ thống giao thông đường bộ chưa được đầu tư thoả đáng. Tiêu biểu như đường cao tốc, nếu đem so với cả nước thì gần như bằng không; đường sắt cũng không có, sân bay quốc tế thì chỉ có ở Cần Thơ. Ngoài ra, nhìn vào định hướng đầu tư hạ tầng giao thông đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, ĐBSCL cũng không có trong danh sách được đầu tư. Trước thực tế này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử kiến nghị, trong định hướng thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP cần có điều chỉnh để nâng cấp hạ tầng giao thông của khu vực để thuận tiện hơn trong giao thương. Đồng thời, cần có sự kết nối và khai thác hệ thống giao thông thuỷ nội địa.

Trước tác động của biến đổi khí hậu, nhất là tình trạng mưa bão, dông lốc xuất hiện ngày càng nhiều thì vấn đề an toàn cho dân cư ven biển đang là bài toán khó. Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử thông tin, hiện vùng ven biển của tỉnh, riêng dân di cư tự do còn hơn 5.000 hộ. Kể từ năm 2007, tỉnh quy hoạch 35 cụm tuyến dân cư, tuy nhiên, kể từ đó đến nay, do thiếu vốn, tỉnh mới hoàn thành được 4 dự án, bố trí được hơn 1.500 hộ. Hiện địa phương đang rất cần sự hỗ trợ của Trung ương để giải quyết vấn đề này.

Nguyễn Phú

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
  • Đưa pháp luật đến với người dân
  • Vụ sử dụng bằng của bạn: “Tôi sai, tôi chịu kỷ luật”
  • Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Bảo đảm nguồn cung hàng hoá, bình ổn giá dịp cuối năm
  • Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
  • Hà Nội có Phó giám đốc sở 34 tuổi
  • Gói 120.000 tỷ đồng chưa thể giải ngân do thiếu nguồn cung nhà ở
  • Bắt đối tượng truy nã nguy hiểm
推荐内容
  • Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
  • Đến năm 2030, khuyến khích sử dụng năng lượng xanh, sử dụng 100% xăng E5
  • Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm 8 đại sứ
  • Bộ trưởng Y tế 'đau lòng' nhưng lên án cán bộ y tế vi phạm pháp luật
  • Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
  • Thực hiện Luật Hộ tịch 2014: Thuận lợi nhưng cũng còn khó khăn