【top 12 nhà cái】Viết tên lên “bản đồ” nghiên cứu vật lý
TS. Trần Viết Nhân Hào dành nhiều thời gian để nghiên cứu khoa học
Dấn thân
Cách đây tám năm (2010),ếttênlênbảnđồnghiêncứuvậtlýtop 12 nhà cái Trần Viết Nhân Hào khiến nhiều người ngạc nhiên khi hoàn thành bảo vệ luận án tiến sĩ ở tuổi 27 tại ĐH Bordeaux 1 (Pháp). Sáu năm sau, người con đất Huế ấy lại tiếp tục thực hiện hoài bão khi làm nghiên cứu sau tiến sĩ (Postdoc) tại ĐH Texas A&M, Hoa Kỳ (từ năm 2016).
Gặp anh sau ngày nhận giải thưởng, TS. Trần Viết Nhân Hào nhắc lại, quá trình học tập là tiền đề để anh bước chân vào con đường đam mê nghiên cứu khoa học, nhưng để thành công, trước tiên phải vượt qua nhiều khó khăn. Ba công trình nghiên cứu vừa đạt giải thưởng của Hội Vật lý lý thuyết là một minh chứng. Để thực hiện cụm công trình này (2015 - 2017), Trần Viết Nhân Hào đã có 14 năm đeo đuổi lĩnh vực vật lý hạt nhân. Anh chia sẻ, lĩnh vực nghiên cứu này rất phức tạp. Bắt tay triển khai, TS. Trần Viết Nhân Hào cùng các cộng sự (TS. Bùi Minh Lộc, Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và TS. Nguyễn Hoàng Phúc, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân VINATOM, Hà Nội) đã phải làm rất nhiều việc, trong đó việc tính tiết diện tán xạ của nucleon (các hạt cấu tạo nên hạt nhân) lên hạt nhân oxy và chì, từ đó kiểm chứng phân bố góc của các tán xạ này với các số liệu thực nghiệm. Giá trị công trình ở phương pháp tính toán được cải tiến và đưa ra trong công trình rất hiệu quả, có thể sử dụng cho tính toán các hạt nhân không bền khác.
Hướng dẫn sinh viên thực hành
GS.TS. Lê Văn Hoàng, giảng viên cao cấp, Khoa Vật lý, Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, thành viên Hội đồng chấm giải cho biết, công trình do TS. Trần Viết Nhân Hào đứng tên chính là công trình xuất sắc, có giá trị khoa học cao, đặc biệt được công bố trên tạp chí uy tín hàng đầu thế giới về chuyên ngành vật lý hạt nhân (tạp chí Physical Review C). Giải thưởng Nghiên cứu trẻ của Hội Vật lý lý thuyết Việt Nam được trao tặng hằng năm, số lượng tối đa 2 giải thưởng/năm. Trước TS. Trần Viết Nhân Hào, chỉ có 9 nhà nghiên cứu nhận được giải thưởng này. |
Nghiên cứu đối với nhà khoa học trẻ thường gặp nhiều trở ngại. Lý do chính là họ thiếu kinh nghiệm và khả năng “chịu đựng” với những thất bại. Thế nhưng, TS. Trần Viết Nhân Hào quan niệm, nghiên cứu là phải dấn thân, chuyên tâm, chấp nhận đối mặt với thử thách và dường như ngày nào anh cũng phải “vò đầu, bứt tóc”, trăn trở. Thậm chí, sau khi có kết quả nghiên cứu tốt nhưng vẫn có bài báo bị loại rất nhiều lần khi nộp cho các tạp chí. Mỗi lần như thế, anh cùng cộng sự chỉnh sửa tốt hơn cho đến khi được đăng. “Những lúc mệt mỏi, tôi nhớ tới hình ảnh cha tôi ngồi làm việc thâu đêm suốt sáng với đam mê nghiên cứu. Tấm gương chăm chỉ của cha là bí quyết để tôi vượt qua khó khăn”, anh Hào nói.
Ngoài công trình vừa được nhận giải thưởng, TS. Trần Viết Nhân Hào còn có khoảng 20 công trình nghiên cứu (cá nhân hoặc đồng tác giả) về lĩnh vực vật lý hạt nhân. Đáng nói là, có nhiều công trình triển khai ở Mỹ và được các chuyên gia hàng đầu quốc tế đánh giá cao. Những nỗ lực cá nhân giúp anh sớm trở thành thành viên của Hội Vật lý lý thuyết Việt Nam và Hội Vật lý Hoa Kỳ khi tuổi đời còn khá trẻ.
Cống hiến cho Huế
Trở về sau giai đoạn học tập và nghiên cứu khá dài trên đất khách, TS. Trần Viết Nhân Hào khẳng định, Huế sẽ là lựa chọn cuối cùng của bản thân. Anh tâm sự: “Huế là một vùng đất thơ mộng và có nhiều yếu tố văn hóa, tình cảm… có thể làm cho tâm hồn của tôi thấy thoải mái và thăng hoa trong công việc nghiên cứu”.
Theo TS. Hào, anh đã có 15 năm xa Huế để học tập và công tác, trong đó có 8 năm ở Pháp và Hoa Kỳ. Cũng như bao người khác, nhớ mảnh đất Cố đô yên bình là chuyện tất yếu. Vì vậy, sau khi có một số thành công nhất định trong nghiên cứu tại Hoa Kỳ, TS. Hào muốn quay lại công tác tại ĐH Huế. Quyết định của anh càng vững chắc hơn khi có sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía gia đình cũng như đồng nghiệp ở Huế.
Trước khi sang Hoa Kỳ để làm nghiên cứu sau tiến sĩ (năm 2016) thì năm 2015, cũng là năm đầu tiên TS. Hào làm việc tại Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế. Tại đây, anh đã có cơ hội để công bố các công trình nghiên cứu quan trọng, nhất là công trình có liên quan đến giải thưởng của Hội Vật lý lý thuyết Việt Nam. Chính năm đó, anh cũng vừa hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia Nafosted (trên cương vị của người chủ nhiệm đề tài), đó sự khởi đầu tốt cho một nhà khoa học trẻ. Chính những yếu tố đó khiến anh nghĩ rằng mình có “duyên nợ” với mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn.
TS. Trần Viết Nhân Hào còn đạt khá nhiều thành tích, giải thưởng, như được mời tham gia hội nghị thượng đỉnh khoa học trẻ toàn cầu (GYSS), Singapore năm 2013; Học bổng Eiffel (Chính phủ Pháp) dành cho sinh viên nước ngoài, năm 2005; Giải thưởng xuất sắc cho sinh viên trẻ (Trường đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội) các năm 2002, 2003, 2004; Học bổng Toyota dành cho sinh viên xuất sắc của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội năm 2003. |
Đối với TS. Hào, trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin và toàn cầu hóa, môi trường làm việc chỉ là một khía cạnh, sự nỗ lực kết nối với các nhà khoa học trên thế giới mới là yếu tố cốt lõi để mang đến sự thành công cho một dự án nghiên cứu. Và anh tin, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của các công bố quốc tế trong việc xếp hạng ĐH từ phía ĐH Huế và chủ trương chính sách trọng nhân tài, quan tâm hoạt động nghiên cứu khoa học từ phía tỉnh sẽ giúp cho lĩnh vực này có bước tiến đáng kể trong thời gian tới.
Sau công trình vừa được nhận giải thưởng, TS. Trần Viết Nhân Hào cùng PGS. Nguyễn Quang Hưng (Đại học Duy Tân) mong muốn xây dựng được một cơ sở dữ liệu cho 4 thông số đầu vào vi mô là: rào phân hạch hạt nhân, thế quang học, mật độ mức hạt nhân và hàm lực bức xạ. Nếu thành công, các thông số trên sẽ là nền tảng cho các nhóm thực nghiệm trong và ngoài nước có thể sử dụng để tiên đoán một số đại lượng cho việc nghiên cứu hạt nhân nằm xa đường bền. “Tôi còn ấp ủ một dự định khác, đó là xử lý triệt để vấn đề Coulomb trong mô hình lượng tử hệ ba hạt Faddeev. Đây là vấn đề làm nản lòng bao nhà nghiên cứu lý thuyết hạt nhân hơn 50 năm qua và cũng là vấn đề mà tôi gặp thất bại trong thời gian làm nghiên cứu sau tiến sĩ ở đại học Texas A&M (Hoa Kỳ)”, TS. Hào nói.
Theo chủ nhân của giải thưởng về vật lý, ĐH Huế đang có những nỗ lực đáng ghi nhận để xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh để có thể cạnh tranh với thế giới. Trước mắt, anh mong muốn đem kinh nghiệm của mình truyền lại cho các thế hệ sinh viên Trường ĐH Sư phạm tại giảng đường; đồng thời, sẽ nỗ lực hoàn thành vai trò của người cố vấn khoa học cho Trường ĐH Phú Xuân, đơn vị đào tạo mà anh hy vọng sẽ “thay da, đổi thịt” sau khi có chiến lược mới.
Bài, ảnh:Hữu Phúc
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·5 phút sáng nay 4
- ·Tư vấn chọn đồ công sở cho bà bầu
- ·Nhà hát Ballet Quốc gia Cuba kỷ niệm 60 năm buổi diễn đầu tiên tại Việt Nam
- ·NSND Trung Đức, NSND Thu Hiền hội ngộ, hoà giọng trong Tết Vạn lộc 2025
- ·Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- ·Sao Hàn 25/11: Ném nón lá khi biểu diễn ở Việt Nam, nữ idol Hàn Quốc gây phẫn nộ
- ·Những kiểu váy đen nhất định phải đầu tư cho tủ đồ
- ·Cách phối đồ với quần yếm giúp nam giới trở nên thu hút
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Sao Hàn 24/11: Fan Việt khóc khi gặp T
- ·Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- ·Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn: Ba lần phẫu thuật não và sự hồi sinh kỳ diệu
- ·Bị 'tố' bằng tiến sĩ giả, đại diện NSND Bạch Tuyết lên tiếng
- ·Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022: Người thắng giải quốc tế, người học lên thạc sĩ
- ·Ray Tomlinson
- ·Dàn mỹ nhân phim Việt giờ vàng khoe sắc với áo dài Tết đậm chất Á đông
- ·Sao Hàn 28/11: Hyun Bin bảnh bao sau khi bị chê phát tướng, già nua
- ·Phối đồ mùa đông cho chị em cao 1m50
- ·Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- ·Noo Phước Thịnh: Tôi không hạ bệ ai nhưng cũng không để ai làm tổn thương mình