会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【đội hình tây ban nha tối nay】Bệnh thận mạn là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam!

【đội hình tây ban nha tối nay】Bệnh thận mạn là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam

时间:2024-12-23 23:16:07 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:122次
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: Đinh Hằng/TTXVN 

Buổi tọa đàm “Góc nhìn đa chiều trong ứng dụng tiến bộ y khoa về quản lý bệnh thận mạn” được tổ chức như một diễn đàn chia sẻ và trao đổi về định hướng cũng như cách ứng dụng kết quả các nghiên cứu lâm sàng và kinh tế y tế vào công tác quản lý bệnh thận mạn.

Thực tế hiện nay, gánh nặng toàn cầu của bệnh thận mạn đang gia tăng nhanh chóng và được dự đoán trở thành nguyên nhân thứ 5 gây mất số năm sống trên toàn thế giới vào năm 2040. Một điều đáng lưu ý là gánh nặng của bệnh thận mạn tăng nhanh hơn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam, ước tính có trên 10 triệu người mắc bệnh thận mạn, chiếm 10,1% dân số. Tử vong do bệnh thận mạn đứng thứ 8 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam. Số ca mới được chẩn đoán mỗi năm khoảng 8.000 ca. Số ca bệnh cần lọc máu khoảng 800.000 bệnh nhân nhưng hiện tại Việt Nam mới chỉ có 5.500 máy phục vụ 33.000 bệnh nhân. Theo thống kê, 50% bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong trong vòng 5 năm, với chi phí y tế cho điều trị lọc máu tăng gấp 3 lần chi phí quản lý bệnh thận mạn ở giai đoạn sớm.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khoa Diệu Vân, Phó Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, là một gánh nặng cho y tế toàn cầu, nhưng bệnh thận mạn chưa được quan tâm đúng mức. Trên thực tế, việc chẩn đoán, điều trị sớm bệnh thận mạn vẫn còn nhiều khó khăn. Về phía bệnh nhân, không thấy triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn sớm, không hiểu vể nguy cơ bệnh thận của mình, nên hầu hết đến viện trong giai đoạn muộn.

Tỷ lệ bệnh được phát hiện ở giai đoạn 3 mới chỉ có 5% số người trưởng thành mắc bệnh, phần lớn bệnh được phát hiện khi đã ở giai đoạn 4 và 5 phải điều trị thay thế thận. Dự kiến đến năm 2030, có 5 triệu người cần thay thế thận. Do đó, việc chẩn đoán và can thiệp sớm bệnh thận mạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn xã hội.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuyên, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết, trong những năm gần đây, Bộ Y tế đã khuyến khích triển khai và phát triển các nghiên cứu lâm sàng, đồng thời xây dựng các hướng dẫn điều trị quốc gia dựa trên các nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc người bệnh.

“Đến nay, Việt Nam đã và đang trở thành một trong các điểm nghiên cứu quan trọng, tham gia vào các chương trình phát triển lâm sàng toàn cầu trên nhiều lĩnh vực với sự đóng góp nhiều đối tượng cho các nghiên cứu bản lề, đặc biệt với mảng bệnh lý tim mạch - Thận - Chuyển hóa nói chung và bệnh thận mạn”, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam nhấn mạnh.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia y tế cũng đã thảo luận nhiều cách tiếp cận khác nhau để áp dụng những tiến bộ y khoa gần đây trong quản lý bệnh thận mạn từ chẩn đoán sớm đến kiểm soát bệnh ở giai đoạn sớm.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Việt Nam ghi nhận thêm 5 ca mắc Covid
  • PM Chính proposes six key areas to drive ACMECS forward
  • Việt Nam affirms active, responsible role in APEC
  • Vietnamese, Chilean leaders meet with press after talks
  • Người tiêu dùng nên 'cẩn trọng' với thực phẩm có màu sắc bắt mắt ngày Tết?
  • State President welcomes top legislator of Cuba
  • Party leader of Việt Nam holds phone talks with President
  • Party leader of Việt Nam holds phone talks with President
推荐内容
  • Đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học: Kinh nghiệm thực tiễn từ dự án FIRST
  • State President meets with Vietnamese community in Chile
  • National Assembly Chairman Trần Thanh Mẫn attends National Great Unity Day
  • PM holds talks with Chinese counterpart, highlighting strategic cooperation
  • Tỉnh táo khi tiếp nhận các thông tin dịch Covid
  • NA deputies discuss amendments to fire prevention law