【soi kèo bóng】Cải thiện môi trường kinh doanh: Cần những cải cách đột phá
ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ với phóng viên TBTCVN.
* PV: Thưa ông, thời gian qua, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết về cải thiện MTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ông đánh giá thế nào về kết quả thực hiện những nghị quyết này?
- Ông Phan Đức Hiếu: Một vài năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết nhằm cải thiện MTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam như Nghị quyết 35/2016/NQ-CP, Nghị quyết 19/NQ-CP (ban hành liên tục từ năm 2014 - 2018)… Theo đó, các nghị quyết đã đưa ra những mục tiêu rất cụ thể, toàn diện như đến hết năm 2017, các chỉ tiêu về cải thiện MTKD của Việt Nam đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4. Đến năm 2020, Việt Nam đạt điểm số trung bình của nhóm nước ASEAN 4 trên các nhóm chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh…
|
Hiện chúng ta đã thu được một số kết quả nhất định như năm 2017, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc so với năm 2016 (từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137 nền kinh tế); MTKD tăng 14 bậc, từ vị trí 82 lên 68/190 nền kinh tế. Đặc biệt, chỉ số nộp thuế và bảo hiểm xã hội có bước nhảy vọt rất lớn và có cải thiện rất mạnh mẽ, hiện đạt vị trí 86/190 quốc gia theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (năm 2016 ở vị trí 167/190 quốc gia)… Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng quan thì theo tôi, quá trình cải thiện MTKD chưa đạt được những thành công như kỳ vọng và vẫn còn rất nhiều thách thức ở phía trước.
* PV: Ông có thể phân tích cụ thể những thách thức đó là gì?
- Ông Phan Đức Hiếu:Theo tôi, hiện nay có 3 thách thức lớn đối với việc thực hiện cải cách MTKD, trước hết đó là thách thức về mặt thời gian để hoàn thành cải cách. Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay chúng ta luôn chậm trễ trong việc thực hiện những cải cách theo đúng yêu cầu của Chính phủ đặt ra. Đơn cử như đối với Nghị quyết 19/NQ-CP, đến nay đã bước sang năm thứ 5 thực hiện với những mục tiêu cơ bản như ban hành lần đầu (năm 2014) là các chỉ tiêu MTKD của Việt Nam đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4. Giả sử muốn đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4 thì MTKD của Việt Nam phải tăng 28 bậc nữa, vậy câu hỏi là bao lâu nữa thì chúng ta hoàn thành Nghị quyết 19 và MTKD của Việt Nam sẽ đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4...?
Thách thức thứ hai là chúng ta chưa tạo ra được những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của quá trình cải cách. Hiện nay, việc cải cách của chúng ta mới đang chỉ dừng lại ở tư duy xóa bỏ rào cản (tức là cắt giảm điều kiện kinh doanh - ĐKKD), trong khi yêu cầu của cải cách là phải tạo ra được những yếu tố để thúc đẩy phát triển. Một loạt yếu tố mà doanh nghiệp (DN) Việt đang rất cần nhưng chúng ta chưa có những chủ trương rõ nét như: hạn chế những rủi ro pháp lý, tăng cường những quy định bảo vệ quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ của DN… Đặc biệt, chúng ta đang thiếu những chính sách cạnh tranh mạnh mẽ, toàn diện làm động lực buộc DN phải đổi mới, sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thách thức thứ ba rất quan trọng là cần tạo ra những cải cách thực sự mang tính đột phá. Hiện nay, đánh giá về MTKD của chúng ta mới đang dừng ở mức có sự cải thiện, chứ chưa tạo ra được những cải cách đột phá. Nhìn lại quá khứ chúng ta đã từng có những cải cách mang tính đột phá, chẳng hạn như vào năm 2000 khi ra đời Luật DN. Thời điểm đó, cải cách đột phá là thời gian làm các thủ tục đăng ký thành lập DN trung bình từ 1 năm 6 tháng rút ngắn xuống còn 15 ngày. Kết quả đạt được sau năm đầu tiên thực hiện Luật DN là số lượng DN thành lập mới bằng số lượng DN thành lập trong 10 năm trước đó… Ví dụ này cho thấy, nếu không thực sự tạo ra được những cải cách đột phá thì rất khó đạt được những bước phát triển nhảy vọt, bền vững về cải thiện MTKD.
* PV: Vậy theo ông, để tạo được những cải cách đột phá như ông vừa chia sẻ thì cần giải pháp gì?
- Ông Phan Đức Hiếu: Kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới cho thấy, trong mỗi chương trình cải cách thì nội dung, giải pháp chỉ đóng góp 5% thành công, còn 95% thành công phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện. Quay trở lại năm 2000 khi bắt đầu thực hiện Luật DN, thì tại thời điểm đó tổ công tác thi hành Luật DN họp hàng tuần để nắm bắt tất cả các quyết định hành chính, sự can thiệp trái nguyên tắc và tinh thần của Luật DN xảy ra trong cả nước và xử lý dứt điểm ngay trong từng tuần.
Tương tự như vậy, theo tôi hiện nay cũng cần có những hành động quyết liệt trong tổ chức thực hiện, để đạt được những mục tiêu mà các nghị quyết của Chính phủ đã đề ra thì mới đạt được kết quả như kỳ vọng. Chẳng hạn, đối với yêu cầu cắt giảm ĐKKD, hiện nay chúng ta đang thực hiện theo cách thức là các bộ, ngành tự rà soát và đưa ra phương án cắt giảm các ĐKKD thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình và trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều nước sẽ thực hiện theo cách thức là bộ phận chuyên gia thuộc các tổ tư vấn của Chính phủ sẽ thực hiện việc rà soát, đưa ra phương án cắt giảm, sau đó áp đặt việc thực thi xuống các bộ, ngành. Theo tôi, có lẽ chúng ta cũng nên áp dụng cách thức như vậy thì mới thực sự tạo ra những đột phá trong cải cách MTKD và tạo được những bước phát triển nhảy vọt.
* PV: Xin cảm ơn ông
Diệu Thiện
(责任编辑:La liga)
- ·Khám bệnh, sửa nhà… tri ân người có công
- ·Từ sợi vải tại hiện trường, khám phá nhanh vụ giết người, hiếp dâm
- ·Cựu Công an huyện điển trai lừa lấy hàng loạt xế hộp đi cầm cố
- ·Bắt người phụ nữ siết cổ chồng đến chết trong ngày giỗ bố chồng
- ·Cần tích cực hơn trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
- ·Hứa Thị Phấn cấm Chủ tịch HĐQT Đại Tín ‘xía’ vô chuyện của ngân hàng
- ·Đề nghị truy tố vụ vợ giết chồng phân xác ở Bình Dương
- ·Ly hôn vì không cho chồng ngủ chung
- ·Đoàn cán bộ tỉnh Long An thăm, chúc tết cán bộ và nhân dân xã Thừa Đức
- ·Xét xử BS Hoàng Công Lương: VKS truy Bộ Y tế trả lời gây hiểu nhầm
- ·Cách ăn thể hiện…văn hóa?
- ·Bắt sát thủ chột mắt sát hại bà bán thịt để cướp vàng
- ·Thanh niên Thanh Hóa mang súng và 3 viên đạn lắp sẵn đi trên phố
- ·Nữ chủ tiệm thuốc Tây bị cướp tài sản, hiếp dâm
- ·Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Luxembourg
- ·Phá đường dây sản xuất ma túy cực lớn ở Sài Gòn
- ·Nghi can bắn người ở Sài Gòn được thuê giá 300 triệu
- ·Dùng dao đâm chết xóm trưởng vì bức xúc đào mương nước
- ·Giá xăng dầu hôm nay 10/12: Bật tăng, trong nước tuần này ra sao?
- ·Bí thư thành ủy bị thanh niên 9X mượn danh lừa đảo