【kết quả changchun yatai】Chính phủ họp bàn về ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Thách thức còn lớn hơn cơ hội,ínhphủhọpbànvềổnđịnhkinhtếvĩmôthúcđẩytăngtrưởngkinhtếkết quả changchun yatai thời cơ
Chiều 30/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị với các bộ ngành, các chuyên gia kinh tếtrong và ngoài nước để thảo luận về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hai năm qua, kinh tế thế giới và Việt Nam đã chịu tác động nặng nề bởi dịch Covid-19. Vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, ổn định được kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị với các bộ ngành, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước để thảo luận về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Ảnh: VGP). |
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là khi độ mở của nền kinh tế rất cao. “Khả năng chống chịu đối với các cú sốc bên ngoài của nền kinh tế cũng còn hạn chế, thế nên chỉ một biến động nhỏ bên ngoài cũng ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh những vấn đề mà kinh tế toàn cầu và Việt Nam đang phải đối mặt, như xung đột Nga - Ukraine, “bão” lạm phát, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng…
“Chính phủ khẳng định, khó khăn, thách thức còn nhiều hơn cả thuận lợi, thời cơ. Do vậy, chúng ta phải tiếp tục áp dụng các chính sách tài khóa, tiền tệ hài hòa, hợp lý”, Thủ tướng nói và một lần nữa nhấn mạnh, ưu tiên số 1 hiện nay là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Đó cũng chính là một trong những lý do khiến Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Đề án về ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
“Phải làm sao để một chính sách nhỏ có thể gây hiệu ứng lớn đến nền kinh tế. Đây là bài toán khó, nhưng phải làm sao có phản ứng chính sách nhanh, hiệu quả”, Thủ tướng nói và bày tỏ mong muốn, từ đề dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ ngành, các chuyên gia kinh tế sẽ phân tích tình hình để đưa ra các giải pháp chính sách hợp lý, hiệu quả.
Sau phát biểu khai mạc của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thứ trưởng trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, đã thay mặt Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trình bày những đề dẫn ban đầu về Đề án.
Theo Thứ trưởng, từ năm 2020 đến nay, tình hình thế giới biến động rất nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều diễn biến chưa từng có tiền lệ, vượt khỏi khả năng dự báo của các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới; rủi ro, bất định ngày càng gia tăng, biến động về dịch bệnh, chính sách ngày càng nhanh.
“Nhưng kể từ đầu năm 2022 tới nay, tình hình càng trở nên khó khăn hơn, khi kinh tế thế giới chịu thêm tác động mạnh từ xung đột Nga - Ukraine, tiếp tục làm gián đoạn, hạn chế hơn nguồn, chuỗi cung ứng hàng hóa, đẩy giá cả tăng cao; lạm phát, lãi suất tăng; tăng trưởng kinh tế thấp, thậm chí tăng trưởng âm, suy thoái kinh tế…
Thậm chí, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, tình hình các nước lớn, đối tác thương mại, đầu tưchủ yếu của Việt Nam chuyển dịch rất nhanh giữa các xu hướng đối nghịch.
Các xu hướng đối nghịch đó là từ tăng trưởng kinh tế cao năm 2021 sang tăng trưởng chậm lại, thậm chí có nguy cơ suy thoái nhẹ năm 2022 tại Mỹ, EU, Trung Quốc; từ xu hướng dịch bệnh Covid-19 dần được kiểm soát sang mất kiểm soát trong nửa đầu năm 2022 tại Trung Quốc… Đi cùng với đó là việc điều chỉnh chính sách nhanh nhưng rất khác nhau giữa các quốc gia và trong cùng một quốc gia nhưng giữa các thời điểm khác nhau…
“Trong khi đó, bối cảnh trong nước cũng rất khó khăn. Một trong số đó là áp lực tăng giá ngày càng gia tăng khi lạm phát từ bên ngoài đã bắt đầu ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất trong nước, kể cả là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đầu tư công”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Các thách thức khác, là chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công; thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sảndễ bị tổn thương, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức; dòng vốn FDI có chất lượng chưa cao, suy giảm từ năm 2020 đến nay; dịch Covid-19 cũng còn diễn biến phức tạp, có nguy cơ “dịch chồng dịch”...
“Nền kinh tế còn nhiều tồn tại, khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu dài hạn. Việt Nam đang ở nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, thách thức lớn đặt ra là phải duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, sớm vượt qua nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Cần thêm các giải pháp hỗ trợ kịp thời, mục tiêu đạt tăng trưởng 7% trong năm nay
Trong bối cảnh như vậy, dự báo về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong nửa cuối năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, kinh tế thế giới phục hồi ngày càng chậm lại, khả năng xảy ra suy thoái ngắn hạn đang gia tăng.
“Lạm phát tăng cao, trở thành thách thức vĩ mô hàng đầu đối với kinh tế thế giới, nhiều khả năng trở thành vấn đề dai dẳng trong trung hạn”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ cầu thị, lắng nghe các chuyên gia kinh tế khuyến nghị chính sách để ổn định kinh tế vĩ mô (Ảnh: VGP) |
Trong khi đó, với kinh tế trong nước, theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nền kinh tế có khả năng phục hồi nhanh hơn; hoạt động sản xuất - kinh doanh tiếp tục khởi sắc; nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được giải ngân nhanh hơn, mạnh hơn.
Tuy nhiên, rủi ro, thách thức phục hồi kinh tế còn rất lớn, nhất là giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, cộng hưởng với đà phục hồi tiêu dùngtrong nước, tạo áp lực lạm phát, tăng chi phí sản xuất.
“Cần phải có thêm các giải pháp trọng tâm để hỗ trợ kịp thời, tránh suy giảm sản xuất trong nước, nhất là sản xuất nông nghiệp; từ đó tác động dây chuyền đến nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, đời sống người dân”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Dựa trên các dự báo như vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần tiếp tục triển khai nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong ngắn hạn tại Nghị quyết 01/NQ-CP, Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022-2023)..., nhưng cũng phải vừa thực hiện các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế phát triển trong trung và dài hạn.
“Phải chủ động nắm chắc tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn, khai thác các động lực tăng trưởng mới; tăng trưởng kinh tế vừa trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, vừa là điều kiện để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói và nhấn mạnh, trong điều hành kinh tế vĩ mô, việc sử dụng đồng bộ, linh hoạt, có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Mục tiêu điều hành trong thời gian tới, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra là phải “giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, nhưng không làm suy yếu các động lực tăng trưởng”.
Theo đó, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2021-2025 khoảng 6,5-7%, bảo đảm các cân đối lớn đặt ra trong giai đoạn 2021-2025, như tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước không thấp hơn 16% GDP, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước bình quân 3,7% GDP…
“Riêng năm 2022, tăng trưởng kinh tế đạt mức khoảng 7%, kiểm soát lạm phát tăng dưới 4%, tăng trưởng tín dụng khoảng 14%”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đề xuất Quốc hội bổ sung 3.500 tỉ vốn điều lệ cho Ngân hàng Agribank
- ·Party, State leader Trọng meets visiting Laos PM
- ·VN consistently stands by and ensures freedom of the press: Foreign Ministry
- ·VN consistently stands by and ensures freedom of the press: Foreign Ministry
- ·Thủ tướng 'gợi ý' giải pháp thu hút đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
- ·EU a top partner of Việt Nam in many fields: PM
- ·Việt Nam hosts meeting to share experience with incoming UN Security Council members
- ·Second national congress of Vietnamese ethnic minority groups opens
- ·Hàng loạt bác sĩ bệnh viện công Vĩnh Long xin nghỉ việc: Giám đốc tiết lộ lý do
- ·Việt Nam has turned a crisis into an opportunity for success: Korean ambassador to ASEAN
- ·Diễn biến mới 5 vụ tai nạn tàu hỏa liên tiếp: Cục trưởng Đường sắt nhận phê bình
- ·AICHR convenes second Special Meeting this year
- ·Vietnamese, Cambodian PMs talk on strengthening relations
- ·NA Chairwoman Nguyễn Thị Kim Ngân meets Cần Thơ citizens
- ·Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- ·NA Standing Committee kicks off last session of the year
- ·Việt Nam, Israel amend air transport pact to set scene for opening of direct flights
- ·Former leader of Hà Nội sentenced to five years in prison for stealing State secrets
- ·Ắc quy ô tô trở thành ‘mồi lửa’ cướp mạng người nhanh chóng nếu dùng sai cách
- ·Việt Nam supports UNSC reform: Ambassador