【kết quả bundesliga đức】Nâng cao tính chủ động của ngân sách địa phương
Ngân sách tăng thu, tiết kiệm chi tập trung cho các dự án lớn, trọng điểm. Ảnh tư liệu |
Dự án 1 luật sửa 7 luật, trình Quốc hội thông qua tại 1 kỳ họp |
Sửa các quy định, vướng mắc có tính cấp bách
Chỉ trong thời gian rất ngắn, Bộ Tài chính đã hiện thực hoá kết luận của Thường trực Chính phủ về Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản pháp luật, cụ thể là "Tập trung rà soát, xử lý các vướng mắc có tính cấp bách tại một số luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô". Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước (NSNN), Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia với đầy đủ hồ sơ trình Chính phủ, chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10 tới đây.
Địa phương giàu có thể hỗ trợ tỉnh bạn cùng phát triểnTheo ông Nguyễn Như Quỳnh - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, để giải phóng nguồn lực, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính rà soát 1 luật sửa 7 luật trong đó có nội dung ngân sách cấp này được chi cho ngân sách cấp khác và theo hướng dẫn của Chính phủ. Một số địa phương giàu, có thu ngân sách cao, có điều tiết lớn về NSTW có thể tài trợ cho những địa phương khác để phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng hoặc an sinh xã hội. |
Trong cuộc họp vừa qua liên quan đến công tác xây dựng luật, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đánh giá cao nỗ lực, trách nhiệm, công tác chuẩn bị của Bộ Tài chính. Thủ tướng khẳng định quyết tâm tháo gỡ các vướng mắc tại các văn bản quy phạm pháp luật và yêu cầu Bộ Tài chính ưu tiên dành thời gian, nguồn lực, phân công lãnh đạo Bộ phụ trách và bố trí các cán bộ có đủ năng lực, tâm huyết, trách nhiệm cho việc này.
Về phạm vi sửa đổi, bổ sung, theo Bộ Tài chính việc xây dựng một luật để sửa đổi, bổ sung 7 luật trong lĩnh vực tài chính xử lý các vướng mắc mang tính cấp bách, từ đó góp phần tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đồng thời, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Việc đề xuất 1 luật sửa 7 luật nhằm sửa nhanh, sửa sớm các quy định là vướng mắc trong thực tiễn khi các luật đã ban hành không bao quát hết được. Thực tiễn luôn thay đổi và việc sửa các luật của các bộ, ngành khác đã kéo theo độ “vênh”, quy định hiện hành đã không còn phù hợp. Do đó, việc đề xuất sửa Luật lần này, Bộ Tài chính tập trung vào một số quy định, nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp và có công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra; cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà, không tạo môi trường cho tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, xóa bỏ cơ chế xin cho, giảm phiền hà, sách nhiễu; các bộ, ngành Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, không làm công việc cụ thể.
Tập trung đầu tư các dự án lớn, trọng điểm
Đáng lưu ý, tại dự thảo Luật đã sửa một số quy định tại Luật NSNN. Theo đó, đề xuất quản lý NSNN theo hướng tăng cơ sở thu, chống lãng phí chi, linh hoạt sử dụng các nguồn vốn trung ương và địa phương, ngân sách tăng thu, tiết kiệm chi tập trung cho các dự án lớn, trọng điểm.
Luật NSNN năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017. Qua gần 6 năm thực hiện (2017-2022), Luật NSNN đã đi vào cuộc sống, quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý và sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, những tác động khách quan làm thay đổi cơ cấu thu, ngân sách trung ương (NSTW) vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng có xu hướng giảm, trong khi yêu cầu đòi hỏi cần tăng cường hơn nữa tính chủ động của ngân sách địa phương (NSĐP). Công tác xây dựng, tổng hợp dự toán NSNN và phân bổ NSTW, chấp hành, quyết toán NSNN cũng đã phát sinh một số điểm hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu để rà soát, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Do đó, trong khi chưa sửa được tổng thể dự án luật, Bộ Tài chính đã đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NSNN cùng với 6 luật khác, để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo gần đây, ông Nguyễn Như Quỳnh - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính cho biết, Bộ Tài chính vừa hoàn thiện Đề án nâng cao tính chủ đạo của NSTW và tính chủ động của NSĐP, sau khi Bộ Chính trị có ý kiến, Bộ Tài chính sẽ tiến hành sửa đổi các quy định liên quan đến Luật NSNN. Theo ông Nguyễn Như Quỳnh, để giải phóng nguồn lực, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính rà soát 1 luật sửa 7 luật trong đó có nội dung ngân sách cấp này được chi cho ngân sách cấp khác và theo hướng dẫn của Chính phủ. Một số địa phương giàu, có thu ngân sách cao, có điều tiết lớn về NSTW có thể tài trợ cho những địa phương khác để phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng hoặc an sinh xã hội.
Sửa quy định để ngăn tình trạng dự án giao thông nằm chờ vốnĐể nâng cao tính chủ động của ngân sách địa phương, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung vào khoản 9 Điều 9 Luật NSNN theo hướng quy định cho phép: “Sử dụng vốn đầu tư phát triển của ngân sách địa phương để thực hiện hoặc tham gia thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của ngân sách trung ương trên địa bàn; hỗ trợ địa phương khác để thực hiện hoặc tham gia thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng có tính chất vùng và liên vùng”. Hiện nay, Quốc hội đã ban hành luật, nghị quyết cho phép một số địa phương có cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù như: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Nghệ An… được sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ địa phương khác. Điều này khác với quy định hiện hành của Luật NSNN. Ngoài ra, thực tế, việc tăng cường và mở rộng mối quan hệ chiến lược, hữu nghị, truyền thống đặc biệt giữa các địa phương Việt Nam với các địa phương của 3 nước Lào, Campuchia, Cuba; cùng với các địa phương nước bạn khác luôn được Nhà nước hai bên quan tâm, khuyến khích, tuy nhiên, tại Luật NSNN chưa có quy định về việc sử dụng NSĐP để viện trợ cho các địa phương nước ngoài. Trong khi đó, có một số địa phương (Sơn La, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Thừa - Thiên Huế) đã có các văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề nghị các bộ, cơ quan trung ương chấp thuận việc cho phép sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương nước bạn xây dựng các trường học, công trình văn hóa, giáo dục. Cùng với vướng mắc nêu trên, một vấn đề phát sinh trong thực tế đó là, do vướng cơ chế phân cấp cho địa phương đầu tư cao tốc, quốc lộ hay những dự án liên vùng đã đẩy áp lực và gánh nặng lên NSTW. Nhiều dự án giao thông mỏi mòn nằm chờ vốn nhiều năm liền do khó khăn trong bố trí vốn đầu tư công. Từ những bất cập và những vấn đề do thực tiễn đòi hỏi, trong khi chưa sửa tổng thể được Luật NSNN, Bộ Tài chính đã đề xuất sửa các quy định này tại 1 luật sửa 7 luật, nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, vướng mắc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội./. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
- ·VinFast VF Wild ‘hút hồn’ người dùng Mỹ, liên tiếp lọt top xe ấn tượng nhất CES 2024
- ·Tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn thông tin trong quá trình chuyển đổi số
- ·Bùng nổ mua sắm với “Hà Nội đêm không ngủ” năm 2023
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Tạo hành lang pháp lý cho công nghiệp công nghệ số
- ·Vinpearl Nha Trang ‘đánh thức’ mùa lễ hội cuối năm ‘Wake Up Festival’
- ·Sức hút của thể thao cưỡi ngựa – bộ môn tưởng chừng chỉ dành cho giới quý tộc
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Vinhomes Sky Park Bắc Giang: 'Tậu nhà sang, hưởng lộc vàng đón năm mới'
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Giảm 50% lệ phí trước bạ, khách hàng được hưởng 'ưu đãi kép' khi mua xe
- ·Dự báo xu hướng doanh nghiệp trong năm 2024
- ·Vinamilk ghi dấu ấn trong lĩnh vực phát triển bền vững
- ·Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- ·Doanh nghiệp Việt Nam còn đối mặt với nhiều thách thức khi tiếp cận thị trường Canada
- ·Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn
- ·Mỹ phê duyệt vaccine Penbraya chống lại 5 nhóm vi khuẩn gây viêm màng não và nhiễm độc máu
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Xuất khẩu rau quả chế biến lần đầu vượt tỷ USD